Câu hỏi trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 180876
Hội nghị Ianta diễn ra trong bối cảnh nào của Chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Bùng nổ.
- B. Đã kết thúc.
- C. Đang diễn ra ác liệt.
- D. Bước vào giai đoạn kết thúc.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 180880
Nội dung nào không phải là vấn đề cần giải quyết trong phe Đồng minh vào đầu năm 1945?
- A. Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
- B. Thực hiện chế độ quân quản ở các nước phát xít bại trận.
- C. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.
- D. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 180883
Tham dự hội nghị Ianta (2/1945) gồm nguyên thủ đại diện cho các quốc gia nào?
- A. Anh, Pháp, Mỹ.
- B. Anh, Pháp, Liên Xô.
- C. Liên Xô, Mỹ, Anh.
- D. Liên Xô, Mỹ, Pháp.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 180888
Theo thỏa thuận của hội nghị Ianta, quân đội nước nào sẽ chiếm đúng các vùng lãnh thổ Tây Đức, Nhật Bản, Nam Triều Tiên?
- A. Mỹ
- B. Anh
- C. Pháp
- D. Liên Xô
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 180893
Theo thỏa thuận của Hội nghị Ianta, quân đội nước nào sẽ chiếm đóng các vùng lãnh thổ Đông Đức, Đông Âu, Bắc Triều Tiên?
- A. Mỹ
- B. Anh
- C. Pháp
- D. Liên Xô
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 180896
Nhận định nào sau đây không đúng về tác động của “Chiến tranh lạnh” do Mỹ phát động?
- A. Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng.
- B. Mỹ đã thiết lập “Thế giới đơn cực” để dễ bề chi phối, thống trị thế giới.
- C. Các cường quốc phải chi khoản tiền khổng lồ để chế tạo sản xuất vũ khí.
- D. Nhân dân các nước châu Á, châu Phi, chịu bao khó khăn, đói nghèo và bệnh tật.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 180900
Con người đã ứng dụng thành tựu khoa học cơ bản để phục vụ lợi ích như thế nào?
- A. Ứng dụng thành tựu khoa học cơ bản để chế tạo vũ khí nguyên tử.
- B. Ứng dụng thành tựu khoa học cơ bản để chế tạo vũ khí.
- C. Ứng dụng thành tựu khoa học cơ bản để phục vụ đời sống con người.
- D. Ứng dụng thành tựu khoa học cơ bản để chinh phục vũ trụ.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 180903
Thành tựu về khoa học – kỹ thuật quan trọng nhất của thế kỷ XX là gì?
- A. Phương pháp sinh sản vô tính.
- B. Chế tạo thành công bom nguyên tử.
- C. Công bố “Bản đồ gen người”.
- D. Phát minh ra máy tính điện tử.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 180906
Sáng chế về vật liệu mới quan trọng hàng đầu trong cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật từ năm 1945 đến nay là gì?
- A. Chất polime.
- B. Hợp kim.
- C. Nhôm.
- D. Vải tổng hợp.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 180916
Trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ, con người đã đạt thành tựu gì?
- A. Thử thành công bom nguyên tử.
- B. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Trái Đất và đưa con người bay vào vũ trụ.
- C. Chế tạo thành công máy bay siêu âm.
- D. Xây dựng trạm vũ trụ trên khoảng không.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 180924
Nội dung nào không phải ý nghĩa của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật hiện đại từ năm 1945 đến nay?
- A. Là cột mốc chói lọi trong lịch sử văn minh nhân loại.
- B. Mang lại những tiến bộ phi thường.
- C. Đạt được những thành tựu kỳ diệu, tạo nên những thay đổi to lớn trong cuộc sống.
- D. Đưa tới những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 180931
Nội dung nào không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?
- A. Sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế.
- B. Sự ra đời của các tổ chưc liên kết kinh tế.
- C. Sự ra đời của Liên minh châu Âu (EU).
- D. Việc duy trì sự liên minh Mỹ và Nhật.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 180935
Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là do nguyên nhân nào?
- A. Pháp là nước thắng trận nhưng bị chiến tranh tàn phá.
- B. Việt Nam có nguồn nhân công lớn và rẻ mạt.
- C. Việt Nam là nước giàu có về tài nguyên thiên nhiên.
- D. Việt Nam là nơi có vị trí chiến lược quan trọng ở Đông Nam Á.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 180938
Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam khi nào?
- A. Đã hoàn thành xâm lược Việt Nam.
- B. Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu.
- C. Chiến tranh thế giới thứ nhất đang trong giai đoạn quyết liệt nhất.
- D. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 180943
Thực dân Pháp tăng cường đầu tư vốn trong những lĩnh vực nào trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam?
- A. Công nghiệp chế tạo máy móc.
- B. Công nghiệp khai mỏ và trồng cao su.
- C. Công nghiệp tiêu dùng.
- D. Ngoại thương.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 180946
Giai cấp công nhân Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất có những đặc điểm riêng là gì?
- A. ra đời tương đối sớm so với các giai cấp khác.
- B. sống tập trung, có tinh thần kỷ luật.
