Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 349732
Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể?
- A. Tập hợp cây cọ ở trên quả đồi Phú Thọ
- B. Tập hợp cây cỏ trên một đồng cỏ
- C. Tập hợp cây thông trong một rừng thông ở Đà Lạt
- D. Tập hợp cá chép sinh sống ở Hồ Tây
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 349733
Ba loài ếch: Rana pipiens, Rana clamitans và Rana sylvatica cùng sống trong một cái ao, song chúng bao giờ cũng bắt cặp đúng với cá thể cùng loài vì các loài ếch này có tiếng kêu khác nhau. Đây là ví dụ về loại cách li nào và kiểu cách li này là dạng:
- A. Cách li trước hợp tử, cách li tập tính
- B. Cách li sau hợp tử, cách li tập tính
- C. Cách li trước hợp tử, cách li cơ học
- D. Cách li sau hợp tử, cách li sinh thái
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 349734
Các đoạn peptit ngắn, chất hữu cơ đơn giản được hình thành ở giai đoạn nào?
- A. Tiến hóa hóa học
- B. Tiến hóa tiền sinh học
- C. Tiến hóa sinh học
- D. Ở cả 3 giai đoạn trên
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 349735
Ví dụ nào sau đây không minh họa cho quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa?
- A. Loài A (2n=24) × loài B (2n=16) → Loài C (2n=32)
- B. Loài X (2n=18) × loài Y (2n=20) → Loài Z (2n=38)
- C. Loài D (2n=30) × loài G (2n=20) → Loài K (2n=50)
- D. Loài M (2n=18) × loài N (2n=18) → Loài H (2n=36)
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 349736
Tại sao các cá thể cùng loài lại có thể khác nhau về tập tính giao phối để hình thành loài bằng cách li tập tính?
- A. Đột biến làm biến đổi kiểu hình của cơ quan sinh sản nên giữa cá thể bình thường và cá thể đột biến không còn giao phối được với nhau
- B. Đột biến dẫn đến rối loạn giới tính, gây chết hoặc vô sinh ở động vật
- C. Đột biến rút ngắn hoặc kéo dài thời gian sinh trưởng ở thực vật
- D. Đột biến luôn phát sinh, tạo ra các biến dị tổ hợp và hình thành các kiểu gen mới, nếu kiểu gen này làm thay đổi tập tính giao phối thì chỉ có các cá thể tương tự mới giao phối được với nhau
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 349738
Chim sâu và chim sẻ thường sinh sống ở tán lá cây, vậy ta có thể kết luận điều gì?
- A. Chúng có cùng ổ sinh thái, khác nơi ở
- B. Chúng cùng giới hạn sinh thái
- C. Chúng có cùng nơi ở, khác ổ sinh thái
- D. Chúng có cùng nơi ở và ổ sinh thái
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 349742
Thực vật có hoa xuất hiện ở kỉ nào?
- A. Pecmi
- B. Xilua
- C. Phấn trắng
- D. Than đá
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 349744
Các nhân tố nào sau đây vừa làm thay đổi tần số alen vừa có thể làm phong phú vốn gen của quần thể?
- A. Chọn lọc tự nhiên và giao phối không ngẫu nhiên
- B. Giao phối ngẫu nhiên và các cơ chế cách li
- C. Đột biến và di - nhập gen
- D. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 349746
So với biện pháp sử dụng thuốc trừ sâu hóa học để tiêu diệt sinh vật gây hại, biện pháp sử dụng loài thiên địch có những ưu điểm nào sau đây?
(1) Thường không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người.
(2) Không phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết.
(3) Nhanh chóng dập tắt tất cả các loại dịch bệnh.
(4) Không gây ô nhiễm môi trường.
- A. (3) và (4)
- B. (1) và (2)
- C. (1) và (4)
- D. (2) và (3)
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 349752
Phát biểu nào sau đây không đúng về sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã sinh vật?
