Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 475005
Việc làm nào dưới đây là biểu hiện của nguyên tắc bầu cử trực tiếp?
- A. Cử tri tự mình viết phiếu và bỏ phiếu.
- B. Mỗi cử tri có một phiếu bầu với giá trị ngang nhau.
- C. Giữ bí mật nội dung phiếu bầu của mình.
- D. Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên có quyền đi bầu cử.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 475006
Vào ngày bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, ông A phải điều trị sau phẫu thuật tại bệnh viện Y. Vì vậy, nhân viên X thuộc tổ bầu cử lưu động đã tự ý bỏ phiếu thay ông. Nhân viên X đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
- A. Công khai.
- B. Ủy quyền.
- C. Thụ động.
- D. Trực tiếp.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 475007
Vợ chồng anh B khi gặp khó khăn đã được anh T cho vay mượn một khoản tiền lớn. Trong đợt bầu cử Hội đồng nhân dân tỉnh Y, vợ anh T đã yêu cầu vợ chồng anh B bầu cử cho chồng mình. Mặc dù thấy anh T không xứng đáng nhưng vì mang ơn nên vợ chồng anh B vẫn chấp nhận làm theo yêu cầu đó. Trong trường hợp này, vợ anh T đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
- A. Bình đẳng.
- B. Trực tiếp.
- C. Phổ thông.
- D. Bỏ phiếu kín.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 475008
Do bận việc cá nhân, anh T nhờ chị H bỏ phiếu bầu cử giúp mình và được chị H đồng ý. Tại điểm bầu cử, phát hiện cụ M không biết chữ, nhân viên X của tổ bầu cử nhờ chị H viết phiếu bầu theo đúng ý cụ rồi đưa phiếu cho cụ M tự bỏ vào thùng. Những ai dưới đây đã vi phạm nguyên tắc bầu cử?
- A. Anh T, chị H, cụ M và nhân viên X.
- B. Anh T và chị H.
- C. Chị H và cụ M.
- D. Chị H, cụ M và nhân viên X.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 475009
Ở phạm vi cơ sở, nhân dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng hình thức nào?
- A. Góp ý kiến xây dựng các văn bản luật.
- B. Bàn bạc, quyết định những công việc cụ thể tại phường mình cư trú.
- C. Thảo luận, biểu quyết các vấn đề quan trọng của đất nước.
- D. Phản ánh với đại biểu về những vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 475010
Việc làm nào dưới đây thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân trên phạm vi cả nước?
- A. Biểu quyết công khai tại các hội nghị toàn thể nhân dân xã.
- B. Giám sát, kiểm tra hoạt động của chính quyền xã.
- C. Bàn bạc và quyết định những công việc cụ thể, thiết thực ở nơi mình sinh sống.
- D. Thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 475011
Quyền nào sau đây là thuộc hình thức dân chủ gián tiếp?
- A. Tố cáo.
- B. Khiếu nại.
- C. Bầu cử và ứng cử.
- D. Tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 475012
Trong cuộc họp tổng kết năm của xã A, kế toán B đã từ chối công khai việc thu chi ngân sách và bị người dân phản đối. Ông V yêu cầu được chất vấn kế toán nhưng bị Chủ tịch xã ngăn cản. Chủ thể nào dưới đây đã vận dụng đúng quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?
- A. Chủ tịch xã và ông V.
- B. Chủ tịch xã và người dân xã A.
- C. Kế toán B, ông V và người dân xã A.
- D. Người dân xã A và ông V.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 475013
Nhân dân thôn X đã họp bàn và quyết định mức góp tiền của từng hộ gia đình để xây dựng điểm sinh hoạt cộng đồng. Việc này cũng được lãnh đạo xã chấp thuận và ủng hộ kinh phí. Việc họp bàn và quyết định của bà con thôn X thể hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi
- A. Cơ sở.
- B. Xã hội.
- C. Văn hóa.
- D. Cả nước.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 475014
Trong cuộc họp toàn dân xã X về việc xây dựng nhà văn hóa, anh A và anh Z liên tục có nhiều ý kiến trái chiều. Trong lúc gay gắt, anh A cho rằng anh Z chỉ là nông dân hông nên phát biểu nhiều. Thấy vậy, chủ tịch xã cắt ngang ý kiến của hai anh và đưa ra quyết định cuối cùng. Trong trường hợp này, những ai vi phạm pháp luật về quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?
