Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 404763
Điểm nổi bật trong đường lối đối ngoại của Inđônêxia và Miến Điện từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX là
- A. Ủng hộ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
- B. Ủng hộ Mĩ trong cuộc chiến tranh Việt Nam
- C. Hòa bình, trung lập
- D. Đứng về phía Mĩ, tham gia vào khối SEATO
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 404766
Phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập ở khoảng thời gian nào sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Cuối những năm 40 thế kỉ XX
- B. Đầu những năm 50 thế kỉ XX
- C. Cuối những năm 50 thế kỉ XX
- D. Đầu những năm 60 thế kỉ XX
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 404768
Cách mạng nước nào được đánh giá là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Thắng lợi của cách mạng Mêhicô.
- B. Thắng lợi của cách mạng Brazin.
- C. Thắng lợi của cách mạng Cuba.
- D. Thắng lợi của cách mạng Chilê.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 404770
Kế hoạch 5 năm (1946-1950) của Liên Xô đã hoàn thành trước thời hạn bao lâu?
- A. 1 năm 3 tháng
- B. 9 tháng
- C. 12 tháng
- D. 10 tháng
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 404771
Điểm nổi bật của tình hình kinh tế Trung Quốc trong những năm 1978 đến năm 1998 là gì?
- A. Nền kinh tế đã phục hồi ngang bằng so với thời kì trước “Cách mạng văn hóa”.
- B. Nền kinh tế tăng trưởng chậm do không giải quyết được vấn đề vốn và đổi mới khoa học công nghệ.
- C. Nền kinh tế phát triển nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.
- D. Nền kinh tế phát triển mạnh, những đời sống nhân dân vẫn chưa được cải thiện.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 404774
Hiệp ước Bali (2-1976) không xác định nguyên tắc nào trong quan hệ giữa các nước Đông Nam Á?
- A. Tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ
- B. Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình
- C. Chung sống hòa bình và sự nhất trí của các quốc gia
- D. Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 404775
Quốc gia nào ở khu vực Đông Nam Á không bị biến thành thuộc địa của các nước đế quốc Âu- Mĩ trước chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?
- A. Xingapo
- B. Malaysia
- C. Thái Lan
- D. Inđônêxia
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 404778
Phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích và Ghinê Bít-xao nhằm đánh đổ ách thống trị của thực dân nào?
- A. Phát xít Nhật.
- B. Phát xít Italia.
- C. Thực dân Tây Ban Nha.
- D. Thực dân Bồ Đào Nha.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 404779
Mục tiêu chủ yếu của Liên Xô khi thực hiện kế hoạch 5 năm (1946-1950) là gì?
- A. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh
- B. Củng cố quốc phòng an ninh
- C. Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội
- D. Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 404782
Sự kiện nào đánh dấu chủ nghĩa thực dân – đế quốc đã sụp đổ đến tận gốc rễ?
- A. Cách mạng Cuba giành thắng lợi.
- B. 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập.
- C. Chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ hoàn toàn.
- D. Môdămbích và Ănggôla tuyên bố độc lập.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 404785
Cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946-1949) diễn ra giữa các lực lượng nào?
- A. Phong kiến Mãn Thanh và Đảng Cộng sản Trung Quốc
- B. Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc
- C. Tập đoàn phong kiến quân phiệt ở phía Bắc và Đảng Cộng sản Trung Quốc
- D. Tập đoàn phong kiến quân phiệt ở phía Bắc và Trung Hoa Dân Quốc
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 404787
Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, những nước nào giành được độc lập sớm nhất?
- A. Indonexia, Việt Nam, Lào.
- B. Việt Nam, Myanma, Lào.
- C. Indonexia, Lào, Thái Lan.
- D. Philippin, Thái Lan, Singapo.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 404788
Năm 1945, nhân dân một số nước Đông Nam Á đã tranh thủ yếu tố thuận lợi nào để nổi dậy giành độc lập?
- A. Quân Đồng minh giải giáp quân đội Nhật Bản
- B. Phát xít Đức đầu hàng lực lương Đồng minh
- C. Quân phiệt Nhật Bản đầu hàng Đồng minh
- D. Liên Xô đánh thắng quân phiệt Nhật Bản
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 404791
Đường lối cơ bản trong chính sách đối ngoại của Nhà nước Xô Viết từ năm 1945 đến năm 1991 là gì?
- A. hòa bình, trung lập tích cực, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
- B. hòa bình, kiên quyết chống chính sách gây chiến của chủ nghĩa đế quốc
- C. hòa bình, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới
- D. hòa dịu, đi đầu trong việc ủng hộ phong trào dân tộc dân chủ
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 404793
Nguyên nhân chủ yếu nào quyết định sự thành công của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trong những năm 50-70 của thế kỉ XX?
