Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 470551
Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về quyền làm việc của người lao động?
- A. Tìm việc làm theo nguyện vọng, khả năng của mình.
- B. Tìm việc làm theo trình độ nghề nghiệp của bản thân.
- C. Tìm việc làm phù hợp với tình hình sức khoẻ của mình.
- D. Làm việc cho bất kì người sử dụng lao động nào.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 470552
Người lao động có các nghĩa vụ nào?
- A. chấp hành kỉ luật lao động, nội quy lao động.
- B. tuân theo mọi sự phân công, điều động của cấp trên.
- C. không được nghỉ chế độ khi cơ sở lao động đang nhiều việc.
- D. làm việc trong điều kiện không bảo đảm an toàn do đặc thù công việc.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 470554
Hành động nào dưới đây của người lao động vi phạm pháp luật về lao động?
- A. Tự ý nghỉ việc mà không báo trước.
- B. Yêu cầu được kí hợp đồng lao động.
- C. Thường xuyên đi làm muộn do nhà xa.
- D. Nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 470559
Đâu là quyền lao động?
- A. Quyền tự do kinh doanh.
- B. Quyền sở hữu tài sản.
- C. Quyền được tuyển dụng lao động.
- D. Quyền bóc lột sức lao động.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 470561
Tất cả các hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội là hoạt động:
- A. lao động.
- B. dịch vụ.
- C. trải nghiệm.
- D. hướng nghiệp.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 470563
Mọi công dân đều có quyền được tự do sử dụng sức lao động để:
- A. học nghề.
- B. học gạo.
- C. học vẹt.
- D. học hỏi.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 470564
Hành động nào dưới đây vi phạm nguyên tắc trong việc sử dụng lao động là người chưa thành niên?
- A. Sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- B. Thời gian làm việc của người lao động chưa thành niên không được quá 08 giờ/ 01 ngày và 40 giờ/ 01 tuần.
- C. Không sử dụng người chưa thành niên sản xuất, kinh doanh côn, rượu, bia, thuốc lá.
- D. Tạo cơ hội để người lao động chưa thành niên và người dưới 15 tuổi tham gia lao động được học văn hoá.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 470565
Nội dung nào dưới đây không đúng khi bàn về nghĩa vụ lao động của công dân?
- A. Lao động là nghĩa vụ của mỗi công dân đối với bản thân, với gia đình.
- B. Mọi người có nghĩa vụ lao động để góp phần duy trì và phát triển đất nước.
- C. Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta.
- D. Mọi người có nghĩa vụ lao động chỉ để kiếm tiền nhằm thoả mãn nhu cầu của bản thân.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 470566
Đâu là hành vi không đúng với luật lao động?
- A. Bắt trẻ dưới 15 tuổi vào làm việc.
- B. Công dân đủ 16 tuổi được nhận vào các công ty để làm việc.
- C. Được nghỉ tất cả các ngày lễ tết theo quy định của nhà nước.
- D. Được thăm hỏi những lúc ốm đau, bệnh tật.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 470578
Tình huống nào dưới đây là vi phạm luật lao động?
- A. Trừ tiền thưởng vì lí do muộn giờ làm.
- B. Sử dụng người lao động 20 tuổi.
- C. Trách móc người lao động.
- D. Ngược đãi người lao động.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 470580
Bộ luật Lao động không nghiêm cấm hành vi nào?
- A. Cưỡng bức, ngược đãi người lao động.
- B. Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.
- C. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi.
- D. Hoạt động tạo ra việc làm, dạy nghề, học nghề để có việc làm.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 470587
Công ty may mặc Y kí kết hợp đồng có thời hạn 5 năm với chị H. Sau 2 năm làm việc, chị kết hôn và có thai. Sau khi nghỉ chế độ thai sản theo đúng quy định, chị quay lại công ty làm việc thì công ty Y đã hủy bỏ hợp đồng làm việc với chị H. Trong trường hợp này, công ty đã vi phạm thỏa thuận nào dưới đây trong hợp đồng lao động?
- A. Tiền lương.
- B. Điều kiện làm việc.
- C. Tiền thưởng.
- D. Thời gian làm việc.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 470590
Ngoài giờ học, chị A là sinh viên đại học còn tham gia làm nhân viên thu ngân tại siêu thị X. Chị A đã thực hiện quyền lao động của công dân ở nội dung nào sau đây?
- A. Nâng cao trình độ dân trí.
- B. Tự do lựa chọn nghề nghiệp hợp pháp.
- C. San bằng mọi nguồn thu nhập.
- D. Đấu tranh chống tội phạm kinh tế.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 470593
Bạn H, học hết lớp 9, do nhà đông em, gia đình khó khăn, H muốn có việc làm để giúp đỡ bố mẹ. Theo em, H có thể tìm việc bằng cách nào trong các cách sau đây?
