Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 130058
Từ 4 tấn C2H4 có chứa 30% tạp chất có thể điều chế bao nhiêu tấn PE ? (Biết hiệu suất là 90%)
- A. 2,52
- B. 2,55
- C. 2,8
- D. 3,6
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 130060
Sau khi trùng hợp 1 mol etilen thì thu được sản phẩm có phản ứng vừa đủ với 16 gam brom. Hiệu suất phản ứng và khối lượng polime thu được là
- A. 80% ; 22,4 gam.
- B. 10%; 28 gam.
- C. 20% ; 25,2 gam.
- D. 90% ; 25,2 gam.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 130062
Cho sơ đồ chuyển hóa: CH4 → C2H2 →C2H3Cl → PVC. Để tổng hợp 250 kg PVC theo sơ đồ trên thì cần V m3 khí thiên nhiên (đktc). Giá trị của V là (biết CH4 chiếm 80% thể tích khí thiên nhiên, hiệu suất của cả quá trình là 50%)
- A. 448,0.
- B. 286,7.
- C. 224,0.
- D. 358,4.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 130064
Polivinyl clorua có công thức là
- A. (-CH2-CHCl-)2.
- B. (-CH2-CH2-)n.
- C. (-CH2-CHBr-)n.
- D. (-CH2-CHF-)n.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 130066
Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là
- A. stiren.
- B. toluen.
- C. propen.
- D. isopren.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 130067
Chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là
- A. propan.
- B. toluen.
- C. propen.
- D. etan.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 130068
Quá trình nhiều phân tử nhỏ (monome) kết hợp với nhau thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nước gọi là phản ứng
- A. trùng ngưng.
- B. trùng hợp.
- C. trao đổi.
- D. nhiệt phân.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 130069
Quá trình nhiều phân tử nhỏ (monome) kết hợp với nhau thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nước được gọi là phản ứng
- A. trao đổi.
- B. trùng hợp.
- C. nhiệt phân.
- D. trùng ngưng.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 130070
Tên gọi của polime có công thức (-CH2-CH2-)n là
- A. polietilen.
- B. polivinyl clorua.
- C. polistiren.
- D. polimetyl metacrylat.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 130071
Từ monome nào sau đây có thể điều chế được poli(vinyl ancol)?
- A. CH2=CH-COOCH3.
- B. CH2=CH-CH2OH.
- C. CH2=CH-COOC2H5.
- D. CH2=CH-OCOCH3.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 130072
Chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo ra polime là
- A. CH3-CH3.
- B. CH3-CH2-CH3.
- C. CH3-CH2-Cl.
- D. CH2=CH-CH3.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 130073
Monome được dùng để điều chế polietilen là
- A. CH≡CH.
- B. CH2=CH-CH=CH2.
- C. CH2=CH2.
- D. CH2=CH-CH3.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 130074
Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là:
- A. CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH2.
- B. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2.
- C. CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh.
- D. CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 130075
Cho các polime sau: (-CH2 - CH2-)n ; (- CH2- CH=CH- CH2-)n ; (- NH-CH2 -CO-)n
Công thức của các monome để khi trùng hợp hoặc trùng ngưng tạo ra các polime trên lần lượt là
- A. CH2=CH2, CH2=CH-CH= CH2, NH2- CH2- COOH.
- B. CH2=CH2, CH3- CH=C= CH2, NH2- CH2- COOH.
- C. CH2=CHCl, CH3-CH=CH-CH3, CH3- CH(NH2)- COOH.
- D. CH2=CH2, CH3- CH=CH-CH3, NH2- CH2- CH2- COOH.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 130076
Trong số các loại tơ sau: Tơ nilon-6,6 là tơ nào?
(1) [-NH-(CH2)6-NH-OC-(CH2)4-CO-]n
(2) [-NH-(CH2)5-CO-]n
(3) [C6H7O2(OOC-CH3)3]n.
- A. (2).
- B. (3).
- C. (1), (2), (3).
- D. (1).
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 130077
Nhựa phenolfomandehit được điều chế bằng cách đun nóng phenol (dư) với dung dịch
- A. CH3COOH trong môi trường axit.
- B. HCHO trong môi trường axit.
- C. CH3CHO trong môi trường axit.
- D. HCOOH trong môi trường axit.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 130078
Polivinyl axetat (hoặc poli(vinyl axetat)) là polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
- A. C2H5COO-CH=CH2.
- B. CH2=CH-COO-C2H5.
- C. CH3COO-CH=CH2.
- D. CH2=CH-COO-CH3.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 130079
Nilon-6,6 là một loại
- A. tơ poliamit.
- B. tơ axetat.
- C. polieste.
- D. tơ visco.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 130080
Polime dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
- A. CH3COOCH=CH2.
- B. CH2=C(CH3)COOCH3.
- C. CH2 =CHCOOCH3.
