Giải bài 2 tr 186, 187 sách GK Sinh lớp 11
- Phân biệt sinh trưởng và phát triển.
- Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa sinh trưởng và phát triển ở động vật.
- Kể tên các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật và động vật.
- Bảng 48 ghi 5 hoocmôn thực vật và các ứng dụng của nó vào thực tiễn. Hãy dùng mũi tên nối hoocmôn với tác động của nó.
- Phân biệt sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn, biến thái không hoàn toàn và không qua biến thái?
Gợi ý trả lời bài 2
1. Phân biệt sinh trưởng và phát triển.
- Sinh trưởng ở cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào.
- Phát triển của cơ thể động vật là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa (biệt hoá) tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.
2. Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa sinh trưởng và phát triển ở động vật
- Giống nhau: Sinh trưởng và phát triển ở động vật đều chịu ảnh hưởng của hoocmôn.
- Khác nhau: Sinh trưởng ở động vật chỉ xảy ra ở một giai đoạn giới hạn thời gian xác định. Phát triển diễn ra suốt đời.
3. Kể tên các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật và động vật.
- Các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng ở thực vật như:
- Auxin (AIA), gibêrelin (GA), xitôkinin: kích thích sinh trưởng.
- Êlilen. axit abxixic (AAB): ức chế sinh trưởng.
- Các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật là:
- Hoocmôn ảnh hưởng lên sinh trưởng và phát triển của động vật không xương sống là: ecđisơn và juvenin.
- Hoocmôn ảnh hưởng lên sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống là: hoocmôn sinh trưởng (của tuyến yên), tirôxin (của tuyến giáp), testôstêrôn của tinh hoàn, ơstrôgcn của buồng trứng.
4. Nối tên hoocmôn với hoạt động ứng dụng hoocmôn đó theo bảng 48.1 như sau:
- Auxin → Nuôi cấy mô và tế bào thực vật + Kích thích ra rễ cành giâm.
- Gibcrelin → Phá ngủ cho củ khoai tây.
- Xitôkinin → Nuôi cấy mô và tế bào thực vật.
- Êtilen →Thúc quả chín tạo quả trái vụ.
- Axit abxixic → Đóng khí khổng.
5. Phân biệt sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn, biến thái không hoàn toàn và không qua biến thái
- Động vật phát triển không qua biến thái: con non và con trưởng thành giống nhau về hình thái, cấu trúc và chức năng của các bộ phận trong cơ thể. vd: lợn , bò...
- Động vật phát triển qua biến thái bao gồm 2 nhóm:
- Biến thái không hoàn toàn:con non giống với con trưởng thành nhưng bé hơn, khác về tỉ lệ các thành phần cơ thể, con non phải qua nhiều lần lột xác cứ một lần lột xác thì giống con trưởng thành hơn một ít. Ví dụ: cào cào con non chưa có cánh → qua nhiều lần lột xác đến lúc trưởng thành nó có cánh và trưởng thành về mặt sinh dục.
- Biến thái hoàn toàn: giai đoạn ấu trùng khác hẳn với giai đoạn trưởng thành. Ví dụ: ấu trùng sâu → nhộng → bướm
-- Mod Sinh Học 11 HỌC247
-
Hình thức sinh sản sinh dưỡng ở cây khoai tây/ lá bỏng là gì?
bởi Nguyễn Hoàng Hương Giang 03/05/2021
Hình thức sinh sản sinh dưỡng ở cây khoai tây/ lá bỏng
Theo dõi (0) 0 Trả lời
Bài tập SGK khác
Bài tập 1 trang 186 SGK Sinh học 11
Bài tập 3 trang 187 SGK Sinh học 11
Bài tập 1 trang 185 SGK Sinh học 11 NC
Bài tập 2 trang 185 SGK Sinh học 11 NC
Bài tập 3 trang 185 SGK Sinh học 11 NC
Bài tập 4 trang 185 SGK Sinh học 11 NC
Bài tập 1 trang 186 SGK Sinh học 11 NC
Bài tập 2 trang 186 SGK Sinh học 11 NC
Bài tập 3 trang 186 SGK Sinh học 11 NC
Bài tập 4 trang 186 SGK Sinh học 11 NC
Bài tập 5 trang 186 SGK Sinh học 11 NC
Bài tập 6 trang 186 SGK Sinh học 11 NC
Bài tập 5 trang 187 SGK Sinh học 11 NC
Bài tập 6 trang 187 SGK Sinh học 11 NC
Bài tập 7 trang 187 SGK Sinh học 11 NC
Bài tập 12 trang 187 SGK Sinh học 11 NC
Bài tập 8 trang 187 SGK Sinh học 11 NC
Bài tập 9 trang 187 SGK Sinh học 11 NC