Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 409257
Trước chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Âu
- A. là thuộc địa của phát xít Đức
- B. là các nước phát xít
- C. bị các nước phát xít chiếm đóng
- D. đều bị lệ thuộc vào các nước tư bản Tây Âu
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 409258
Trong thời kì chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Âu bị nước nào chiếm đóng?
- A. Đế quốc Pháp
- B. Đế quốc Anh
- C. Phát xít Đức
- D. Hồng quân Liên Xô
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 409260
Một trong những mục tiêu của hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) khi thành lập là:
- A. viện trợ, giúp đỡ Liên Xô khôi phục kinh tế sau chiến tranh
- B. tăng cường hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa
- C. chống lại sự bao vây cấm vận về kinh tế của Mỹ và các nước Tây Âu
- D. viện trợ kinh tế cho các nước Đông Âu khôi phục kinh tế sau chiến tranh
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 409270
Các nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu ra đời
- A. trước khi chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra
- B. trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc
- C. trong những năm 1944-1946, khi hồng quân Liên xô vào truy kích quân đội Đức
- D. trong những năm 1944-1945, khi liên quân Mỹ - Anh vào truy kích quân đội Đức
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 409277
Tổng thống đầu tiên và cũng là Tổng thống duy nhất của Liên Xô là
- A. Lênin
- B. Xtalin
- C. Goóc-ba-chốp
- D. Ga-ga-rin
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 409281
Sự kiện nào là mốc đánh dấu chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ?
- A. Nhà nước Liên Xô tê liệt
- B. Các nước cộng hòa đua nhau giành độc lập
- C. Cộng đồng các quốc gia độc lập được thành lập
- D. Lá cờ búa liềm trên nóc điện Cremli bị hạ xuống
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 409285
Các nước Đông Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng vào khoảng thời gian nào?
- A. Từ cuối những năm 60, đầu những năm 70 của thế kỉ XX
- B. Từ cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỉ XX
- C. Từ cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỉ XX
- D. Từ cuối những thập niên 90 thế kỉ XX, những năm đầu thế kỉ XXI
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 409290
Hội đồng tương trợ kinh tế SEV quyết định chấm dứt, tổ chức Hiệp ước Vacsava giải thể đã đánh dấu
- A. sự phát triển của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu
- B. sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu
- C. sự lung lay của chế độ tư bản chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu
- D. sự phát triển của chế độ tư bản chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 409299
Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức cuối cùng của nó
- A. chủ nghĩa thực dân kiểu cũ
- B. chủ nghĩa thực dân kiểu mới
- C. chế độ phân biệt chủng tộc
- D. chế độ đẳng cấp Vác-na
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 409303
Sự kiện nào đánh dấu chủ nghĩa thực dân - đế quốc đã sụp đổ đến tận gốc rễ?
- A. Cách mạng Cuba giành thắng lợi
- B. 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập
- C. Chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ hoàn toàn
- D. Môdămbích và Ănggôla tuyên bố độc lập
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 409307
Tháng 9/1974 Bồ Đào Nha đã tuyên bố trao trả độc lập cho
- A. Ghi-nê Bít-xao
- B. Mô-dăm-bíc
- C. Việt Nam
- D. Lào
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 409310
Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, ở châu Phi, chế độ phân biệt chủng tộc tập trung ở các quốc gia nào?
- A. Ăng - gô - la, Rô-đê-di-a, Cộng hòa Nam Phi
- B. Rô-đê-di-a, Tây Nam Phi, Cộng hòa Nam Phi
- C. Tây Nam Phi, Cộng hòa Nam Phi, Mô - dăm - bích
- D. Tây Nam Phi, Rô-đê-di-a, Mô - dăm - bích
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 409317
Điểm nổi bật của tình hình kinh tế Trung Quốc trong những năm 1978 đến năm 1998 là gì?
