Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 153726
Nhận xét nào không đúng với quá trình giao phối ngẫu nhiên:
- Giao phối ngẫu nhiên thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.
- Giao phối ngẫu nhiên duy trì trạng thái cân bằng của quần thể.
- Giao phối ngẫu nhiên không phải là một nhân tố tiến hóa.
- Vai trò của giao phối ngẫu nhiên trong tiến hóa là phát tán và trung hòa đột biến.
- Giao phối ngẫu nhiên cung cấp nguốn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
- A. (1), (3).
- B. (2), (4).
- C. (1), (5).
- D. (2), (3).
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 153734
Theo quan niệm hiện đại, thực chất của quá trình tiến hóa nhỏ:
- A. Là quá trình hình thành loài mới.
- B. Là quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài.
- C. Là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể.
- D. Là quá trình tạo ra nguồn biến dị di truyền của quần thể.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 153737
Trong quá trình tiến hóa nhỏ, vai trò của quá trình cách ly?
- A. Xóa nhòa nhưng khác biệt về vốn gen giữa 2 quần thể đã phân li.
- B. Góp phân thúc đẩy sự phân hóa kiểu gen của quần thể gốc.
- C. Làm tăng tần số alen từ đó hình thành nên loài mới.
- D. Tăng cường sự khác nhau về kiểu gen giữa các loài, các họ.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 153738
Ở một loài côn trùng, đột biến gen A thành a. Thể đột biến có mắt lồi hơn bình thường, giúp chúng kiếm ăn tốt hơn và tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường, nhưng thể đột biến lại mất đi khả năng sinh sản. Theo quan điểm của tiến hóa hiện đại, ý nghĩa của đột biến trên:
- A. Có lợi cho sinh vật và tiến hóa.
- B. Có hại cho sinh vật và tiến hóa.
- C. Có hại cho sinh vật và vô nghĩa với tiến hóa.
- D. Có lợi cho sinh vật và vô nghĩa với tiến hóa.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 153739
Giả sử tần số tương đối của các alen ở trong một quần thể là 0.5A: 0.5a, đột ngột biến thành 0.7A: 0.3a. Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến hiện tượng trên?
- A. Sự phát tán hay di chuyển của một nhóm cá thể ở quần thể này di nhập vào quần thể mới.
- B. Giao phối không ngẫu nhiên xảy ra trong quần thể.
- C. Đột biến xảy ra trong quần thể theo hướng biến đổi tần số alen a thành A.
- D. Quần thể chuyển từ nội phối sang ngẫu phối.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 153740
Cho các nhận xét sau:
- Làm đa dạng vốn gen của quần thể.
- Làm nghèo vốn gen của quần thể.
- Là một nhân tố tiến hóa định hướng.
- Trong mọi tình huống, luôn làm thay đổi tần số alen của quần thể.
- Trong mọi tính huống, luôn làm thay đổi nhanh tần số alen của quần thể.
- Làm xuất hiện alen mới trong quần thể.
Có bao nhiêu nhận xét đúng với đặc điểm của nhân tố tiến hóa di - nhập gen?
- A. 3
- B. 4
- C. 5
- D. 6
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 153741
Quá trình nào dưới đây làm hạn chế quá trình hình thành loài mới?
- A. Cách li địa lý.
- B. Di - nhập gen.
- C. Các biến dị di truyền trong quần thể.
- D. Chọn lọc tự nhiên.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 153742
Ở loài thực vật giao phấn, các hạt phấn của quần thể 1 theo gió bay sang quần thể 2 và thụ phấn cho các cây của quần thể 2. Đây là một ví dụ về:
- A. Biến động di truyền.
- B. Di - nhập gen.
- C. Giao phối không ngẫu nhiên.
- D. Thoái hóa giống.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 153743
Cho các thông tin sau:
- Trong tế bào chất của một số vi khuẩn không có plasmit.
- Vi khuẩn sinh sản rất nhanh, thời gian thế hệ ngắn.
- Ở vùng nhân của vi khuẩn có một phân tử ADN mạch kép, có dạng vòng nên hầu hết các đột biến đều biểu hiện thành kiểu hình.
