Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và Nâng cao Sinh học 9 chương Biến dị Bài 21: Đột biến gen giúp các em học sinh nắm vững và củng cố lại kiến thức môn Sinh.
-
Bài tập 1 trang 64 SGK Sinh học 9
Đột biến gen là gì? Nêu một số dạng biến đổi cấu trúc của gen?
-
Bài tập 2 trang 64 SGK Sinh học 9
Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? Nêu vai trò và ý nghĩa của đột biến gen trong thực tiễn sản xuất.
-
Bài tập 3 trang 64 SGK Sinh học 9
Nguyên nhân gây đột biến gen là gì?
a) Đột biến gen phát sinh do sự rối loạn trong quá trình tự sao chép ADN dưới atcs dụng của các yếu tố tự nhiên.
b) Đột biến gen phát sinh do con người gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân vật lí và hoá học.
c) Do quá trình giao phối giữa các cá thể khác loài.
d) Cả a và b.
-
Bài tập 1 trang 49 SBT Sinh học 9
Gen B có 3000 nuclêôtit. Gen B đột biến thành gen b. Khi 2 gen này cùng nhân đôi 1 lần đã lấy từ môi trường tế bào 5998 nuclêôtit.
1. Xác định chiều dài của gen b.
2. Xác định dạng đột biến từ gen B thành gen b.
-
Bài tập 2 trang 49 SBT Sinh học 9
Chiều dài của gen B là 4080 \({A^0}\). Khi sự nhân đôi liên tiếp 2 lần từ gen B đã tạo ra gen b có 2402 nuclêôtit.
1. Xác định dạng đột biến từ gen B thành gen b?
2. Gen B đột biến thành gen b vẫn có chiều dài như gen B thì đó là dạng đột biến nào?
-
Bài tập 1 trang 52 SBT Sinh học 9
Gen B dài 4080\( {A^0}\), có hiệu của A với loại nuclêôtit khác là 30% số nuclêôtit của gen. Gen B đột biến thành gen b. Khi 2 gen cùng tự nhân đôi 1 lần thì môi trường nội bào cung cấp cho gen b kém gen B là 5A và 4G.
Xác định số nuclêôtit từng loại của gen b.
-
Bài tập 2 trang 52 SBT Sinh học 9
Gen B có 3000 nuclêôtit, trong đó có A = \( \frac{1}{2}\)G. Gen B đột biến thành gen b, nhưng số lượng nuclêôtit của 2 gen vẫn bằng nhau. Gen b có tỉ lệ A/G = 50,15%. Xác định kiểu đột biến từ gen B thành gen b.
-
Bài tập 3 trang 52 SBT Sinh học 9
Một mạch của gen B mạch kép có 120T, 240A, 360X và 480G. Gen B đột biến thành gen b. Khi gen b nhân đôi 1 lần đã lấy từ môi trường nội bào 2398 nuclêôtit. Xác định dạng đột biến từ gen B thành gen b.
-
Bài tập 4 trang 52 SBT Sinh học 9
Gen S đột biến thành gen s. Gen S và s tự nhân đôi liên tiếp 3 lần thì số nuclêôtit tự do mà môi trường nội bào cung cấp cho gen s ít hơn so với cho gen S là 28 nuclêôtit. Xác định dạng đột biến xảy ra với gen S.
-
Bài tập 6 trang 53 SBT Sinh học 9
Một loài có gen A quy định hoa đỏ, gen a quy định hoa trắng. Khi cho lai hai cá thể mang thể ba AAa giao phấn với nhau, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 như thế nào?
-
Bài tập 1 trang 53 SBT Sinh học 9
Tính chất biểu hiện của đột biến gen chủ yếu là
A. có lợi cho cá thể.
B. không có lợi và không có hại cho cá thể.
C. có hại cho cá thể.
D. có ưu thế so với bố, mẹ.
-
Bài tập 2 trang 53 SBT Sinh học 9
Sự biểu hiện kiểu hình của đột biến gen trong đời cá thể như thế nào?
A. Đột biến gen trội chỉ biểu hiện khi ở thể đồng hợp.
B. Đột biến gen trội biểu hiện khi ở thể đồng hợp và dị hợp.
C. Đột biến gen lặn chỉ biểu hiện ở thể dị hợp.
D. Đột biến gen lặn không biểu hiện được.
-
Bài tập 3 trang 54 SBT Sinh học 9
Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen thường liên quan tới
A. một cặp nuclêôtit.
B. một số cặp nuclêôtit.
C. nhiều cặp nuclêôtit.
D. toàn bộ các cặp nuclêôtit.
-
Bài tập 4 trang 54 SBT Sinh học 9
Thể đột biến là
A. cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện chỉ ở kiểu hình trội.
B. cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện chỉ ở kiểu hình trung gian.
C. cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện chỉ ở kiểu hình lặn.
D. cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện ở kiểu hình.
-
Bài tập 5 trang 54 SBT Sinh học 9
Quan sát hình sau và cho biết loại đột biến gen nào xảy ra?
Cả (A) và (B) đều là đột biến mất 1 cặp nuclêôtit.
Cả (A) và (B) đều là đột biến thêm 1 cặp nuclêôtit.
(A) - mất cặp, (B) — thêm 1 cặp.
(A) - thêm cặp, (B) - mất 1 cặp.