- A. Kinh tế đã phục hồi ngang bằng so với thời kì trước “Cách mạng văn hóa”
- B. Tăng trưởng chậm do không đổi mới khoa học công nghệ
- C. Phát triển nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới
- D. Phát triển “thần kì” trở thành trung tâm kinh tế lớn thứ 2 thế giớ
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 409322
Năm 1999, Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với vùng lãnh thổ nào?
- A. Hồng Công
- B. Ma Cao
- C. Đài Loan
- D. Bành Hồ
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 409324
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước châu Á là thuộc địa của
- A. các nước xã hội chủ nghĩa
- B. các nước đế quốc thực dân
- C. quân phiệt Nhật Bản
- D. phát xít Đức
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 409332
Trọng tâm của đường lối cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978 là gì?
- A. Lấy phát triển chính trị làm trung tâm
- B. Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm
- C. Lấy phát triển quốc phòng làm trung tâm
- D. Lấy phát triển văn hóa làm trung tâm
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 409335
“Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực” là mục tiêu hoạt động của tổ chức nào?
- A. Liên hợp quốc
- B. SEATO
- C. ASEAN
- D. APEC
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 409345
Những thành viên sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bao gồm các quốc gia nào?
- A. Thái Lan, Inđônêxia, Xingapo, Malaysia, Philippin
- B. Thái Lan, Mianma, Philippin, Malaysia, Inđônêxia
- C. Xingapo, Indonexia, Thái Lan, Brunây, Mianma
- D. Philippin, Mianma, Indonexia, Thái Lan, Xingapo
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 409356
Việt Nam gia nhập ASEAN vào thời gian nào?
- A. 7/1992
- B. 7/1994
- C. 7/1995
- D. 7/1996
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 409359
Từ những năm 90 của thế kỳ XX đến nay, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác trên lĩnh vực
- A. du lịch
- B. quân sự
- C. giáo dục
- D. kinh tế
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 409364
Đầu thế kỉ XIX, Nam Phi chịu sự thống trị của nước thực dân nào?
- A. Anh
- B. Hà Lan
- C. Pháp
- D. Đức
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 409375
Tổ chức chính trị nào đã lãnh đạo nhân dân Nam Phi đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc?
- A. Đại hội dân tộc Phi
- B. Tổ chức thống nhất châu Phi
- C. Liên minh châu Phi
- D. Đại hội thống nhất châu Phi
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 409377
Chiến lược nào được chính phủ Nam Phi đề ra nhằm xóa bỏ chế độ Apacthai về kinh tế?
- A. Phân phối lại hàng hóa và thị trường
- B. Tăng trưởng, việc làm và phân phối lại
- C. Bình đẳng trong kinh tế
- D. Tăng trưởng bền vững
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 409380
Mục tiêu xóa bỏ "chế độ A-pác-thai về kinh tế" là của quốc gia nào?
- A. Cuba
- B. Ăng-gô-la
- C. Nam Phi
- D. An-giê-ri
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 409384
Lãnh tụ của phong trào cách mạng ở Cuba (1959) là ai?
- A. N. Manđêla
- B. Phiđen Cátxtơrô
- C. G. Nêru
- D. M. Ganđi
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 409385
Năm 1961, Phiđen Cátxtơrô đã tuyên bố với toàn thế giới, Cuba sẽ tiến lên xây dựng
- A. chủ nghĩa tư bản
- B. chủ nghĩa xã hội
- C. quân chủ lập hiến
- D. cộng hòa Tổng thống
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 409387
Những quốc gia nào ở khu vực Mĩ Latinh đã được xếp vào nhóm các nước công nghiệp mới (NICs)?