- A. Sự phân tầng của các loài thực vật kéo theo sự phân tầng của các loài động vật ăn thực vật
- B. Những loài có cùng nhu cầu sống không thể chung sống trong cùng một sinh cảnh
- C. Phân bố theo chiều ngang thường tập trung ở vùng có điều kiện môi trường sống thuận lợi
- D. Phân bố cá thể trong không gian của quần xã sinh vật tùy vào nhu cầu sống của từng loài
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 349755
Khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể thì điều gì xảy ra?
- A. Mức sinh sản của quần thể và tỉ lệ sống sót của các con non đều giảm
- B. Kích thuớc quần thể tăng lên nhanh chóng
- C. Các cá thể trong quần thể tăng cường hỗ trợ lẫn nhau
- D. Mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 349760
Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về tỷ lệ giới tính trong quần thể?
- A. Tỷ lệ giới tính là tỷ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể. Tỷ lệ giới tính thường xấp xỉ 1/ 1
- B. Nhìn vào tỷ lệ giới tính ta có thể dự đoán được thời gian tồn tại, khả năng thích nghi và phát triển của một quần thể
- C. Tỷ lệ giới tính là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi
- D. Tỷ lệ giới tính có thể thay đổi tùy vào từng loài, từng thời gian và điều kiện sống … của quần thể
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 349766
Khi nói về diễn thế sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?
I. Song song với quá trình biến đổi của quần xã là quá trình biến đổi của các điều kiện tự nhiên của môi trường.
II. Giai đoạn cuối cùng trong diễn thế nguyên sinh là hình thành quần xã đa dạng phong phú nhất.
III. Cho dù điều kiện thuận lợi, diễn thế thứ sinh cũng không hình thành nên quần xã tương đối ổn định.
IV. Mối quan hệ cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã là nhân tố sinh thái quan trọng làm biến đổi quần xã sinh vật.
- A. 2
- B. 4
- C. 3
- D. 1
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 349768
Hình thành loài bằng con đường địa lí thường xảy ra đối với loài nào?
- A. động vật bậc cao
- B. động vật
- C. thực vật
- D. có khả năng phát tán mạnh
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 349770
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Quần thể sống trong một môi trường xác định luôn có xu hướng tự điều chỉnh lượng cá thể.
(2) Trong điều kiện môi trường thuận lợi như có nguồn thức ăn dồi dào, ít kẻ thù,... sức sinh sản của quần thể tăng lên và mức độ tử vong giảm, nhập cư cũng có thể tăng.
(3). Số lượng cá thể trong quần thể tăng lên cao, sau một thời gian, nguồn thức ăn trở nên thiếu hụt, nơi sống chật chội,... dẫn tới cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể làm cho mức tử vong tăng và mức sinh sản giảm, đồng thời xuất cư cũng có thể tăng cao.
(4) Khi kích thước cá thể của quần thể ở mức trung bình thì khả năng tăng trưởng của quần thể ở mức thấp nhất.
- A. 3
- B. 4
- C. 2
- D. 1
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 349771
Ý nghĩa sinh thái của phân bố ngẫu nhiên là gì?
- A. sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường
- B. làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể
- C. các cá thể hỗ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường
- D. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 349772
Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về cách li địa lí?
- A. Không có cách li địa lí thì không thể hình thành loài mới
- B. Cách li địa lí là nhân tố làm thay đổi tần số alen, làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể
- C. Cách li địa lí là tác nhân gây ra những biến đổi kiểu gen làm biến đổi kiểu hình cá thể
- D. Cách li địa lí là những trở ngại địa lí làm cho các cá thể của các quần thể bị cách li và không giao phối được với nhau
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 349774
Về diễn thế nguyên sinh, không có đặc điểm gì?
- A. bắt đầu từ môi trường đã có sinh vật
- B. được biến đổi qua các quần xã trung gian
- C. gắn với diễn thế là sự thay đổi điều kiện môi trường
- D. kết quả cuối cùng sẽ tạo ra quần xã ổn định
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 349777
Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau:
(1) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
(2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
(3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.
(4) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái.
Các thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là:
- A. (3) và (4)
- B. (1) và (2)
- C. (2) và (3)
- D. (1) và (4)
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 349787
Dạng biến động nào sau đây thuộc dạng biến động không theo chu kì?