- Vi khuẩn có thể sống kí sinh, hoại sinh hoặc tự dưỡng.
Những thông tin được dùng làm căn cứ để giải thích sự thay đổi tần số alen trong quần thể vi khuẩn nhanh hơn sự thay đổi tần số alen trong các sinh vật nhân thực:
- A. (2) và (4).
- B. (3) và (4).
- C. (2) và (3).
- D. (1) và (4).
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 153744
Cặp nhân tố tiến hóa nào sau đây làm xuất hiện các alen mới trong quần thể sinh vật:
- A. Giao phối không ngẫu nhiên và di nhập gen.
- B. Đột biến và chọn lọc tự nhiên.
- C. Chọn lọc tự nhiên và các yêu tố ngẫu nhiên.
- D. Đột biến và di - nhập gen.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 153745
Có bao nhiêu nhận xét không phải là đặc điểm của giao phối không ngẫu nhiên?
- Làm đa dạng vốn gen quần thể .
- Là nhân tố tiến hóa định hướng.
- Làm tăng tỷ lệ kiểu gen đồng hợp, giảm kiểu gen dị hợp.
- Làm biến đổi tần số alen chậm chạp, nhưng nhanh hơn đột biến.
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 153747
Cho các nhận xét sau:
- Đột biến là nhân tố duy nhất tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
- Di - nhập gen làm đa dạng vốn gen quần thể.
- Thuyết tiến hóa tổng hợp gồm 2 quá trình tiến hóa lớn và tiến hóa nhỏ.
- Giao phối ngẫu nhiên là nhân tố tiến hóa vô hướng.
- Chỉ duy nhất chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hóa định hướng.
- Đột biến làm nghèo vốn gen quần thể.
- Nếu tần số đột biến thuận bằng tần số đột biến nghịch thì quần thể vẫn tiến hóa.
Có bao nhiêu nhận xét đúng?
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 153749
Cho những nhận xét sau:
- Đột biến gen và di - nhập gen đều tạo ra vốn gen phong phú cho quần thể.
- Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố tiến hóa có hướng trong việc quy định chiều hướng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể
- Giao phối không ngẫu nhiên và di - nhập gen đều làm nghèo vốn gen quần thể.
- Chọn lọc tự nhiên và yếu tố ngẫu nhiên đều làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.
- Giao phối ngẫu nhiên và đột biến gen đều là nhân tố tiến hóa vô hướng.
- Đột biến và giao phối không ngẫu nhiên đều làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách chậm chạp.
- Chọn lọc tự nhiên và yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen một cách đột ngột.
- Đột biến thay đổi tần số alen chậm nhất, chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen nhanh nhất.
Có bao nhiêu nhận xét sai?
- A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 153752
Cho các nhân tố tiến hóa:
- Đột biến.
- Di - nhập gen.
- Giao phối không ngẫu nhiên.
Cho các đặc điểm sau:
- Thay đổi tần số alen của quần thể.
- Làm nghèo vốn gen của quần thể.
- Cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
- Là nhân tố tiến hóa có hướng.
- Không làm thay đổi thành phấn kiểu gen của quần thể.
- Là nhân tố tiến hóa làm thay đổi tần số alen chậm nhất.
Đâu là đáp án nối chính xác giữa nhân tố tiến hóa và đặc điểm của nhân tố đó?
- A. 1. (a), (c), (f); 2. (a), (b); 3. (b).
- B. 1. (a), (d), (f); 2. (a), (b); 3. (e).
- C. 1. (a), (b), (c); 2. (a), ánh sáng); 3. (b).
- D. 1. (a), (c), (f); 2. (b), (f); 3. (d).
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 153755
So với đột biến NST thì đột biến gen là nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa vì:
- A. Alen đột biến có lợi có hại không phụ thuộc vào tổ hợp gen và môi trường sống, vì vậy chọn lọc tự nhiên vẫn tích lũy các gen đột biến qua các thế hệ.
- B. Các alen đột biến thường ở trạng thái lặn và ở trạng thái dị hợp, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp vào kiểu gen do đó tần số của gen lặn có hại không đổi qua các thế hệ.
