Câu hỏi trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 156795
Đặc điểm nào không phải là ưu điểm của nguồn lao động nước ta?
- A. Nguồn lao động dồi dào, tăng khá nhanh.
- B. Khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật.
- C. Cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú.
- D. Tỉ lệ lao động chuyên môn kỹ thuật còn ít.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 156796
Đặc điểm nào sau đây đúng với nền nông nghiệp nước ta hiện nay?
- A. Là nền nông nghiệp tự cấp, tự túc, sản xuất theo lối cổ truyền.
- B. Là nền nông nghiệp hàng hóa, áp dụng tiến bộ kĩ thuật hiện đại.
- C. Tồn tại song song nền nông nghiệp cổ truyền và nông nghiệp hàng hóa.
- D. Chuyển nền nông nghiệp cổ truyền sang nền nông nghiệp hiện đại.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 156797
Khó khăn trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta là do
- A. thời tiết và khí hậu thất thường.
- B. thiếu giống cây trồng và vật nuôi.
- C. thiếu đất canh tác cho cây trồng.
- D. thiếu lực lượng lao động.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 156798
Đặc điểm không phải của nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá là:
- A. sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp và công nghệ mới.
- B. gắn bó chặc chẽ với công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ nông nghiệp.
- C. phát triển ở những vùng có truyền thống sản xuất nông nghiệp lâu đời.
- D. mục đích chính là tạo ra được nhiều lợi nhuận.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 156799
Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở nước ta hiện nay là:
- A. thị trường có nhiều biến động.
- B. công nghiệp chế biến chưa phát triển.
- C. giống cây trồng còn hạn chế.
- D. thiếu lao động có kinh nghiệm sản xuất.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 156800
Ý nào dưới đây không phải là các xu hướng trong quá trình phát triển ngành chăn nuôi nước ta hiện nay?
- A. Chú trọng sản xuất theo lối cổ truyền.
- B. Đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hoá.
- C. Chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp.
- D. Tăng tỉ trọng sản phẩm không qua giết thịt.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 156801
Các vùng trồng cây ăn quả hàng đầu nước ta là:
- A. Trung du miền núi Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng.
- B. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
- C. Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng.
- D. Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 156802
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc nước ta là:
- A. Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang.
- B. Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình.
- C. Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái.
- D. Sơn La, Điện Biên, Phú Thọ, Hà Giang.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 156803
Cây công nghiệp lâu năm của nước ta chủ yếu là:
- A. cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa, mía.
- B. cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa, lạc.
- C. cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, điều, dừa.
- D. cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa, thuốc lá.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 156804
Yếu tố tự nhiên nào quan trọng nhất dẫn đến sự khác nhau về phân bố cây chè và cao su ở nước ta?
- A. Khí hậu.
- B. Địa hình.
- C. Đất đai.
- D. Nguồn nước.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 156805
Yếu tố tự nhiên nào sau đây ảnh hưởng nhiều nhất tới hoạt động khai thác thuỷ sản ở nước ta?
- A. Sạt lở bờ biển và thuỷ triều.
- B. Động đất và sương mù ngoài biển.
- C. Thuỷ triều đỏ và gió mùa Tây Nam.
- D. Bão và gió mùa Đông Bắc.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 156806
Ý không đúng về thuận lợi tự nhiên để phát triển ngành đánh bắt hải sản nước ta
- A. Nước ta có bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn.
- B. Nguồn lợi hải sản khá phong phú.
- C. Trữ lượng hải sản lớn, ngoài cá, tôm, nhuyễn thể thì còn có các đặc sản.
- D. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 156807
ĐBSCL là vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta không phải do
- A. Có dải đất phù sa ngọt ven sông màu mỡ, diện tích lớn
- B. Trình độ thâm canh cao
- C. Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, nguồn nước dồi dào
- D. Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 156808
Kinh tế trang trại của nước ta phát triển từ
- A. Nông trường quốc doanh
- B. Kinh tế hộ gia đình
- C. Hợp tác xã
- D. Đồn điền
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 156809
Theo cách phân loại hiện hành, cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta có
- A. 2 nhóm với 28 ngành.
- B. 3 nhóm với 29 ngành.
- C. 3 nhóm với 30 ngành.