- A. Xin vào biên chế, làm việc trong các cơ quan nhà nước.
- B. Xin làm hợp đồng tại các cơ sở sản xuất kinh doanh.
- C. Nhận hàng của cơ sở sản xuất về làm gia công.
- D. Vay tiền ngân hàng để lập cơ sở sản xuất và thuê thêm lao động.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 470600
Các hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hóa nhằm mục đích thu được lợi nhuận được gọi là gì?
- A. đầu cơ.
- B. kinh doanh.
- C. nhập khẩu.
- D. xuất khẩu.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 470623
Theo quy định pháp luật, các mặt hàng nào dưới đây không được phép kinh doanh?
- A. Thuốc bảo vệ thực vật.
- B. Thuốc chữa bệnh.
- C. Thuốc lá.
- D. Thuốc nổ.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 470628
Thuế là khoản đóng góp có tính chất như thế nào khi tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh?
- A. ủng hộ nhân đạo.
- B. tự nguyện.
- C. bắt buộc.
- D. quyên góp.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 470633
Một phần trong thu nhập mà công dân hoặc tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi tiêu cho những việc chung được gọi là gì?
- A. tiền.
- B. sản vật.
- C. sản phẩm.
- D. thuế.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 470638
Theo quy định của pháp luật, người kinh doanh không phải thực hiện những nghĩa vụ nào dưới đây?
- A. Bảo vệ môi trường.
- B. Nộp thuế kinh doanh.
- C. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- D. Công khai và báo cáo thu nhập.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 470642
Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999, đã sửa đổi, bổ sung năm 2009: Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thì bị phạt tù bao nhiêu năm?
- A. 2 năm đến 4 năm.
- B. 2 năm đến 5 năm.
- C. 2 năm đến 6 năm.
- D. 2 năm đến 7 năm.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 470643
Anh A đi mua xăng bị bơm thiếu xăng. Vậy người bán xăng vi phạm điều nào dưới đây?
- A. Kê khai không đúng số vốn.
- B. Trốn thuế.
- C. Gian lận.
- D. Kinh doanh hàng lậu.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 470644
Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về quyền tự do kinh doanh?
- A. Công dân có quyền kinh doanh bắt kì nghề gì, hàng gì.
- B. Công dân không phải kê khai thuế và mặt hàng kinh doanh.
- C. Tự do kinh doanh nhưng phải theo đúng quy định của pháp luật.
- D. Kinh doanh là quyền tự do của mỗi người, không ai có quyền can thiệp.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 470646
Hành vi nào dưới đây không vi phạm các quy định của nhà nước về quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh?
- A. Kinh doanh hàng giả, hàng nhái.
- B. Kinh doanh các mặt hàng Nhà nước cấm.
- C. Kinh doanh không có giấy phép kinh doanh.
- D. Kinh doanh các mặt hàng có trong giấy phép.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 470649
Trường hợp nào dưới đây vi phạm quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế?
- A. Nộp thuế đầy đủ, đúng hạn để yên tâm kinh doanh.
- B. Buôn bán hàng giả, trốn thuế để tăng lợi nhuận.
- C. Kê khai đúng doanh thu và mặt hàng kinh doanh.
- D. Mở rộng quy mô kinh doanh theo quy định của pháp luật.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 470652
Công ty B kinh doanh thêm cả mặt hàng quần áo trong khi giấy phép kinh doanh là sữa các loại. Công ty B đã vi phạm nội dung nào dưới đây?
- A. Tự chủ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- B. Chủ động lựa chọn ngành, nghề kinh doanh.
- C. Nghĩa vụ kinh doanh đúng ngành, nghề đăng kí.
- D. Chủ động lựa chọn quy mô kinh doanh.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 470655
Ông K mở cửa hàng và đăng kí kinh doanh mặt hàng vật liệu xây dựng, nhưng ông còn kinh doanh thêm hải sản đông lạnh. Hàng tháng ông chỉ nộp thuế đầy đủ với mặt hàng vật liệu xây dựng. Vậy hành vi của ông K đã vi phạm quy định của Nhà nước về:
- A. đạo đức trong kinh doanh.
- B. mặt hàng kinh doanh.
- C. đăng kí và đóng thuế các mặt hàng kinh doanh.
- D. quyền công dân trong kinh doanh.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 470660
Cửa hàng tạp hóa cạnh nhà em thường xuyên bán thuốc lá cho nhóm học sinh sử dụng. Là người hiểu về quyền tự do kinh doanh, em cần làm là gì?
- A. góp ý, phê bình nhắc nhở chủ cửa hàng.
- B. không quan tâm vì không liên quan đến mình.