- C. Đột biến gen phổ biến hơn đột biến NST và ít ảnh hưởng đến sức sống, sự sinh sản của cơ thể sinh vật.
- D. Đa số đột biến gen là có hại, nên chọn lọc tự nhiên sẽ loại bỏ chúng nhanh chóng, chỉ giữ lại những đột biến có lợi.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 153757
Đâu là nhận xét đúng?
- A. Quá trình đột biến gây áp lực không đáng kể đối với sự thay đổi tần số tương đối của các alen, vì vai trò chính của nó là tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
- B. Ngẫu phối không phải là một nhân tố tiến hóa và không có vai trò trong tiến hóa.
- C. Di - nhập gen chỉ làm đa dạng vốn gen của quần thể.
- D. Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố quy định chiều hướng của sự tiến hóa, làm tăng đồng hợp và giảm dị hợp.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 153759
Tại sao đột biến gen thường gây hại cho cơ thể sinh vật nhưng vẫn có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa?
- Tần số đột biến gen trong tự nhiên là không đáng kể nên tần số alen đột biến có hại là rất thấp.
- Gen đột biến có thể có hại trong môi trường này nhưng có thể vô hại hay có lợi trong môi trường khác.
- Gen đột biến có thể có hại trong tổ hợp gen này nhưng lại vô hại hay có lợi trong các tổ hợp gen khác.
- Đột biến thường có hại nhưng thường ở trạng thái alen lặn, tồn tại ở dạng dị hợp nên không gây hại.
- Đột biến trong quần thể là phổ biến, đặc biệt là đột biến gen.
Có bao nhiêu đáp án đúng?
- A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 153761
Có bao nhiêu nhân tố tiến hóa sau vừa làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể:
- Chọn lọc tự nhiên.
- Đột biến.
- Di - nhập gen.
- Giao phối ngẫu nhiên.
- Phiêu bạt di truyền.
- Giao phối không ngẫu nhiên.
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 153762
Nhận xét nào sai?
- A. Nhân tố tiến hóa vừa có khả năng làm đa dạng, vừa có khả năng làm nghèo vốn gen quần thể.
- B. Mọi nhân tố tiến hóa đều làm thay đổi tần số alen của quần thể.
- C. Quá trình giao phối bằng gió cũng có khả năng tạo ra hiện tượng di - nhập gen.
- D. Đột biến làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể chậm nhất.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 153764
Nhân tố nào ít làm ảnh hưởng nhất đối với cân bằng Hardi - Vanbec?
- A. Phiêu bạt gen.
- B. Di - nhập gen.
- C. Giao phối không tự do.
- D. Đột biến.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 153769
Những biến đổi trong quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra theo trình tự nào?
- A. Phát sinh đột biến → Sự phát tán đột biến → Chọn lọc các đột biến có lợi → Cách li sinh sản.
- B. Phát sinh đột biến → Cách li sinh sản giữa các quần thể đã bị biến đổi với quần thể gốc → Phát tán đột biến qua giao phối → Chọn lọc các đột biến có lợi.
- C. Phát tán đột biến → Chọn lọc các đột biến có lợi → Cách li sinh sản → Phát tán đột biến giao phối.
- D. Phát tán đột biến → Chọn lọc các đột biến có lợi → Sự phát sinh đột biến → Cách li sinh sản.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 153772
Loài côn trùng A là loài duy nhất có khả năng thụ phấn cho loài thực vật B. Côn trùng A bay đến hoa của cây B mang theo nhiều hạt phấn và tiến hành thụ phấn cho hoa. Nhưng trong quá trình này, côn trùng A đồng thời đẻ trứng vào bầu nhụy của một số hoa loài B. Ở những hoa này, khi côn trùng nở gây chết noãn trong các bầu nhụy. Nếu noãn bị hỏng, quả cũng bị hỏng và dẫn đến ấu trùng của côn trùng A cũng bị chết. Đây là một ví dụ về mối quan hệ:
- A. Ký sinh.
- B. Cạnh tranh.
- C. Hội sinh.
- D. Ức chế cảm nhiễm.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 153775
Khi nói về độ đa dạng của quần xã, cho các kết luận như sau:
(1) Quần xã có độ đa dạng càng cao thì cấu trúc càng đễ bị thay đổi.