- C. đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến.
- D. chịu ba tầng áp bức, có quan hệ tự nhiên, gắn bó với giai cấp nông dân.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 180950
Mục đích của Pháp phát triển giao thông vận tải trong cuộc khai thác lần thứ hai là gì?
- A. chuyên chở vật liệu và lưu thông hàng hóa thuận lợi.
- B. mở mang hệ thống đường sá Việt Nam ngang tầm thế giới.
- C. giải quyết nạn thất nghiệp ở Việt Nam.
- D. phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 180951
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng Việt Nam phát triển là do nguyên nhân nào?
- A. ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga và cách mạng Trung Quốc.
- B. ảnh hưởng từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.
- C. có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
- D. thực dân Pháp bị suy yếu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 180954
Đặc điểm cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản Việt Nam giai đoạn 1919-1925 là gì?
- A. chủ yếu đòi quyền lợi về kinh tế nhưng dễ thỏa hiệp với Pháp.
- B. chủ yếu đòi quyền lợi về chính trị.
- C. chủ yếu đấu tranh dưới hình thức khởi nghĩa vũ trang.
- D. dễ thỏa hiệp với Pháp.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 180963
Sự kiện nào là sự kiện nổi bật trong phong trào yêu nước, dân chủ công khai (1919-1925) của tầng lớp tiểu tư sản?
- A. Xuất bản báo “Người nhà quê”.
- B. Đấu tranh đòi thả nhà cầm quyền Pháp trả tự do cho Phan Bội Châu và đưa tang Phan Châu Trinh.
- C. Thành lập nhà xuất bản Nam Đồng thư xã.
- D. Khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc dân Đảng.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 180976
Cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son (tháng 8/1925) nhằm mục đích gì?
- A. đòi tăng lương, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân.
- B. đòi giảm giờ làm, cải thiện đời sống công nhân.
- C. ngăn cản tàu chiến Pháp chở lính sang tham gia đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân và thủy thủ Trung Quốc.
- D. giành chính quyền ở Sài Gòn về tay công nhân.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 180980
Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (tháng 8/1925) đánh dấu sự phát triển phong trào công nhân Việt Nam về điều gì?
- A. bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác.
- B. bước đầu chuyển từ đấu tranh tự giác sang tự phát.
- C. hoàn thành chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác.
- D. hoàn thành chuyển từ đấu tranh tự giác sang tự phát.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 180983
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ muốn vươn lên làm bá chủ thế giới vì sao?
- A. Mĩ là nước có tiềm lực kinh tế to lớn.
- B. Mĩ là Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
- C. Mĩ là nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
- D. Mĩ có tiềm lực kinh tế - quân sự to lớn.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 180991
Nội dung nào sau đây KHÔNG PHẢI là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Do Mĩ tận dụng vốn đầu tư từ bên ngoài.
- B. Do Mĩ buôn bán vũ khí và không bị chiến tranh tàn phá.
- C. Do Mĩ áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật.
- D. Do sức cạnh tranh lớn của các tập đoàn tư bản lũng đoạn.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 180993
Đặc điểm nổi bật của tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
- A. Kinh tế phát triển nhanh chóng.
- B. Chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh.
- C. Các đảng phát tranh giành quyền lực.
- D. Bị tàn phá bởi động đất, sóng thần.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 181002
Ý nghĩa của những cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
- A. Giúp kinh tế Nhật Bản phát triển “thần kì”.
- B. Giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ sau này.
- C. Giúp Nhật Bản mở rộng quan hệ với các nước lớn.
- D. Giúp Nhật Bản thực hiện mục tiêu bá chủ châu Á.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 181007
Điểm nào dưới đây KHÔNG phải mục tiêu trong chiến lược toàn cầu của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Đàn áp phong trào cách mạng thế giới.
- B. Tấn công tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố.
- C. Ngăn chặn, tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa.
- D. Khống chế, nô dịch các nước đồng minh.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 181010
Đến năm 1868, Nhật Bản đã vươn lên trở thành quốc gia như thế nào?
- A. Trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất của thế giới.
- B. Cường quốc kinh tế, đứng thứ hai trong thế giới tư bản.
- C. Nước đế quốc quân phiệt với hệ thống thuộc địa rộng lớn.
- D. Trung tâm công nghiệp – quốc phòng duy nhất của thế giới.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 181013
Nguyên nhân khách quan giúp nền kinh tế các nước Tây Âu phục hồi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
- A. được đền bù chiến phí tư các nước bại trận.
- B. tinh thần lao động tự lực của nhân dân các nước Tây Âu.
- C. sự viện trợ của Mĩ trong kế hoạch Mác-san.
- D. sự giúp đỡ của Liên Xô.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 181016
Chính sách ưu tiên hàng đầu của các nước Tây Âu về chính trị sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
- A. Đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.
- B. Tăng cường bóc lột bằng các hình thức thuế.
- C. Tiến hành tổng tuyển cử tự do.
- D. Củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, liên minh chặt chẽ với Mĩ.