Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 27686
Chủ trương đổi mới của Đại hội VI (12/1986) là
- A. ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lí trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
- B. thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- C. phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường.
- D. phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lí của nhà nước.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 27690
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định nhiệm vụ trước mắt của kế hoạch 5 năm 1986 – 1990 là
- A. thực hiện mục tiêu của ba chương trình kinh tế lớn.
- B. đổi mới toàn diện đồng bộ về kinh tế, chính trị.
- C. xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.
- D. đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 27691
Sau đại thắng mùa Xuân 1975, nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của cả nước ta là
- A. khắc phục hậu quả của chiến tranh, ổn định phát triển kinh tế.
- B. ổn định tình hình chính trị ở miền Nam.
- C. thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
- D. mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 27692
Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung lần thứ hai trên cả nước được được tiến hành vào
- A. ngày 21/11/1975
- B. ngày 21/11/1976
- C. ngày 24/6/1976
- D. ngày 25/4/1976
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 27693
Ở chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975 - 1976, Bộ Chính trị nhấn mạnh điều gì?
- A. “cả năm 1975 là yếu tố thuận lợi”.
- B. “cả năm 1975 là thời cơ”.
- C. “cả năm 1975 là cơ hội khách quan”.
- D. “cả năm 1975 là cơ hội vàng”.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 27694
Thắng lợi nào của quân dân ta đã buộc Mĩ thừa nhận thất bại hoàn toàn trong loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới ở miền Nam Việt Nam?
- A. Hiệp định Pari năm 1973.
- B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968.
- C. Trận “Điện Biên Phủ trên không” (1972).
- D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 27695
Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước sang giai đoạn
- A. từ tiến công chiến lược phát triển nhanh thành tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.
- B. tiến công chiến lược trên quy mô rộng khắp ở Tây Nguyên.
- C. tiến công chiến lược ở thành thị giải phóng các đô thị lớn.
- D. tiến công chiến lược ở nông thôn và thành thị, giải phóng hoàn toàn miền Nam.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 27696
Hội nghị lần thứ 21 của Ban chấp hành Trung ương Đảng họp 7/1973, đã xác định nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam Việt Nam trong giai đoạn hiện tại là gì?
- A. Bảo vệ vùng giải phóng.
- B. Bảo vệ những thành quả của cách mạng.
- C. Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
- D. Đánh đổ tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 27697
Điểm giống nhau giữa chiến lược chiến tranh của Mĩ: “Việt Nam hóa chiến tranh” với chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là
- A. quân Mĩ giữ vai trò quan trọng.
- B. quân đội Sài Gòn là lực lượng chủ yếu.
- C. đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới.
- D. đều tiến hành chiến tranh xâm lược ở miền Nam Việt Nam.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 27698
Chiến thắng nào của quân ta đã được coi là “Ấp Bắc” đối với quân Mĩ”?
- A. Chiến thắng Núi Thành.
- B. Chiến thắng Bình Giã.
- C. Chiến thắng mùa khô 1965 – 1966.
- D. Chiến thắng Vạn Tường.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 27699
Điều khoản nào của Hiệp định Pari năm 1973 có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của cách mạng nước ta?
- A. Hai bên ngừng bắn và giữ nguyên vị trí ở miền Nam.
- B. Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị.
- C. Các bên thừa nhận thực tế ở miền Nam có hai chính quyền.
- D. Hoa Kì rút hết quân viễn chinh và quân các nước đồng minh.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 27700
Quân Mĩ giữ vai trò như thế nào trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965)?
- A. Lực lượng chủ yếu.
- B. Cố vấn chỉ huy.
- C. Lực lượng hỗ trợ.
- D. Lực lượng phòng bị.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 27701
Mĩ và chính quyền Sài Gòn coi “xương sống” của “Chiến tranh đặc biệt” là gì?
- A. Chương trình bình định.
- B. Chiến thuật “trực thăng vận”.
- C. Quân đội Sài Gòn.
- D. “Ấp chiến lược”.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 27702
Chiến thắng của ta đã mở đầu cho cao trào “tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” là
- A. Chiến thắng Vạn Tường.
- B. Chiến thắng Ấp Bắc.
- C. Chiến thắng Bình Giã.