(2) Độ đa dạng của quần xã phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường.
(3) Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã tăng đần.
(4) Độ đa dạng của quần xã càng cao thì sự phân hóa ổ sinh thái càng mạnh.
Số phát biểu đúng là:
- A. 3
- B. 2
- C. 1
- D. 4
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 153778
Cho các dữ kiện sau:
I. Một đầm nước mới xây dựng.
II. Các vùng đất quanh đầm bị xói mòn, làm cho đáy hầm bị nông dần. Các loài sinh vật nổi ít dần, các loài động vật chuyển vào sống trong lòng đầm ngày một nhiều.
III. Trong đầm nước có nhiều loài thủy sinh ở các tầng nước khác nhau, các loài rong rêu và cây cỏ mọc ven bờ đầm.
IV. Đầm nước nông biến đổi thành vùng đất trũng. Cỏ và cây bụi dần đần đến sống trong đầm.
V. Hình thành cây bụi và cây gỗ.
Sơ đồ nào sau đây thể hiện diễn thế ở đầm nước nông?
-
A.
\(I \to III \to II \to IV \to V\)
-
B.
\(I \to III \to II \to V \to IV\)
-
C.
\(I \to II \to III \to IV \to V\)
-
D.
\(I \to II \to III \to V \to IV\)
-
A.
\(I \to III \to II \to IV \to V\)
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 153780
Quan hệ đối kháng giữa hai loài gồm:
1. Cạnh tranh.
2. Kí sinh.
3. Ức chế cảm nhiễm.
4. Sinh vật này ăn sinh vật khác.
Hãy sắp xếp theo trật tự quan hệ loài càng bị hại nhiều càng xếp về sau. Trật tự đúng là:
- A. 2,3,1,4.
- B. 1,3,2, 4.
- C. 2,1,4,.3.
- D. 1,2, 3,4.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 153781
Một loài cây dây leo họ Thiên lí sống bám trên thân gỗ, một phần thân của dây leo phồng lên tạo nhiều khoang trống làm thành tổ cho nhiều cá thể kiến sinh sống trong đó. Loài dây leo nhận chất dinh dưỡng là thức ăn của kiến đem về dự trữ trong tổ. Kiến sống trên cây gỗ góp phần diệt chết các loài sâu đục thân cây. Mối quan hệ sinh thái giữa dây leo và kiến, dây leo và cây thân gỗ, kiến và cây thân gỗ lần lượt là:
- A. Cộng sinh, hội sinh, hợp tác.
- B. Vật ăn thịt-con mồi, hợp tác, hội sinh.
- C. Cộng sinh, kí sinh vật chủ, hợp tác.
- D. Ức chế cảm nhiễm, cạnh tranh, hợp tác.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 153783
“Sông kia giờ đã nên đồng, chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai” được hiểu là dạng:
- A. Diễn thế phân hủy.
- B. Diễn thế nguyên sinh.
- C. Diễn thế thứ sinh.
- D. Diễn thế dị dưỡng.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 153785
Điều nào sau đây nói về diễn thế sinh thái là không đúng?
- A. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã sinh vật qua các giai đoạn tương ứng với điều kiện môi trường sống.
- B. Trong diễn thế: loài ưu thế sẽ làm thay đổi điều kiện sống, luôn lấn át các loài khác và ngày càng chiếm ưu thế trong quần xã.
- C. Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi các điều kiện tự nhiên như: khí hậu, thổ nhưỡng.
- D. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật, diễn thế thứ sinh là diễn thế xuất hiện ở môi trường đã có quần xã sinh vật từng sống.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 153788
Khi nói về mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh và mối quan hệ con mồi - sinh vật ăn thịt, phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Sinh vật kí sinh có kích thước cơ thể nhỏ hơn sinh vật chủ.
- B. Mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh là nhân tố duy nhất gây ra hiện tượng khống chế sinh học.
- C. Sinh vật ăn thịt bao giờ cũng có số lượng cá thể nhiều hơn con mồi.
- D. Sinh vật kí sinh bao giờ cũng có số lượng cá thể ít hơn sinh vật chủ.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 153790
Cho các quần xã sinh vật sau:
(1) Rừng thưa cây gỗ nhỏ ưa sáng.