- A. Anh A.
- B. Chủ tịch xã.
- C. Chủ tịch xã và anh A.
- D. Anh A và anh Z.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 475015
Hết thời gian nghỉ thai sản, theo quy định, chị A làm đơn xin nghỉ thêm 1 tháng và được giám đốc Y đồng ý. Vì thiếu người làm, giám đốc Y đã tuyển thêm nhân viên mới thay thế vị trí của chị A. Khi đi làm trở lại, chị A bị giám đốc điều chuyển sang làm công việc khác không đúng với hợp đồng lao động đã kí. Chị A phải sử dụng quyền nào dưới đây để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.
- A. Tố cáo.
- B. Khiếu nại.
- C. Kháng nghị.
- D. Phản biện.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 475016
Thấy vợ mình là chị B bị ông X - giám đốc sở Y ra quyết định điều chuyển công tác đến một cơ sở ở xa dù đang nuôi con nhỏ. Anh N là chồng chị B đã thuê anh K chặn xe ô tô công vụ do ông X sử dụng đi đám cưới để đe dọa ông này. Do hoảng sợ, ông X đã điều khiển xe chạy sai làn đường nên bị anh Z cảnh sát giao thông dừng xe, yêu cầu đưa năm triệu đồng để bỏ qua lỗi này. Vì ông X từ chối đưa tiền nên anh Z đã lập biên bản xử phạt thêm lỗi khác mà ông X không vi phạm. Những ai dưới đây là đối tượng vừa bị khiếu nại vừa bị tố cáo?
- A. Ông X, anh Z và anh K.
- B. Anh Z, anh K.
- C. Ông X và anh Z.
- D. Ông Z, anh Z, anh K và anh N.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 475017
Sau khi được ông A - Hạt trưởng Hạt kiểm lâm viện X nhận vào làm bảo vệ. Anh B đã mấy lần bắt gặp A nhận tiền của Y để tiếp tay cho Y cùng đồng bọn vào khai thác gỗ tại rừng phòng hộ. Anh B đã kể chuyện này cho vợ nghe và còn đưa cả bằng chứng cho vợ xem. Vợ anh B đã gọi điện và tống tiền anh A. Trong trường hợp trên, những ai cần bị tố cáo?
- A. Vợ chồng B, A và Y.
- B. Vợ B, A và Y.
- C. Hạt trưởng A.
- D. Hạt trưởng A và Y.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 475018
Khi gặp trường hợp nào thì công dân có quyền khiếu nại?
- A. Thấy người trộm cắp xe đạp ở cổng trường trung học.
- B. Phát hiện đối tượng nghi ngờ buôn bán ma túy.
- C. Sau khi nghỉ sinh đúng quy định đi làm lại bị giám đốc cho thôi việc không rõ lí do.
- D. Thấy một nhóm thanh niên chuẩn bị đua xe trái phép.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 475019
Công dân khi phát hiện hành vi phạm tội thì hành vi nào sau đây là nên làm?
- A. Tố cáo ngay với cơ quan có thẩm quyền.
- B. Coi như không biết.
- C. Che giấu tội phạm.
- D. Giúp đỡ tội phạm bỏ trốn.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 475020
"Mọi công dân đều có quyền được học tập từ thấp đến cao, học bất cứ ngành, nghề nào, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời". Đây là nội dung của quyền nào dưới đây?
- A. Quyền phát triển.
- B. Quyền sáng tạo.
- C. Quyền học tập.
- D. Quyền học không hạn chế.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 475021
Mọi công dân đều có quyền được học tập không hạn chế từ Tiểu học đến Trung học, Đại học và Sau đại học. Nội dung này thể hiện quyền gì?
- A. Tự do của công dân.
- B. Học tập của công dân.
- C. Lao động của công dân.
- D. Phát triển của công dân.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 475022
Mọi công dân đều được quyền bình đẳng về:
- A. Quyền học tập.
- B. Thời gian học tập.
- C. Cơ hội học tập.
