Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 199215
Hình thức sống chung giữa 2 loài trong đó một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không có hại gì thuộc mối quan hệ
- A. cộng sinh.
- B. hợp tác.
- C. hội sinh.
- D. kí sinh.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 199216
Cho các phát biểu sau:
I. Khống chế sinh học thường dẫn đến sự cân bằng sinh học.
II. Ứng dụng khống chế sinh học trong bảo vệ thực vật bằng cách sử dụng thiên địch để trừ sâu.
III. Quần xã là tập hợp các quần thể sinh vật khác loài.
IV. Nơi quần xã sống gọi là sinh cảnh.
Số phát biểu đúng là:
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 199217
Một số loài chim thường đậu trên lưng và nhặt các loại kí sinh trên cơ thể động vật móng guốc làm thức ăn. Mối quan hệ giữa chim nhỏ và động vật móng guốc nói trên thuộc mối quan hệ.
- A. cộng sinh.
- B. hợp tác.
- C. hội sinh.
- D. sinh vật ăn sinh vật khác.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 199218
Bồ nông xếp thành đàn dễ dàng bắt được nhiều cá, tôm so với bồ nông kiếm ăn riêng lẻ là ví dụ về mối quan hệ nào sau đây?
- A. Hỗ trợ cùng loài.
- B. Kí sinh cùng loài.
- C. Cạnh tranh cùng loài.
- D. Vật ăn thịt – con mồi.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 199219
Trong các quần xã sinh vật sau đây, quần xã nào thường có sự phân tầng mạnh nhất?
- A. Quần xã rừng lá rộng ôn đới.
- B. Quần xã đồng rêu hàn đới.
- C. Quần xã đồng cỏ.
- D. Quần xã đồng ruộng có nhiều loại cây.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 199220
Trong một quần xã sinh vật, xét các loài sau: cỏ, thỏ, mèo rừng, hươu, hổ, vi khuẩn gây bệnh ở thỏ và sâu ăn cỏ. Trong các nhận xét sau đây về mối quan hệ giữa các loài trên, có bao nhiêu nhận xét đúng?
I. Thỏ và vi khuẩn là mối quan hệ cạnh tranh khác loài.
II. Mèo rừng thường bắt những con thỏ yếu hơn nên có vai trò chọn lọc đối với quần thể thỏ.
III. Nếu mèo rừng bị tiêu diệt hết thì quần thể thỏ có thể tăng số lượng nhưng sau đó được điều chỉnh về mức cân bằng.
IV. Hổ là vật dữ đầu bảng có vai trò điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể trong quần xã.
- A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 1
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 199221
Trong tự nhiên, quan hệ giữa mèo và chuột là gì?
- A. Kí sinh.
- B. Hội sinh.
- C. Cộng sinh.
- D. Sinh vật ăn sinh vật.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 199222
Trong các mối quan hệ sinh thái sau đây, có bao nhiêu mối quan hệ không gây hại cho các loài tham gia?
(1) Một số loài tảo nước ngọt nở hoa cùng sống trong một môi trường với các loài cá tôm.
(2) Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.
(3) Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn.
(4) loài kiến sống trên cây kiến.
Những mối mối quan hệ đó là:
- A. 4
- B. 3
- C. 2
- D. 1
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 199223
Trong nghề nuôi cá để thu được năng suất cá tối đa trên một đơn vị diện tích mặt nước thì điều nào dưới đây là cần làm hơn cả?
- A. Nuôi nhiều loài cá sống ở các tầng nước khác nhau.
- B. Nuôi nhiều loài cá thuộc cùng một chuỗi thức ăn.
- C. Nuôi nhiều loài cá với mật độ càng cao càng tốt.
- D. Nuôi một loài cá thích hợp với mật độ cao và cho dư thừa thức ăn.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 199224
Tảo giáp nở hoa làm chết các loài cá, tôm là mối quan hệ gì?
- A. Ức chế cảm nhiễm.
- B. Sinh vật ăn sinh vật.
- C. Cạnh tranh.
- D. Kí sinh.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 199225
Thành phần nào sau đây thuộc thành phần cấu trúc của hệ sinh thái mà không thuộc thành phần cấu trúc của quần xã?
- A. Các loài động vật.
- B. Các loài vi sinh vật.
- C. Các loài thực vật.
- D. Xác chết của sinh vật.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 199226
Loài giun dẹp Convolvuta roscoffensin sống trong cát vùng ngập thuỷ triều ven biển. Trong mô của giun dẹp có các tảo lục đơn bào sống. Khi thuỷ triều hạ xuống, giun dẹp phơi mình trên cát và khi đó tảo lục có khả năng quang hợp. Giun dẹp sống bằng chất tinh bột do tảo lục quang hợp tổng hợp nên. Quan hệ nào trong số các quan hệ sau đây là quan hệ giữa tảo lục và giun dẹp.