- A. Nhiệt độ tăng đột ngột làm châu chấu ở trên cánh đồng chết hàng loạt
- B. Cứ sau 5 năm số lượng cá thể châu chấu trên cánh đồng lại giảm xuống do tăng nhiệt độ
- C. Số lượng cá thể tảo ở Hồ Gươm tăng lên vào ban ngày và giảm xuống vào ban đêm
- D. Số lượng cá thể muỗi tăng lên vào mùa xuân nhưng lại giảm xuống vào mùa đông
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 349790
Biến động số lượng cá thể của quần thể được chia thành hai dạng là gì?
- A. biến động không theo chu kì và biến động theo chu kì
- B. biến động theo chu kì ngày đêm và biến động không theo chu kì
- C. biến động theo chu kì mùa và biến động theo chu kì nhiều năm
- D. biến động theo chu kì ngày đêm và biến động theo chu kì mùa
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 349794
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể?
1- Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thích của quần thể
2- Quan hệ cạnh tranh trong quần thể xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao, nguồn sống không đủ cung cấp cho mọi cá thể
3- Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể
4- Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức phù hợp
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 349796
Khi nói về kích thước quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây chính xác?
- A. Các quần thể cùng loài sống ở các sinh cảnh khác nhau đều có kích thước giống nhau
- B. Kích thước quần thể chịu sự khống chế bởi các điều kiện ngoại cảnh trong đó co nguồn thức ăn
- C. Tỉ lệ sinh và tỉ lệ nhập cư sẽ đạt giá trị tối đa khi kích thước quần thể vượt kích thước tối đa
- D. Ở kích thước tối thiểu, nguồn thức ăn dồi dào nên tốc độ tăng trưởng của quần thể là cao nhất
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 349800
Khi nói về nhóm tuổi và cấu trúc tuổi của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Cấu trúc tuổi của quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo điều kiện môi trường
- B. Nghiên cứu về nhóm tuổi của quần thể giúp chúng ta bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật có hiệu quả hơn
- C. Tuổi sinh thái là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể
- D. Những quần thể có tỉ lệ nhóm tuổi sau sinh sản lớn hơn 50% luôn có xu hướng tăng trưởng kích thước theo thời gian
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 349809
Các loài thường phân bố khác nhau trong không gian theo chiều thẳng đứng hoặc theo chiều ngang là do đâu?
- A. hạn chế về nguồn dinh dưỡng
- B. nhu cầu sống khác nhau
- C. mối quan hệ cạnh tranh giữa các loài
- D. mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 349812
Trong quần thể, các cá thể luôn gắn bó với nhau thông qua mối quan hệ gì?
- A. cạnh tranh
- B. hỗ trợ hoặc cạnh tranh
- C. không có mối quan hệ
- D. hỗ trợ
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 349816
Chồn đốm phương đông giao phối vào cuối đông, chồn đốm phương tây giao phối vào cuối hè. Đây là hiện tượng cách li nào?
- A. nơi ở
- B. tập tính
- C. cơ học
- D. thời gian
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 349817
Khi nói về quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu dưới đây là đúng?
I. Cách li địa lí góp phần tạo ra sự khác biệt giữa quần thể mới với phần thể gốc.
II. Hình thành loài bằng cách li sinh thái là con đường hình thành loài nhanh nhất.
III. Hình thành loài mới bằng lai xa và đa bội hóa phổ biến ở thực vật có hoa.
IV. Loài mới có thể được hình thành mà không cần sự cách ly địa lí.
- A. 1
- B. 4
- C. 2
- D. 3
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 349819
Dạng vượn người nào sau đây có quan hệ họ hàng gần gũi với người nhất?
- A. Tinh tinh
- B. Đười ươi
- C. Gôrilia
- D. Vượn
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 349824
Sử dụng thiên địch để phòng trừ các sinh vật gây hại hay dịch bệnh thay cho việc sử dụng thuốc trừ sâu là ứng dụng của quan hệ nào?