(2) Cây bụi và cây cỏ chiếm ưu thế.
(3) Cây gỗ nhỏ và cây bụi.
(4) Rừng lim nguyên sinh.
(5) Tràng cỏ.
Sơ đồ đúng về quá trình diễn thế thứ sinh dẫn đến quần xã bị suy thoái tại rừng lim Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn là:
- A. \((5) \to (3) \to (1) \to (2) \to (4)\)
- B. \((2) \to (3) \to (1) \to (5) \to (4)\)
- C. \((4) \to (1) \to (3) \to (2) \to (5)\)
- D. \((4) \to (5) \to (1) \to (3) \to (2)\)
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 153792
Cho các mối quan hệ sau đây trong quần xã sinh vật:
(1) Lúa và cỏ dại sống chung trong một ruộng lúa.
(2) Cây phong lan sống trên thân cây gỗ.
(3) Cây tâm gửi sống trên thân cây khác.
(4) Hổ sử dụng thỏ để làm thức ăn.
(5) Trùng roi sống trong ruột mối.
(6) Chim sáo bắt chấy rận trên lưng trâu bò.
Có bao nhiêu mối quan hệ cùng loại với mối quan hệ được thể hiện trong hình?
- A. 1
- B. 3
- C. 5
- D. 6
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 153795
Để chia độ phong phú của các loài trong quần xã người ta dùng các kí hiệu: 0; +; ++; +++; ++++. Các kí hiệu trên được biểu thị lần lượt là:
- A. Không có; hiếm; nhiều; rất nhiều; quá nhiều.
- B. Không có; hiếm; không nhiều; nhiều; rất nhiều.
- C. Ít gặp; hiếm gặp; hay gặp; gặp nhiều; gặp rất nhiều.
- D. Không có; rất hiếm; hiếm; nhiều; rất nhiều.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 153797
Khi nói về mối quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi, kết luận nào sau đây là không đúng?
- A. Quần thể vật ăn thịt có số lượng cá thể ít hơn quần thể con mồi.
- B. Khả năng tăng số lượng cá thể của quần thể vật ăn thịt nhanh hơn so với quần thể con mồi.
- C. Khi xảy ra biến động số lượng cá thể thì quần thể con mồi thường biến động trước quần thể ăn thịt.
- D. Quần thể con mồi bị biến động về số lượng sẽ kéo quần thể vật ăn thịt biến động theo.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 153801
Cho một số loài có đặc điểm sinh thái như sau:
1. Cá rô: ăn tạp, sống ở tầng mặt, tầng giữa.
2. Cá chạch: ăn mùn, sống ở tầng đáy.
3. Cá mè hoa: ăn động vật nổi, sống ở tầng mặt.
4. Cá lóc: ăn thực vật thủy sinh, sống ở tầng giữa và tầng mặt.
5. Cá trắm cỏ: ăn thực vật thủy sinh, sống ở tầng giữa và tầng mặt.
6. Cá mè trằng: ăn thực vật nổi, sống ở tầng mặt.
7. Cá trắm đen: ăn thân mềm, sống ở tầng đáy
Trong số các nhận xét dưới đây thì những nhận xét nào là sai?
a. Không thể nuôi chung tất cả các loài ở trong một ao mà không có sự cạnh tranh.
b. Có thể nuôi chung nhiều nhất 6 loài ở cùng một ao mà không có sự cạnh tranh.
c. Có thể nuôi chung cá rô với 3 loài khác trong một ao mà không xảy ra cạnh tranh.
d. Nếu nuôi chung cá mè hoa và cá mè trắng thì ắt hẳn sẽ có cạnh tranh về thức ăn.
e. Cá rô và cá trắm đen tuy cùng ăn tạp nhưng vẫn có thể nuôi chung trong một ao mà không xảy ra cạnh tranh.
f. Ở tầng mặt, tối đa sẽ có 2 loài mà khi nuôi cùng sẽ không xảy ra cạnh tranh.
- A. a, b, c
- B. a, c, d, f.
- C. b ,c , f.