- A. Cộng sinh.
- B. Hợp tác.
- C. Kí sinh.
- D. Vật ăn thịt – con mồi.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 199227
Trong một quần xã sinh vật càng có độ đa dạng loài cao, mối quan hệ sinh thái càng chặt chẽ thì
- A. quần xã có cấu trúc càng ổn định vì lưới thức ăn phức tạp, một loài có thể dùng nhiều loài khác làm thức ăn.
- B. quần xã dễ dàng xảy ra diễn thế do tác động của nhiều loài trong quần xã làm cho môi trường thay đổi nhanh.
- C. quần xã có cấu trúc ít ổn định vì có số lượng lớn loài ăn thực vật làm cho các quần thể thực vật biến mất dần.
- D. quần xã có xu hướng biến đổi làm cho độ đa dạng thấp và từ đó mối quan hệ sinh thái lỏng lẻo hơn vì thức ăn trong môi trường cạn kiệt dần.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 199228
Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?
- A. Mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh là sự biến tướng của quan hệ con mồi – vật ăn thịt.
- B. Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn không thể chung sống trong cùng một sinh cảnh.
- C. Trong tiến hóa, các loài trùng nhau vè ổ sinh thái thường hướng đến sự phân li về ổ sinh thái.
- D. Quan hệ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã được xem là một trong những động lực của quá trình tiến hóa.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 199229
Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể nào?
- A. cá rô phi và cá chép
- B. ếch đồng và chim sẻ
- C. chim sâu và sâu đo
- D. tôm và tép
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 199230
Kết quả của hiện tượng khống chế sinh học là gì?
- A. làm cho một loài bị tiêu diệt
- B. đảm bảo cân bằng sinh thái trong quần xã
- C. làm cho quần xã chậm phát triển
- D. mất cân bằng trong quần xã
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 199231
Nguyên nhân dẫn tới phân li ổ sinh thái của các loài trong quần xã là gì?
- A. mỗi loài ăn một loại thức ăn khác nhau
- B. mỗi loài kiếm ăn ở vị trí khác nhau
- C. mỗi loài kiếm ăn vào 1 thời gian khác nhau trong ngày
- D. cạnh tranh khác loài
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 199232
Hai loài ếch sống trong cùng 1 hồ nước, số lượng của loài A giảm chút ít, còn số lượng của loài B giảm đi rất mạnh. Điều đó chứng minh cho mối quan hệ
- A. hội sinh
- B. vật dữ - con mồi
- C. ức chế - cảm nhiễm
- D. cạnh trạnh
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 199233
Đặc trưng nào sau đây có ở quần xã mà không có ở quần thể?
- A. tỉ lệ nhóm tuổi
- B. tỉ lệ tử vong
- C. tỉ lệ đực - cái
- D. độ đa dạng
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 199234
Loài nào sau đây có thể cộng sinh với nấm hình thành địa y?
- A. hải quỳ
- B. vi khuẩn lam
- C. rêu
- D. tôm
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 199235
Mối quan hệ nào sau đây là biểu hiện của quan hệ cộng sinh?
- A. Dây tơ hồng bám trên thân cây lớn
- B. Làm tổ tập đoàn giữa nhạn và cò biển
- C. Sâu bọ sống trong các tổ mối
- D. Trùng roi sống trong ống tiêu hóa của mối
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 199236
Quần thể đặc trưng trong quần xã phải có đặc điểm như thế nào?
- A. Kích thước bé, ngẫu nhiên nhất thời, sức sống mạnh
- B. Kích thước lớn, không ổn định, thường gặp
- C. Kích thước bé, phân bố hẹp, có giá trị đặc biệt
- D. Kích thước lớn, phân bố rộng, thường gặp
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 199237
Trong một quần xã có một vài quần thể có số lượng cá thể phát triển mạnh hơn. Các quần thể đó được gọi là:
- A. quần thể trung tâm
- B. quần thể chính
- C. quần thể ưu thế
- D. quần thể chủ yếu
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 199238
Con ve bét hút máu trâu, bò là thể hiện mối quan hệ nào?
- A. Kí sinh
- B. Vật dữ - con mồi
- C. Cộng sinh
- D. Đối địch
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 199239
Trong 1 ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loại cá: mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, trôi, chép,… vì sao?
- A. mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau
- B. tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật nổi và tảo
- C. tân dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật đáy
- D. tạo ra sự đa dạng loài trong hệ sinh thái ao
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 199240
Trong một hồ tương đối giàu dinh dưỡng đang trong trạng thái cân bằng, người ta thả vào đó mộ số loài cá ăn động vật nổi để tăng sản phẩm thu hoạch, nhưng hồ lại trở nên phì dưỡng, gây hậu quả ngược lại. Nguyên nhân chủ yếu do đâu?