- D. 5 nhóm với 31 ngành.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 156810
Cơ cấu ngành CN nước ta chuyển dịch nhằm
- A. Thích nghi với tình hình mới để có hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới
- B. Thích nghi với tình hình mới và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên
- C. Để thực hiện quá trình công nghiệp hóa và hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới
- D. Để thực hiện quá trình công nghiệp hóa và phát triển nền kinh tế thị trường
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 156811
Ở trung du và miền núi còn gặp nhiều hạn chế trong phát triển CN là do
- A. Sự thiếu đồng bộ của các nhân tố, nhất là giao thông vận tải
- B. Sự thiếu đồng bộ của các nhân tố, nhất là tài nguyên thiên
- C. Sự thiếu đồng bộ của các nhân tố, nhất là nguồn lao động
- D. Sự thiếu đồng bộ của các nhân tố, nhất là thị trường
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 156812
Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác là:
- A. bể trầm tích Trung Bộ và sông Hồng
- B. bể trầm tích sông Hồng và Nam Côn Sơn
- C. bể Cửu Long và Nam Côn Sơn.
- D. bể trầm tích Thổ Chu - Mã Lai.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 156813
Khó khăn lớn nhất của việc phát triển thuỷ điện nước ta là:
- A. sông ngòi ngắn dốc, tiềm năng thuỷ điệnthấp.
- B. miền núi trung du cơ sở tầng còn,
- C. sự phân mùa của khí hậu làm lượng nước không đều.
- D. sông ngòi của nước ta có lưu lượng nhỏ.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 156814
Thế mạnh hàng đầu để phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta hiện nay là
- A. có thị trường xuất khẩu rộng mở.
- B. có nguồn lao động dồi dào, lương thấp.
-
C.
có nguồn nguyên liệu tại chỗ đa dạng phong phú.
- D. có nhiều cơ sở, phân bố rộng khắp trên cả nước.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 156815
Ý nào không đúng với vùng Đông Nam Bộ
- A. Giá trị sản lượng nông nghiệp lớn nhất cả nước.
- B. Cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất cả nước.
- C. Vùng kinh tế năng động nhất cả nước.
- D. Giá trị sản lượng công nghiệp lớn nhất cả nước.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 156816
Công nghiệp năng lượng gồm các phân ngành
- A. khai thác nguyên, nhiên liệu và công nghiệp điện lực.
- B. khai thác nguyên, nhiên liệu và nhiệt điện.
-
C.
khai thác than, dầu khí và nhiệt điện.
- D. khai thác than, dầu khí và thủy điện.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 156817
Tiềm năng về thủy điện của nước ta tập trung chủ yếu ở
- A. hệ thống sông Thái Bình
- B. hệ thống sông Hồng
- C. hệ thống sông Đồng Nai
- D. hệ thống sông Mê Kong
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 156818
Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp năng lượng (Atlat trang 22), hãy cho biết các nhà máy nhiệt điện có công suất trên 1000 MW ở nước ta là:
- A. Tuyên Quang, Na Dương, Uông Bỉ.
- B. Phả Lại, Phú Mỹ, Cà Mau.
- C. Ninh Bình, Trà Nóc, Thủ Đức.
- D. A Vương, Yaly, Đa Nhim.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 156819
Các cảng biển nước sâu của nước ta kể theo thứ tự từ Bắc vào Nam là:
- A. Vũng Áng, Nghi Sơn, Chân Mây, Dung Quất, Cái Lân.
- B. Cái Lân, Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây, Dung Quất.
- C. Nghi Sơn, Cái Lân, Vũng Áng, Chân Mây, Dung Quất.
- D. Cái Lân, Vũng Áng, Nghi Sơn, Dung Quất, Chân Mây.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 156820
Từ Bắc vào Nam, đường quốc lộ 1A đi qua lần lượt các tỉnh thành
- A. Hà Nam, Hà Tĩnh, Bắc Giang, Cần Thơ, An Giang.
- B. Bắc Giang, Hà Nam, Hà Tĩnh, Đồng Nai, Cần Thơ.
-
C.
Hà Tĩnh, Hà Nam, Bắc Giang, Đồng Nai, An Giang.
- D. Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Bình, Hà Tĩnh, Đồng Nai.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 156821
Tuyến giao thông vận tải quan trọng nhất ở nước ta hiện nay là:
- A. đường sắt Thống Nhất.
- B. quốc lộ 1A.
- C. đường biển.
- D. tuyến Bắc - Nam.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 156822
Ý nghĩa của đường Hồ Chí Minh:
- A. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước
- B. Thúc đẩy sự phát triển cơ sở hạ tầng của dải dất phía tây đất nước
-
C.
Thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của Tây Nguyên
- D. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của dải dất phía tây đất nước
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 156823
Các di sản thiên nhiên thế giới ở nước ra là:
- A. Cố đô Huế, Vịnh Hạ Long
- B. Phố cổ Hội An, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- C. Phố cổ Hội An, Huế
- D. Vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 156824
Mặt hàng nào sau đây không phải là mặt hàng xuất khẩu của nước ta?
- A. Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản
- B. Tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu)
- C. Hàng thủ công nhẹ và tiểu thủ công nghiệp
- D. Hàng nông – lâm - thủy sản