- D. b , c, d, f.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 153804
Loài ăn thịt chủ chốt có thể duy trì đa dạng loài trong quần xã nếu:
- A. Con mồi là loài ưu thế trong quần xã.
- B. Nó cho phép các loài ăn thịt khác nhập cư.
- C. Nó cạnh tranh loại trừ động vật ăn thịt khác.
- D. Nó làm cho con mồi có số lượng tương đối ít trong quần xã.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 153806
Cho các mối quan hệ sinh thái sau:
1. Hải quỳ và cua
2. Cây nắp ấm bắt mồi
3. Kiến và cây kiến
4. Virut và tế bào vật chủ
5. Cây tầm gửi và cây chủ
6. Cá mẹ ăn cá con
7. Địa y
8. Tự tỉa cành ở thực vật
9. Sáo đậu trên lưng trâu
10. Cây mọc theo nhóm
11. Tảo hiển vi làm chết cá nhỏ xung quanh
12. Khi gặp nguy hiểm, đàn ngựa rừng xếp thành vòng tròn, đưa con non và con già vào giữa
Hãy cho biết trong số các nhận định sau đây về các mối quan hệ sinh thái trên thì có bao nhiêu nhận định đúng?
a) Các mối quan hệ trên vừa có những mối quan hệ xảy ra trong quần xã, vừa có các mối quan hệ xảy ra trong quần thể.
b) Có 6 mối quan hệ gây hại cho ít nhất một loài sinh vật.
c) Số mối quan hệ cộng sinh nhiều hơn số mối quan hệ hỗ trợ cùng loài.
d) Không có mối quan hệ nào ở trên là quan hệ hội sinh.
e) Có 2 mối quan hệ là quan hệ kí sinh
f) Các quan hệ ức chế cảm nhiễm hay hợp tác đều chỉ có một minh họa ở trên.
- A. 5
- B. 6
- C. 3
- D. 4
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 153812
Trong các nội dung sau đây, nội dung nào là đúng?
- A. Hồ có ít chất hữu cơ thường dẫn đến thiếu hụt oxy.
- B. Cường độ quang hợp thấp ở hồ do có nhiều chất hữu cơ.`
- C. Hồ có rất nhiều chất hữu cơ thường dẫn đến chết nhiều loài.
- D. Trầm tích ở hồ ít chất hữu cơ, chứa nhiều chất hữu cơ đã được phân giải.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 153813
Cho các dạng sinh vật sau:
1. Những con ếch sống trong các ao, hồ.
2. Một đám ruộng lúa.
3. Một ao cá nước ngọt.
4. Những loài sinh vật cùng sống trong một vườn bách thú.
5. Những loài sinh vật cùng sống trên một cây đại thụ.
6. Các loài sinh vật sống trong sa mạc.
7. Những cây phong lan được chăm sóc trong một vườn phong lan rộng lớn ở Đà Lạt.
8. Các loài sinh vật sống trong một cái ao và trên bờ ao.
9. Các loài sinh vật trong con sông Hồng.
Những dạng sinh vật nào là quần xã?
- A. 1,2,4,9.
- B. 2,3,6,7.
- C. 1,4,5,6.
- D. 2,3,5,8.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 153814
Cho các hiện tượng sau:
I. Quá trình hình thành hệ sinh thái rừng từ đồi trọc.
II. Để cây trồng cho năng suất cao trong quá trình trồng trọt người nông dân bón cho cây với các loại phân khác nhau như phân chuồng, phân hóa học, phân vi lượng...
I. Từ một rừng Lim sau một thời gian biến đổi thành rừng thưa.
II. Số lượng cá thể của các quần thể sinh vật trên xác một con gà ngày càng giảm dần.
Có bao nhiêu hiện tượng là diễn thái sinh thái?
- A. 1
- B. 3
- C. 2
- D. 4
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 153815
Đặc trưng cơ bản của quần xã gồm:
- A. Tính đa dạng về loài và cấu trúc của quần xã.
- B. Sự phân bố của các cá thể trong không gian, cấu trúc quần xã và kích thước quần xã.
- C. Số lượng loài, hoạt động chức năng và sự phân bố của các loài trong không gian của quần xã.
- D. Tất cả đều sai.