- A. Sự ủng hộ của nhân dân Xô Viết đối với Đảng và Nhà nước Liên Xô
- B. Nền tảng cơ sở vật chất đã được xây dựng trước chiến tranh
- C. Sự giúp đỡ của các nước tư bản
- D. Thắng lợi trong cuộc chiến tranh vệ quốc
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 404796
Yếu tố nào quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Sự suy yếu của các nước đế quốc chủ nghĩa phương Tây.
- B. Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc.
- C. Thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít.
- D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 404797
“Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” được hiểu là gì?
- A. Là một mô hình chủ nghĩa xã hội hoàn toàn mới, không dựa trên nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác- Lê-nin
- B. Là mô hình chủ nghĩa xã hội xây dựng theo đặc điểm của Trung Quốc
- C. Là mô hình xây dựng trên cơ sở công xã nhân dân- đơn vị kinh tế- chính trị cơ bản
- D. Là mô hình xây dựng trên những nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác- Lê-nin và tình hình cụ thể Trung Quốc
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 404799
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự ra đời của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào năm 1967 là gì?
- A. Yêu cầu hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn vào khu vực
- B. Nhu cầu hợp tác cùng phát triển
- C. Ảnh hưởng của xu thế liên kết khu vực
- D. Yêu cầu ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản vào khu vực
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 404802
“Từ vũ trụ, tôi không còn nhìn thấy biên giới các quốc gia! Trái đất xanh một màu xanh vĩnh cửu” là câu nói nổi tiếng của nhân vật lịch sử nào?
- A. Gagarin
- B. Neil Amstrong
- C. Buzz Aldrin
- D. Eugene Cernan
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 404803
Những quốc gia và vùng lãnh thổ nào được mệnh danh là “Con rồng châu Á”?
- A. Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công, Xingapo
- B. Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Công, Xingapo
- C. Nhât Bản, Đài Loan, Ma Cao, Xingapo
- D. Đài Loan, Hồng Công, Ma Cao, Hàn Quốc
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 404805
Tình hình nổi bật của Liên Xô ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là
- A. chịu những tổn thất nặng nề.
- B. bước ra với tư thế thua trận.
- C. thu được nhiều lợi nhuận.
- D. đứng đầu thế giới về kinh tế.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 404808
Nhằm hoàn thành mục tiêu khôi phục kinh tế, ngay từ đầu năm 1946 Đảng và Nhà nước Xô viết đã đề ra kế hoạch
- A. 5 năm lần thứ tư.
- B. 5 năm lần thứ năm.
- C. 5 năm lần thứ sáu.
- D. 5 năm lần thứ bảy.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 404810
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, ngành kinh tế được Liên Xô chú trọng để đưa đất nước phát triển là
- A. Công nghiệp truyền thống.
- B. Công hàng tiêu dùng.
- C. Công nghiệp nhẹ.
- D. Công nghiệp nặng.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 404812
Những thành tựu Liên Xô đạt được trong lĩnh vực khoa học – kĩ thuật từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX bao gồm
- A. Chế tạo bom nguyên tử, phóng vệ tinh nhân tạo, du hành vũ trụ.
- B. Nhiều rô-bốt nhất thế giới, phóng vệ tinh nhân tạo, du hành vũ trụ.
- C. Chế tạo bom nguyên tử, phóng vệ tinh nhân tạo, đưa người đầu tiên lên mặt trăng.
- D. Chế tạo bom nguyên tử, tàu sân bay lớn và nhiều nhất thế giới, du hành vũ trụ.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 404813
Theo thỏa thuận của ba cường quốc Liên Xô - Mĩ - Anh, quân đội Liên Xô chiếm đóng khu vực nào của nước Đức?
- A. phía tây nước Đức.
- B. phía đông nước Đức.
- C. phía nam nước Đức.
- D. phía bắc nước Đức.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 404814
Nội dung nào sau đây không thể hiện nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu?
- A. Do sự thỏa thuận của các nước đồng minh chống phát xít.
- B. Do Nghị quyết của hội nghị I-an-ta (2/1945).
- C. Hồng quân Liên Xô truy kích thắng lợi quân phát xít Đức.
- D. Do sự hợp tác có hiệu quả trong Tổ chức Hiệp ước Vacsava.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 404817
Nội dung nào chủ yếu nhất chứng minh sự thắng lợi của cách mạng dân chủ nhân dân các nước Đông Âu có ý nghĩa quốc tế?