- C. giả vờ như không biết để tránh phiền phức.
- D. nhờ bố mẹ báo với lực lượng chức năng để giải quyết.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 470663
Bình đẳng trong hôn nhân được hiểu là gì?
- A. vợ chồng có quyền và nghĩa vụ không ngang nhau.
- B. vợ chồng chỉ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau tùy trường hợp.
- C. vợ chồng có quyền ngang nhau nhưng nghĩa vụ không ngang nhau.
- D. vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 470667
Hôn nhân hạnh phúc phải được xây dựng và hình thành trên cơ sở quan trọng nào dưới đây?
- A. Hoàn cảnh gia đình tương xứng.
- B. Tình yêu chân chính.
- C. Hợp nhau về gu thời trang.
- D. Có việc làm ổn định.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 470670
Pháp luật Việt Nam quy định độ tuổi nào dưới đây thì được phép kết hôn?
- A. Nam, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
- B. Nam, nữ từ đủ 20 tuổi trở lên.
- C. Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên.
- D. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 470811
Quá trình chuyển đổi căn bản và toàn diện các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của ngành công nghiệp cơ khí được gọi là gì?
- A. công nghiệp hóa.
- B. công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- C. hiện đại hóa.
- D. chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 470815
Trong quá trình nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa thanh niên giữ vai trò là gì?
- A. lực lượng quyết định.
- B. lực lượng tinh nhuệ.
- C. lực lượng nòng cốt.
- D. lực lượng chủ yếu.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 470817
Việc làm tích cực của thanh niên đóng góp vào sự nghiệp CNH-HĐH đất nước là gì?
- A. tích cực nghiên cứu khoa học.
- B. sang các nước tiến bộ học hỏi khoa học – kĩ thuật về áp dụng vào trong nước.
- C. đóng góp ý kiến vào các cuộc tọa đàm, hội thảo khoa học.
- D. tất cả các phương án trên.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 470819
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa có vai trò nhu thế nào?
- A. đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.
- B. tạo điều kiện để phát triển lực lượng sản xuất và tăng năng suất lao động xã hội.
- C. tạo điều kiện để nước ta hội nhập kinh tế quốc tế.
- D. nâng cao uy tín của nước ta trên trường quốc tế.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 470820
Đảng và nhân dân ta tin tưởng vào thế hệ thanh niên trong việc thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa đất nước vì sao?
- A. Họ là những người được đào tạo, giáo dục toàn diện.
- B. Họ là người trẻ, khỏe.
- C. Họ nhanh nhẹn, tháo vát.
- D. Họ được đầu tư học hành đến nơi đến chốn.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 470821
Em tán thành với kiến nào dưới đây khi bàn về mối quan hệ giữa công nghiệp hóa – hiện đại hóa?
- A. Hai khái niệm tách rời, không liên quan gì đến nhau.
- B. Chỉ cần công nghiệp hóa không cần hiện đại hóa.
- C. Công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa.
- D. công nghiệp hóa cũng là hiện đại hóa.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 470822
Để nước ta trở thành nước CNH, HĐH, Đảng và Nhà nước ta cần đầu tư những gì?
- A. Cơ sở vật chất.
- B. Con người.
- C. Máy móc hiện đại.
- D. Khoa học – kĩ thuật.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 470824
Trong những việc làm sau đây, việc làm nào là trách nhiệm của thanh niên?
- A. Nỗ lực học tập, rèn luyện toàn diện.
- B. Chưa có ý thức vận dụng những điều đã học vào thực tế.
- C. Ngại tham gia các phong trào của Đoàn và nhà trường tổ chức.
- D. Luôn ngại khó, ngại khổ.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 470825
Trong những việc làm dưới đây, việc làm nào là thiếu trách nhiệm của thanh niên?
- A. Nước đến chân mới nhảy.
- B. Có ý thức giúp đỡ bạn bè và mọi người xung quanh.
- C. Sống, học tập, làm việc luôn nghĩ đến bổn phận đối với gia đình và xã hội.
- D. Vượt khó thực hiện kế hoạch đã đặt ra.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 470846
Ý kiến nào sau đây là đúng khi bàn về trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?
- A. Thanh niên học sinh phải ra sức học tập, không phụ công bố mẹ cho ăn học, làm rạng danh gia đình.
- B. Thanh niên học sinh phải ra sức học tập, rèn luyện toàn diện để chuẩn bị hành trang vào đời.
- C. Thanh niên học sinh phải vừa học, vừa chơi, không sống hoài sống phí, phát huy truyền thống gia đình, dòng họ.
- D. Thanh niên học sinh phải cố gắng học tập để không thua kém bạn bè, sau này có thể kiếm được nhiều tiền.