- D. C6H5CH=CH2.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 130082
Polivinyl clorua (PVC) điều chế từ vinyl clorua bằng phản ứng
- A. oxi hoá - khử.
- B. trao đổi.
- C. trùng ngưng.
- D. trùng hợp.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 130083
Công thức cấu tạo của polibutađien là
- A. (-CH2-CH=CH-CH2-)n.
- B. (-CH2-CHCl-)n.
- C. (-CF2-CF2-)n.
- D. (-CH2-CH2-)n.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 130084
Tơ được sản xuất từ xenlulozơ là
- A. tơ capron.
- B. tơ tằm.
- C. tơ visco.
- D. tơ nilon-6,6.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 130085
Monome được dùng để điều chế polipropilen là
- A. CH2=CH-CH3.
- B. CH≡CH.
- C. CH2=CH-CH=CH2.
- D. CH2=CH2.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 130086
Tơ được sản xuất từ xenlulozơ là
- A. tơ visco.
- B. tơ capron.
- C. tơ nilon-6,6.
- D. tơ tằm.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 130087
Tơ lapsan thuộc loại
- A. tơ axetat.
- B. tơ polieste.
- C. tơ poliamit.
- D. tơ visco.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 130088
Tơ capron thuộc loại
- A. tơ axetat.
- B. tơ polieste.
- C. tơ poliamit.
- D. tơ visco.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 130089
Tơ nilon - 6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng
- A. HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH.
- B. H2N-(CH2)5-COOH.
- C. HOOC-(CH2)4-COOH và H2N-(CH2)6-NH2.
- D. HOOC-(CH2)4-COOH và HO-(CH2)2-OH.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 130091
Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ → X → Y → Cao su Buna. Hai chất X, Y lần lượt là
- A. CH2CH2OH và CH3-CH=CH-CH3.
- B. CH3CH2OH và CH2=CH2.
- C. CH3CH2OH và CH3CHO.
- D. CH3CH2OH và CH2=CH-CH=CH2.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 130092
Cao su buna được tạo thành từ buta-1,3-đien bằng phản ứng
- A. cộng hợp
- B. trùng hợp
- C. phản ứng thế
- D. trùng ngưng
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 130095
Công thức phân tử của cao su thiên nhiên
- A. (C2H4)n
- B. (C4H8)n
- C. (C5H8)n
- D. (C4H6)n
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 130096
Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng là :
- A. tơ nhân tạo.
- B. axit axetic
- C. tơ bán tổng hợp.
- D. etylen glycol.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 130097
Tơ nilon -6,6 thuộc loại
- A. glyxin.
- B. tơ tổng hợp.
- C. tơ thiên nhiên.
- D. axit terephtaric.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 130098
Tơ visco không thuộc loại
- A. tơ hóa học
- B. tơ tổng hợp.
- C. tơ nhân tạo.
- D. tơ bán tổng hợp.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 130100
Teflon là tên của một polime được dùng làm
- A. keo dán.
- B. chất dẻo.
- C. tơ tổng hợp.
- D. cao su tổng hợp.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 130101
Polime có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) là
- A. PVC.
- B. amilopectin.
- C. PE.
- D. nhựa bakelit.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 130103
Tơ nilon-6,6 được tổng hợp từ phản ứng
- A. trùng ngưng từ caprolactan
- B. trùng ngưng giữa axit ađipic và hexametylenđiamin
- C. trùng hợp giữa axit ađipic và hexametylen điamin
- D. trùng hợp từ caprolactan
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 130104
Cho các hợp chất: (1) CH2=CH-COOCH3 ; (2) HCHO ; (3) HO-(CH2)6-COOH; (4) C6H5OH; (5) HOOC-(CH2)-COOH; (6) C6H5-CH=CH2 ; (7) H2N-(CH2)6-NH2. Những chất nào có thể tham gia phản ứng trùng ngưng?
- A. 5, 7
- B. 3, 5, 7
- C. 1, 2, 6
- D. 2, 3, 4, 5, 7
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 130106
Poli (vinylancol) là:
- A. Sản phẩm của phản ứng trùng hợp CH2=CH(OH)
- B. Sản phẩm của phản ứng thuỷ phân poli(vinyl axetat ) trong môi trường kiềm
- C. Sản phẩm của phản ứng cộng nước vào axetilen
- D. Sản phẩm của phản ứng giữa axit axetic với axetilen.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 130107
Tơ nilon- 6,6 là
- A. Polieste của axit ađipic và etilen glicol
- B. Hexacloxiclohexan
- C. Poliamit của axit ω - aminocaproic
- D. Poliamit của axit ađipicvà hexametylenđiamin
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 130109
Đặc điểm cấu tạo của các phân tử nhỏ (monome) tham gia phản ứng trùng hợp là
- A. phải là hiđrocacbon
- B. phải có 2 nhóm chức trở lên
- C. phải có một liên kết đôi hoặc vòng no không bền.
- D. phải là anken hoặc ankađien.