- D. Chiến thắng Ba Gia.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 27703
Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào “Đồng Khởi” (1959 – 1960) là
- A. giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân kiểu mới của Mĩ ở miền Nam.
- B. làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm.
- C. đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
- D. thức tỉnh lực lượng tay sai miền Nam.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 27704
Trong bước thứ nhất của kế hoạch Nava thu đông 1953 – 1954, quân Pháp giữ thế phòng ngự chiến lược ở
- A. Bắc Bộ, tiến công chiến lược để bình định Trung Bộ và Nam Đông Dương.
- B. Trung Bộ và Nam Đông Dương, tiến công Bắc Bộ.
- C. cả hai miền Nam Bắc.
- D. Nam Đông Dương.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 27705
Điểm chung trong kế hoạch Rơve năm 1949, kế hoạch Đờ Lát Đơ tátxinhi năm 1950 và kế hoạch Nava năm 1953 là
- A. bảo vệ chính quyền Bảo Đại do Pháp lập ra.
- B. kết thúc chiến tranh trong danh dự.
- C. muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh.
- D. phô trương thanh thế, tiềm lực, sức mạnh.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 27706
Chiến thắng nào sau đây của ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) được Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá như là cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử dân tộc?
- A. Cuộc chiến đấu các đô thị bắc vĩ tuyến 16 (1946).
- B. Chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947.
- C. Chiến thắng Biên giới thu-đông 1950.
- D. Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 27707
Điện Biên Phủ được đánh giá như thế nào?
- A. Có vị trí xung yếu ở Đông Dương.
- B. Có vị trí then chốt ở Đông Dương.
- C. Có vị trí then chốt ở Việt Nam.
- D. Có vị trí then chốt ở Đông Dương và cả Đông Nam Á.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 27708
Đâu là kết quả lớn nhất của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954)?
- A. Làm thất bại hoàn toàn âm mưu kéo dài chiến tranh của Pháp - Mĩ.
- B. Tiêu diệt và bắt sống 16200 tên địch, hạ 62 máy bay thu nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại khác của Pháp và Mĩ.
- C. Giải phóng 4000km đất đai và 40 vạn dân.
- D. Đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-va, làm xoay chuyển cục diện chiên tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 27709
Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)?
- A. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chính trị, quân sự, kháng chiến đúng đắn.
- B. Truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc.
- C. Có hậu phương vững chắc và khối đoàn kết toàn dân vững chắc.
- D. Tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương và sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ thế giới.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 27710
Tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính thức có từ khi nào?
- A. Từ ngày 7/2/1976.
- B. Từ ngày 2/7/1975.
- C. Từ ngày 30/2/1975.
- D. Từ ngày 2/7/1976.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 27711
Trọng tâm của đường lối đổi mới theo chủ trương của Đảng ta là
- A. kinh tế
- B. kinh tế, chính trị
- C. chính trị
- D. tư tưởng văn hóa
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 27712
Vì sao Việt Nam phải tiến hành sự nghiệp đổi mới đất nước (từ năm 1986)?
- A. Các nước công nghiệp mới đạt nhiều thành tự sau cải cách.
- B. Xu thế quốc tế hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên thế giới.
- C. Cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội ở Việt Nam diễn ra trầm trọng.
- D. Liên Xô và các nước Đông Âu tiến hành công cuộc cải tổ, cải cách.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 27713
Sự kiện ngày 12/3/1975 đã phản ánh diễn biến nào dưới đây?
- A. Quân ta đánh nghi binh ở Plâyku và Kon Tum nhằm thu hút lực lượng địch.
- B. Quân ta tiến công Buôn Ma Thuột.
- C. Địch phản công chiếm lại nhưng thất bại.
- D. Tây Nguyên rộng lớn với 60 vạn dân đã được hoàn toàn giải phóng.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 27714
Vị tổng thống cuối cùng của chính quyền ngụy quyền Sài Gòn là ai?
- A. Nguyễn Văn Thiệu.
- B. Nguyễn Văn Hương.
- C. Dương Văn Minh.
- D. Nguyễn Cao Kì.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 27715
Giờ phút lịch sử báo hiệu chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) toàn thắng là
- A. 11 giờ 25 phút ngày 2/5/1975.
- B. 11 giờ 30 phút ngày 28/4/1975.
- C. 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975.
- D. 11 giờ 30 phút ngày 29/4/1975.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 27716
Sau khi ta giải phóng Tây Nguyên (24/3/1975) khiến cho ngụy quyền rơi vào tình trạng
- A. co cụm về Sài Gòn.
- B. Huế và Sài Gòn rơi vào thế cô lập.
- C. bị cô lập tại Huế và Đà Nẵng.
- D. khủng hoảng triền miên.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 27717
Chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định (1975) Bộ Chính trị quyết định mang tên là
- A. “Chiến dịch giải phóng miền Nam”.
- B. “Chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định”.
- C. “Chiến dịch giải phóng Sài Gòn”.
- D. “Chiến dịch Hồ Chí Minh”.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 27718
Sau chiến thắng Phước Long (1/1975), thái độ của ngụy quyền thế nào?
- A. Phản ứng mạnh, đưa quân chiếm lại song thất bại.
- B. Phản ứng mạnh, đưa quân đi đánh và giành lại được Phước Long.
- C. Giành lại được 1 số vùng đất ở tỉnh Phước Long.
- D. Đe dọa ta mạnh mẽ.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 27719
Kết quả lớn nhất của kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI (7/1976) nước Việt Nam thống nhất là:
- A. hoàn thành việc thống nhất về mặt lãnh thổ.
- B. hoàn thành việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
- C. hoàn thành việc bầu ra các cơ quan của Quốc hội.
- D. hoàn thành việc bầu ra Ban Dự thảo Hiến pháp.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 27720
Thành tựu trong lĩnh vực tài chính của công cuộc đổi mới trong 5 năm (1986 – 1990) là
- A. phát hành tiền mới.
- B. cung cấp đủ vốn cho hoạt động sản xuất và kinh doanh.
- C. kìm chế được một bước đà lạm phát.
- D. giữ được tỉ giá đồng Việt Nam với các đồng tiền khác.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 27721
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta (1954 – 1975) đã mở ra kỉ nguyên
- A. đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
- B. chuyển lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
- C. độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.
- D. mở ra thời kì do nhân dân lao động làm chủ đất nước.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 27722
Đầu năm 1975, quân dân ta ở miền Nam Việt Nam giành chiến thắng vang dội ở
- A. Quảng Trị.
- B. Tây Nguyên.
- C. Phước Long.
- D. Tây Ninh.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 27723
Trong hơn 20 năm (1954- 1975) xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Bắc nước ta đã đạt được những thành tựu
- A. xây dựng được những cơ sở vật chất – kĩ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã hội.
- B. chuẩn bị xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.
- C. xây dựng được toàn bộ cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
- D. bước vào giai đoạn đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 27724
Ưu thế về quân sự trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là
- A. nhiều vũ khí hiện đại.
- B. không quân, hải quân.
- C. quân số đông, vũ khí hiện đại, hỏa lực mạnh.
- D. thực hiện nhiều chiến thuật mới.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 27725
Cuối 1974 - đầu năm 1975, quân giải phóng miền Nam Việt Nam mở các đợt hoạt động quân sự ở
- A. Tây Ninh và Đông Nam Bộ.
- B. thành phố lớn ở miền Nam.
- C. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
- D. Tây Nguyên và ven biển miền Trung.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 27726
Những cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ đã để lại những hậu quả
- A. cản trở công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
- B. tàn phá nặng nề, gây hậu quả lâu dài đối với miền Bắc.
- C. phải chuyển từ xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội sang chiến đấu bảo vệ miền Bắc.
- D. phải thay đổi mục tiêu ở một số lĩnh vực.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 27727
Chiến thắng Vạn Tường ở Quảng Ngãi (8/1965) chứng tỏ quân ta có khả năng
- A. đánh bại hoàn toàn quân Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
- B. đánh thắng quân Mĩ trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
- C. chiến thắng quân Mĩ trên mặt trận chính trị trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
- D. chiến thắng Mĩ trên mặt trận ngoại giao trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 27728
Tại sao Mĩ lại chuyển sang chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ở miền Nam Việt Nam?
- A. Do Mĩ thất bại ở trận Vạn Tường (Quảng Ngãi).
- B. Do cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) của quân dân ta.
- C. Mĩ thất bại trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất (1965- 1968).
- D. Mĩ thất bại trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ’.