- D. Chế độ học tập.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 475023
Mọi công dân đều có thể học bất cứ ngành/ nghề nào phù hợp với:
- A. Năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình.
- B. Năng khiếu, mục đích, sở thích và điều kiện của mình.
- C. Mục đích, yêu cầu của bản thân và điều kiện của gia đình.
- D. Mục đích, sở thích, điều kiện và đam mê của mình.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 475024
Nhận định nào sau đây không thuộc quyền học tập của công dân?
- A. Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời.
- B. Công dân có thể học bất cứ ngành nào, nghề nào phù hợp.
- C. Mọi công dân đều có quyền học không hạn chế.
- D. Mọi công dân đều được bồi dưỡng phát triển tài năng.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 475025
"Mỗi người đều được quyền tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất; quyền về sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học về các lĩnh vực của đời sống xã hội". Đây là nội dung của quyền nào dưới đây?
- A. Quyền học tập.
- B. Quyền phát triển.
- C. Quyền sáng tạo.
- D. Quyền nghiên cứu khoa học.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 475026
Đâu không phải là nội dung thuộc quyền sáng tạo?
- A. Quyền tác giả.
- B. Quyền sở hữu công nghiệp.
- C. Quyền hoạt động khoa học, công nghệ.
- D. Quyền học tập suốt đời.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 475027
Trên cơ sở của quyền sáng tạo, công dân được quyền tạo ra nhiều tác phẩm và công trình trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và:
- A. Khoa học công nghệ.
- B. Khoa học kĩ thuật.
- C. Khoa học nhân văn.
- D. Khoa học nghệ thuật.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 475028
Quan điểm nào dưới đây không thể hiện quyền được phát triển của công dân?
- A. Được sống trong môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức.
- B. Có mức sống đầy đủ về vật chất; được học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa.
- C. Được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe; được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.
- D. Được tạo điều kiện để tự do lựa chọn ngành nghề phù hợp với điều kiện của bản thân để học tập thường xuyên, suốt đời.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 475030
"Công dân luôn được tạo điều kiện để được tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng, vui chơi, giải trí, tham gia vào các công trình văn hóa công cộng". Đây là thể hiện nội dung của quyền nào?
- A. Học tập.
- B. Sáng tạo.
- C. Được phát triển.
- D. Tự do.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 475032
Người có tài luôn được tạo mọi điều kiện để học tập, làm việc và phát triển, cống hiến tài năng cho Tổ quốc là thể hiện quyền nào dưới đây?
- A. Quyền sáng tạo.
- B. Quyền dân chủ.
- C. Quyền học tập.
- D. Quyền được phát triển.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 475034
Nhận định nào sau đây không thuộc ý nghĩa của quyền học tập, quyền sáng tạo, quyền được phát triển của công dân?
- A. Là quyền cơ bản của công dân, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội ta.
- B. Là cơ sở, điều kiện cần thiết để con người được phát triển toàn diện.
- C. Giúp ổn định đời sống nhân dân, phát triển kinh tế đất nước.
- D. Tạo điều kiện để những người học giỏi, tài năng phấn đấu học tập, nghiên cứu để trở thành nhân tài cho quê hương, đất nước.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 475037
Ý nào sau đây là không thể hiện được trách nhiệm của Nhà nước trong thực hiện công bằng trong giáo dục?
- A. Ban hành chính sách về học phí, học bổng để giúp đỡ, khuyến khích người học.
- B. Giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.
- C. Giúp đỡ con em thương binh, liệt sĩ, trẻ tàn tật, mồ côi, không nơi nương tựa.
- D. Khuyến khích, tạo điều kiện cho những người học giỏi, có năng khiếu được phát triển.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 475039
Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền sáng tạo là gì?
- A. Cố gắng học tập cho bố mẹ hài lòng.
- B. Luôn chịu khó tìm tòi và phát huy tính sáng tạo trong học tập.
- C. Không cần sáng tạo vì chỉ có thiên tài mới có thể sáng tạo.
- D. Chỉ cần học và làm theo những gì được dạy, không cần sáng tạo.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 475044
Học sinh A vừa giành Huy chương vàng Olympic quốc tế nên được 1 số trường đại học xét tuyển thẳng. Học sinh A đã được hưởng quyền được phát triển ở nội dung nào dưới đây?