- A. Cải thiện một bước đời sống nhân dân.
- B. Thực hiện một số quyền tự do dân chủ cho nhân dân.
- C. Tạo điều kiện để Đông Âu bước vào giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- D. Góp phần hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa từ năm 1949.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 404819
Đâu không phải là cơ sở dẫn đến sự hợp tác giữa Liên Xô và các nước Đông Âu?
- A. Cùng chung mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- B. Đều đặt dưới sự lãnh đạo của các Đảng Cộng sản.
- C. Đều cùng chung mục tiêu thoát khỏi sự nô dịch của Đức.
- D. Đều cùng chung hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác Lê-nin.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 404820
Trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đất nước nào ở châu Âu được mệnh danh là “Đất nước của triệu người khất thực”?
- A. Cộng hòa dân chủ Đức.
- B. Tiệp Khắc.
- C. Ru-ma-ni.
- D. Hung-ga-ri.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 404823
Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo năm:
- A. Năm 1957
- B. Năm 1961
- C. Năm 1947
- D. Năm 1949
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 404826
Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Môdămbích, Ănggôla và Ghi-nê Bít-xao đã đánh dấu sự tan rã của hệ thống thuộc địa của
- A. Tây Ban Nha.
- B. Bồ Đào Nha.
- C. Anh.
- D. Pháp.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 404827
Nhiệm vụ đặt ra cho các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau khi giành độc lập là gì?
- A. xây dựng và phát triển đất nước.
- B. thực hiện liên kết khu vực.
- C. khắc phục hạn chế của xu thế toàn cầu hóa.
- D. thắng thế trong cục diện Chiến tranh lạnh.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 404830
Năm 1950 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng đối với Ấn Độ?
- A. Chế tạo thành công bom nguyên tử.
- B. Tuyên bố độc lập.
- C. Cách mạng chất xám có nhiều thành quả.
- D. Đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 404831
Cuộc đấu tranh ở quốc gia nào được coi là “lá cờ đầu” trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh?
- A. Angiêri.
- B. Cuba.
- C. Mêxicô.
- D. Vênêzuêna
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 404832
Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi được xếp vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vì
- A. Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi là không phù hợp với ý Chúa.
- B. Nam Phi chưa giành được độc lập dân tộc.
- C. Chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái áp bức của chủ nghĩa thực dân.
- D. Chế độ phân biệt chủng tộc không được Hiến pháp Nam Phi thừa nhận.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 404833
Nhân tố chủ quan quan trọng nhất đưa đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai là?
- A. Mâu thuẫn dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh hết sức gay gắt.
- B. Mâu thuẫn giai cấp ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh hết sức gay gắt.
- C. Ảnh hưởng từ cuộc khai thác thuộc địa của các nước đế quốc thực dân.
- D. Các lực lượng dân tộc như giai cấp tư sản, vô sản ở các nước phát triển.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 404835
Phong trào giải phóng dân tộc của các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai không chịu tác động bởi nhân tố khách quan nào sau đây?
- A. Mâu thuẫn dân tộc ở mỗi nước diễn ra gay gắt.
- B. Chiến tranh thế giới thứ hai làm các nước đế quốc suy yếu.
- C. Sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
- D. Sự cổ vũ của các quốc gia tuyên bố độc lập trước.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 404837
Một trong những ý nghĩa quan trọng từ thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
- A. Làm sụp đổ về cơ bản hệ thống chủ nghĩa thực dân trên thế giới.
- B. Mang lại độc lập cho nhiều quốc gia trên thế giới.
- C. Là cơ sở để các thắng lợi vượt xa các nước tư bản phát triển.
- D. Tạo điều kiện phổ biến liên kết khu vực, quốc tế.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 404839
Ý nghĩa sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc đối với tình hình quan hệ quốc tế là
- A. Xóa bỏ sự thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ.
- B. Tăng sức mạnh cho phong trào đấu tranh thế giới.
- C. Làm xói mòn trật tự Ianta.
- D. Xóa bỏ chế đô phân biệt chủng tộc trên thế giới.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 404842
Ba quốc gia nào ở Đông Nam Á đã chớp thời cơ Nhật đầu hàng đồng minh để tiến hành khởi nghĩa vũ trang và giành thắng lợi trong năm 1945?
- A. Inđônêxia, Việt Nam, Campuchia.
- B. Inđônêxia, Campuchia, Lào.
- C. Việt Nam, Lào, Campuchia.
- D. Lào, Việt Nam, Inđônêxia.