- A. cá thải thêm phân vào nước gây ô nhiễm
- B. cá làm đục nước hồ, cản trở quá trình quang hợp của tảo
- C. cá khai thác quá mức động vật nổi
- D. cá gây xáo động nước hồ, ức chế sự sinh trưởng và phát triển của tảo
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 199241
Trong một bể cá nuôi, 2 loài cá cùng bắt động vật nổi làm thức ăn. Một loài ứa sống nơi sống nơi thoáng đãng, còn một loài lại thích sống dựa dẫm vào các vật thể trôi nổi trong nước. Chúng cạnh tranh gay gắt với nhau về thức ăn. Người ta cho vào bể 1 ít rong với mục địch để
- A. làm tăng hàm lượng oxi trong nước nhờ sự quang hợp của rong
- B. bổ sung lượng thức ăn cho cá
- C. giảm sự cạnh tranh của 2 loài về nơi ở
- D. làm giảm bớt chất ô nhiễm trong bể nuôi
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 199242
Quan hệ giữa vi khuẩn lam và bèo hoa dây thuộc mối quan hệ nào?
- A. hội sinh
- B. cộng sinh
- C. cạnh tranh
- D. hợp tác
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 199246
Bồ nông xếp thành đàn dễ dàng bắt được nhiều cá, tôm so với bồ nông kiếm ăn riêng lẻ là ví dụ về mối quan hệ nào sau đây?
- A. Hỗ trợ cùng loài.
- B. Kí sinh cùng loài.
- C. Cạnh tranh cùng loài.
- D. Vật ăn thịt – con mồi.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 199249
Trong quần xã sinh vật có những mối quan hệ nào sau đây?
- A. quan hệ giữa các cá thể cùng loài
- B. quan hệ giữa các cá thể khác loài
- C. quan hệ giữa các cá thể sinh vật với môi trường
- D. cả A, B và C
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 199251
Các đặc trung cơ bản của quần xã là gì?
- A. thành phần loài, tỉ lệ nhóm tuổi, mật độ
- B. độ phong phú, sự phân bố các cá thể trong quần xã
- C. thành phần loài, sức sinh sản và sự tử vong
- D. thành phần loài, sự phân bố các cá thể trong quần xã
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 199252
Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã thể hiện điều gì?
- A. độ nhiều
- B. độ đa dạng
- C. độ thường gặp
- D. sự phổ biến
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 199254
Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã cho biết
- A. mức độ gần gũi giữa các cá thể trong quần xã
- B. con đường trao đổi vật chất và năng lượng trong quần xã
- C. nguồn thức ăn của các sinh vật tiêu thụ
- D. mức độ tiêu thụ các chất hữu cơ của các sinh vật
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 199256
Trong quan hệ giữa 2 loài, có ít nhất 1 loài bị hại thì đó là mối quan hệ nào sau đây?
- A. quan hệ hỗ trợ
- B. quan hệ đối kháng
- C. quan hệ hợp tác
- D. quan hệ hội sinh
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 199259
Nêu khái niện quần xã?
- A. một tập hợp các sinh vật cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định.
- B. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian và thời gian xác định, gắn bó với nhau như 1 thể thống nhất và có cấu trúc tương đối ổn định.
- C. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong 1 khu vực, vào 1 thời điểm nhất định.
- D. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm nhất định.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 199261
Trong quần xã sinh vật đồng cỏ, loài chiếm ưu thế là gì?
- A. cỏ bợ
- B. trâu, bò
- C. sâu ăn cỏ
- D. bướm
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 199262
Loài ưu thế là loài có vai trò quan trọng trong quần xã cho những yếu tố nào?
- A. số lượng cá thể nhiều
- B. sức sống mạnh, sinh khối lớn, hoạt động mạnh
- C. có khả năng tiêu diệt các loài khác
- D. số lượng cá thể nhiều, sinh khối lơn, hoạt động mạnh
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 199264
Các cây tram ở rừng U Minh là loài gì?
- A. ưu thế
- B. đặc trưng
- C. đặc biệt
- D. có số lượng nhiều
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 199266
Các quần xã sinh vật vùng nhiệt đới có đặc điểm như thế nào?
- A. sự phân bố theo chiều ngang
- B. đa dạng sinh học cao
- C. đa dạng sinh học thấp
- D. nhiều cây to và động lực lớn
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 199269
Ý nghĩa của sự phân tầng trong quần xã là gì?
- A. làm tăng khả năng sử dụng nguồn sống, do các loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau
- B. làm tiết kiệm diện tích, do các loài có nhu cầu nhiệt độ khác nhau
- C. làm giảm sự cạnh tranh nguồn sống giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống
- D. giúp các loài thích nghi với các điều kiện sống khác nhau