- A. Thay đổi thông tin.
- B. Ứng dụng kĩ thuật tiên tiến.
- C. Bồi dưỡng để phát triển tài năng.
- D. Phát minh, sáng chế.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 475046
Sau khi tập thơ của anh B được nhà xuất bản A phát hành, chị X cho rằng anh B có hành vi vi phạm bản quyền nên đã làm đơn tố cáo. Khi cơ quan chức năng chưa đưa ra quyết định chính thức, anh B vẫn được hưởng quyền nào dưới đây của công dân?
- A. Sáng chế.
- B. Sở hữu công nghiệp.
- C. Chuyển giao công nghệ.
- D. Tác giả.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 475047
Trường N đặc cách cho em học sinh A vào lớp 1 vì em mới 5 tuổi đã biết đọc, viết và tính nhẩm thành thạo nên bị phụ huynh học sinh Z cùng lớp tố cáo. Phụ huynh học sinh Z đã hiểu sai quyền nào dưới đây của công dân?
- A. Sáng tạo.
- B. Được phát triển.
- C. Thẩm định.
- D. Quản lí xã hội.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 475048
Trường Y tặng học bổng cho học sinh nghèo học giỏi là thực hiện phương diện nào của chính sách giáo dục và đào tạo?
- A. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục.
- B. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục.
- C. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.
- D. Mở rộng quy mô giáo dục.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 475049
Thấy tiểu thuyết của nhà văn A hay, đạo diễn X đã quyết định xây dựng thành phim mà không nói cho nhà văn A biết. Đạo diễn X đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
- A. Giải trí.
- B. Phát triển.
- C. Sáng tạo.
- D. Học tập.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 475050
Em B rất yêu thích vẽ và muốn đăng kí thi vào trường Đại học Mỹ thuật nhưng bố mẹ B cho rằng học ngành này không có tương lai. Vì thế, bố bắt B phải thi vào trường Đại học Thương mại. Bố mẹ B đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
- A. Học tập.
- B. Phát triển.
- C. Sáng tạo.
- D. Giải trí.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 475052
Dù đã gần 50 tuổi nhưng bác Lan vẫn quyết tâm theo học cao học ngành Quản trị kinh doanh tại trường đại học Kinh tế quốc dân NEU. Bác Lan đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
- A. Học không hạn chế.
- B. Tự do lựa chọn ngành nghề học tập.
- C. Tự do lựa chọn hình thức học tập.
- D. Bình đẳng về cơ hội học tập.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 475053
Sau khi tốt nghiệp bậc cao đẳng, chị A xin việc và đi làm được hai năm, sau đó vừa làm đi vừa học liên thông lên đại học. Chị A đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
- A. Học ở bậc cao hơn.
- B. Học không hạn chế.
- C. Học bất cứ ngành nghề nào.
- D. Bình đẳng về cơ hội học tập.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 475054
Trường hợp nào dưới đây được xét tuyển ưu tiên vào các trường đại học?
- A. Con em thương binh, bệnh binh, liệt sĩ.
- B. Đạt giải học sinh giỏi quốc gia.
- C. Người dân tộc thiểu số.
- D. Thi tốt nghiệp THPT đạt loại giỏi.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 475056
Chính sách nào dưới đây giúp thực hiện quyền sáng tạo của công dân?
- A. Miễn giảm học phí cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
- B. Cấp học bổng cho học sinh học giỏi.
- C. Giúp đỡ học sinh ở vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.
- D. Chăm lo điều kiện làm việc cho người nghiên cứu.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 475058
Sau khi tốt nghiệp lớp 9, do muốn theo đuổi ngành múa nên bạn H đã xin bố mẹ cho học hệ phổ thông của trường cao đẳng Múa Việt Nam. Bố mẹ H đồng ý, dù gia đình bạn có truyền thống làm nghề Sư phạm. H đã thực hiện quyền học tập nào dưới đây?
- A. Học suốt đời.
- B. Học không hạn chế.
- C. Tự do lựa chọn ngành, nghề học tập.
- D. Bình đẳng về cơ hội học tập.