- A. quan hệ đối kháng
- B. quan hệ ức chế - cảm nhiễm
- C. khống chế sinh học
- D. quan hệ cạnh tranh
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 349830
Khi nói về quá trình hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa, phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Quá trình này chỉ xảy ra ở thực vật mà không xảy ra ở động vật
- B. Diễn ra chậm hơn các con đường hình thành loài bằng cách li địa lí, tập tính hay sinh thái
- C. Bộ NST của loài mới này chứa hai bộ NST đơn bội của hai loài bố mẹ nên hữu thụ
- D. Cải lai song nhị bội sinh ra từ cải bắp và cải củ của Kapetrenco có thể sinh sản hữu tính bình thường
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 349833
Khi nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây sai?
- A. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp
- B. Cách li địa lí trực tiếp làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định
- C. Cách li địa lí ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau
- D. Cách li địa lí duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 349836
Ở ven biển Pêru, cứ 7 năm có một dòng hải lưu Nino chảy qua làm tăng nhiệt độ, tăng nồng độ muối dẫn tới gây chết các sinh vật phù du gây ra biến động số lượng cá thể của các quần thể. Đây là kiểu biến động gì?
- A. Theo chu kì nhiều năm
- B. Không theo chu kì
- C. Theo chu kì mùa
- D. Theo chu kì tuần trăng
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 349839
Nội dung nào sau đây đúng khi nói về các nhân tố tiến hóa?
- A. Các nhân tố tiến hóa không làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen
- B. Các nhân tố tiến hóa đều làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen
- C. Các nhân tố tiến hóa đều làm thay đổi thành phần kiểu gen
- D. Các nhân tố tiến hóa đều làm thay đổi tần số alen
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 349841
Về đặc trưng tỉ lệ giới tính của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Tỉ lệ giới tính là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể
- B. Tỉ lệ giới tính của quần thể là tỉ lệ giữa nhóm tuổi sinh sản so với các nhóm tuổi khác
- C. Tỉ lệ giới tính là đặc trưng cơ bản nhất vì ảnh hưởng đến khả năng sử dụng nguồn sống
- D. Tỉ lệ giới tính của quần thể phụ thuộc vào loài, được duy trì ổn định theo thời gian
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 349844
Khi nói về diễn thế sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trong diễn thế nguyên sinh, ổ sinh thái của mỗi loài ngày càng được mở rộng.
II. Trong diễn thế nguyên sinh, tính ổn định của quần xã ngày càng tăng.
III. Diễn thế thứ sinh chỉ xảy ra đối với quần xã trên cạn.
IV. Diễn thế thứ sinh không thể hình thành quần xã đỉnh cực
- A. 3
- B. 4
- C. 2
- D. 1
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 349847
Trong lịch sử phát sinh Người hiện đại, trình tự xuất hiện các loài người biểu diễn bằng sơ đồ nào?
- A. Người đứng thẳng → Người khéo léo → Người thông minh
- B. Người thông minh → Người khéo léo → Người đứng thằng
- C. Người đứng thẳng → Người khéo léo → Người Nêanđectan
- D. Người khéo léo → Người đứng thẳng → Người thông minh
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 349848
Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Ăn thịt lẫn nhau là hiện tượng xảy ra phổ biến ở các quần thể động vật trong tự nhiên
- B. Quan hệ cạnh tranh trong quần thể sinh vật chỉ xảy ra khi chúng đạt kích thước tối đa
- C. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể chỉ xảy ra ở quần thể thực, động vật có kích thước nhỏ
- D. Quan hệ hỗ trợ làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể sinh vật
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 349849
Trong các hoạt động sau đây, có bao nhiêu hoạt động được ứng dụng nhờ vào những hiểu biết về ổ sinh thái?
I. Trồng xen các loại cây ưa bóng và cây ưa sáng trong cùng 1 khu vườn.
II. Xây dựng chuồng trại phù hợp với vật nuôi.
III. Trồng các loại cây đúng thời vụ.
IV. Nuôi ghép các loài cá ở các tầng nước khác nhau trong 1 ao nuôi.
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 349851
Loài ưu thế là loài có vai trò quan trọng trong quần xã do đâu?
- A. có khả năng tiêu diệt các loài khác
- B. sức sống mạnh, sinh khối lớn, hoạt động mạnh
- C. số lượng cá thể nhiều
- D. số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh