Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và Nâng cao Sinh học 9 chương Nhiễm sắc thể Bài 8: Nhiễm sắc thể giúp các em học sinh nắm vững và củng cố lại kiến thức môn Sinh.
-
Bài tập 1 trang 26 SGK Sinh học 9
Nêu ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật. Phân biệt bộ NST lưỡng bội và đơn bội.
-
Bài tập 2 trang 26 SGK Sinh học 9
Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của nguyên phân? Mô tả cấu trúc đó.
-
Bài tập 3 trang 26 SGK Sinh học 9
Nêu vai trò của NST đối với sự di truyền các tính trạng.
-
Bài tập 1 trang 27 SBT Sinh học 9
Điều nào không phải là chức năng của NST?
A. Bảo đảm sự phân chia đều vật chất di truyền cho các tế bào con nhờ sự phân chia đểu của các NST trong phân bào.
B. Lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
C. Tạo cho ADN tự nhân đôi.
D. Điều hoà mức độ hoạt động của gen thông qua sự cuộn xoắn của NST.
-
Bài tập 2 trang 27 SBT Sinh học 9
Sự đóng xoắn của các NST trong quá trình phân bào có ý nghĩa gì?
A. Thuận lợi cho sự tự nhân đôi của NST.
B. Thuận lợi cho sự phân li của NST.
C. Thuận lợi cho sự tiếp hợp các NST.
D. Thuận lợi cho sự trao đổi chéo giữa các NST.
-
Bài tập 4 trang 27 SBT Sinh học 9
Bộ NST đơn bội của ruồi giấm cái có
A. 2 NST hình V, 1 NST hình hạt, 1 NST hình que.
B. 1 NST hình V, 2 NST hình hạt, 1 NST hình que.
C. 1 NST hình V, 1 NST hình hạt, 2 NST hình que.
D. 2 NST hình V, 2 NST hình hạt, 1 NST hình que.
-
Bài tập 7 trang 28 SBT Sinh học 9
Cặp NST tương đồng là cặp NST
A. giống nhau về hình thái, kích thước và có cùng nguồn gốc từ bố hoặc có nguồn gốc từ mẹ.
B. giống nhau về hình thái, kích thước và một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ.
C. giống nhau về hình thái, khác nhau về kích thước và có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ.
D. khác nhau về hình thái, giống nhau về kích thước và có một nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ.
-
Bài tập 8 trang 28 SBT Sinh học 9
Số lượng NST trong bộ lưỡng bội của loài phản ánh
A. mức độ tiến hoá của loài.
B. mối quan hệ họ hàng giữa các loài.
C. tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài.
D. số lượng gen của mỗi loài.
-
Bài tập 9 trang 28 SBT Sinh học 9
Thông thường trong giao tử cái của ruồi giấm chỉ mang
A. toàn NST X.
B. toàn NST thường.
C. một nửa là NST thường, còn một nửa là NST giới tính.
D. mỗi NST của cặp tương đồng.
-
Bài tập 10 trang 28 SBT Sinh học 9
Tại kì giữa, mỗi NST có
A. 1 sợi crômatit.
B. 2 sợi crômatit tách rời nhau.
C. 2 sợi crômatit đính với nhau ở tâm động.
D. 2 sợi crômatit bện xoắn với nhau.
-
Bài tập 11 trang 29 SBT Sinh học 9
Trong tế bào có nhân, NST phân bố ở
A. trong nhân.
B. chất tế bào.
C. trong nhân và chất tế bào.
D. các bào quan.
-
Bài tập 12 trang 29 SBT Sinh học 9
Trong chu kì tế bào, NST nhân đôi ở
A. kì đầu.
B. kì trung gian.
C. kì sau.
D. kì giữa.
-
Bài tập 33 trang 32 SBT Sinh học 9
Sự thu gọn cấu trúc không gian của NST có vai trò
A. tạo thuận lợi cho các NST giữ vững được cấu trúc trong quá trình phân bào.
B. tạo thuận lợi cho các NST không bị đột biến trong quá trình phân bào.
C. tạo thuận lợi cho các NST tương đồng tiếp hợp trong quá trình giảm phân.
D. tạo thuận lợi cho sự phân li, tổ hợp các NST trong quá trình phân bào.