- A. Braxin, Áchentina, Mêhicô
- B. Braxin, Mêhicô, Chilê
- C. Braxin, Áchentina, Côlômbia
- D. Mêhicô, Áchentina, Cuba
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 409388
Sau khi giành được độc lập, cuộc chiến chống dịch bệnh, đói nghèo ở châu Phi vẫn chưa có hồi kết chủ yếu là do
- A. bị Mĩ thực hiện cấm vận kéo dài và trình độ dân trí thấp
- B. tình hình chính trị mất ổn định, tốc độ gia tăng dân số cao
- C. điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, nghèo tài nguyên
- D. điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, nghèo tài nguyên
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 409389
Điểm nổi bật trong chính sách đối nội của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì
- A. Thực hiện chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai
- B. Đàn áp phong trào công nhân, cấm Đảng Cộng sản Mĩ hoạt động
- C. Đưa giai cấp vô sản lên nắm chính quyền
- D. Tiến hành hàng loạt các cuộc chiến tranh xâm lược
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 409390
Chính sách đối ngoại nổi bật của Mĩ trong giai đoạn 1991-2000 là
- A. Cố gắng thiết lập trật tự thế giới đơn cực
- B. Cố gắng thiết lập trật tự thế giới đơn cực
- C. Thiết lập chế độ thực dân cũ ở châu Á, Mĩ Latinh
- D. Nới lỏng sự kiểm soát đối với Đảng Cộng sản ở Mĩ
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 409391
Sau chiến tranh thế giới thứ 2 nền kinh tế Mĩ thu được nhiều lợi nhuận từ:
- A. chế tạo, xuất khẩu vũ khí
- B. sản xuất, xuất khẩu lương thực
- C. xuất khẩu phần mềm tin học
- D. bán phát minh khoa học kĩ thuật
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 409392
Hai Đảng thay nhau cầm quyền ở Mĩ là:
- A. Đảng Bảo thủ và Đảng Tự do
- B. Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa
- C. Đảng Tự do và Đảng Dân chủ
- D. Đảng Bảo thủ và Đảng Cộng hòa
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 409393
Một trong những khó khăn, hạn chế của nền kinh tế Nhật Bản là
- A. hầu hết nguyên liệu phải nhập từ nước ngoài
- B. không tiếp cận được các nguồn viện trợ từ bên ngoài
- C. năng suất lao động thấp
- D. năng suất lao động thấp
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 409394
Đặc điểm nổi bật trong quan hệ đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
- A. Mềm mỏng về chính trị, tập trung vào phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại
- B. Đối đầu gay gắt với Mĩ trên mọi lĩnh vực
- C. Cạnh tranh gay gắt với Mĩ và các nước Tây Âu
- D. Tiến hành chiến tranh xâm lược để tái chiếm các nước Đông Nam Á
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 409395
Chi phí cho quốc phòng của Nhật Bản trong thời kì chiến tranh lạnh khoảng
- A. 1% GDP
- B. 2% GDP
- C. 4% GDP
- D. 5% GDP
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 409396
Để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế, hiện nay Nhật Bản đã vươn lên để trở thành một cường quốc về
- A. khoa học vũ trụ
- B. quân sự
- C. chính trị
- D. khoa học – kĩ thuật
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 409397
Năm 1990, ở nước Đức đã diễn ra sự kiện lịch sử gì?
- A. Bức tường Béc-lin sụp đổ
- B. Nước Đức tái thống nhất
- C. Hai nước Đức thiết lập quan hệ ngoại giao với nhau
- D. Hai nước Đức bình thường hóa quan hệ ngoại giao với nhau
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 409398
Từ những năm 50 của thế kỉ XX, trong hoạt động kinh tế của các nước Tây Âu có điểm gì nổi bật
- A. Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước trong khu vực
- B. Sự liên kết kinh tế giữa các nước trong khu vực
- C. Mở rộng hoạt động thương mại với các nước Đông Âu
- D. Mở rộng quan hệ kinh tế với khối SEV
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 409399
Hiệp ước nào đã đánh dấu bước chuyển từ Cộng đồng châu Âu (EC) sang Liên minh châu Âu (EU)?
- A. Hiệp ước Rôma
- B. Hiệp ước Ma-xtrích
- C. Định ước Henxinki
- D. Hiệp ước Lisbon
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 409400
Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) ra đời nhằm mục đích gì?
- A. Hình thành một thị trường chung, tự do thuế quan, nhân công, tư bản
- B. Cạnh tranh với khối SEV
- C. Nâng cao vị thế của Tây Âu trên trường quốc tế
- D. Cạnh tranh với Mĩ