Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và Nâng cao Sinh học 10 chương Thành phần hoá học của tế bào Bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước giúp các em học sinh nắm vững và củng cố lại kiến thức môn Sinh.
-
Bài tập 1 trang 18 SGK Sinh học 10
Các nguyên tố vi lượng có vai trò như thế nào đối với sự sống? Cho một vài ví dụ về nguyên tố vi lượng ở người.
-
Bài tập 2 trang 18 SGK Sinh học 10
Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ các nhà khoa học trước hết phải tìm xem ở đó có nước hay không?
-
Bài tập 3 trang 18 SGK Sinh học 10
Trình bày cấu trúc hoá học của nước và vai trò của nước trong tế bào?
-
Bài tập 1 trang 18 SBT Sinh học 10
Hãy giải thích các hình vẽ sau đây và qua đó nêu vai trò của nước trong tế bào?
-
Bài tập 2 trang 19 SBT Sinh học 10
Vì sao nói nước là dung môi tốt? Hãy minh hoạ bằng hình vẽ?
-
Bài tập 3 trang 22 SBT Sinh học 10
Các đặc tính nào đảm bảo cho nước có vai trò quan trọng đối với sự sống? Đặc tính nào là quan trọng nhất?
-
Bài tập 4 trang 23 SBT Sinh học 10
Thế nào là nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng? Nêu vai trò của chúng trong cơ thể sống?
-
Bài tập 5 trang 24 SBT Sinh học 10
Tại sao người ta thường trộn iôt vào trong muối ăn mà không trộn iôt vào gạo để phòng chống bênh bướu cổ?
-
Bài tập 6 trang 24 SBT Sinh học 10
Vì sao C, H, O, N lại là 4 nguyên tố chủ yếu của cơ thể sống?
-
Bài tập 2 trang 33 SBT Sinh học 10
Häy giải thích tại sao nước tự do trong tế bào có tính chất lí hóa điển hình của H20, còn nước liên kết không có tính lí hóa điển hình ấy?
-
Bài tập 3 trang 33 SBT Sinh học 10
Trên bề mặt của quả dưa chuột tươi thường có nhiệt độ luôn thấp hơn môi trường 1-2 độ C. Khi nắng lên tan sương buổi sớm nhiệt độ không khí luôn thấp hơn khi chưa có năng khoảng 1-2 độ C. Hai hiện tượng này có gì giống và khác nhau?
-
Bài tập 10 trang 33 SBT Sinh học 10
Trình bày cấu trúc hóa học, tính chất vật lý và ý nghĩa sinh học của nước?
-
Bài tập 11 trang 34 SBT Sinh học 10
Hoàn thành bảng sau bằng cách điền tên các nguyên tố hoá học phù hợp với nhóm nguyên tố vào ô trống cho phù hợp:
- Các nguyên tố chủ yếu:
- Các nguyên tố đại lượng:
- Các nguyên tố vi lượng:
-
Bài tập 12 trang 34 SBT Sinh học 10
Hầu hết các tính chất đặc biệt của nước được quyết định bởi đặc điểm nào của các phân tử nước?
-
Bài tập 1 trang 35 SBT Sinh học 10
Nguyên nhân làm cho phân tử nước có tính phân cực là do
A. khối lượng nguyên tử ôxi lớn hơn khối lượng nguyên tử hiđrô.
B. cặp electron trong lịên kết O-H bị kéo lệch về phía hiđrô.
C. số lượng nguyên tử hiđrô nhiều hơn số lượng nguyên tử ôxi.
D. cặp electron trong liên kết O-H bị kéo lệch về phía ôxi.
-
Bài tập 2 trang 36 SBT Sinh học 10
Đặc tính quan trọng nhất của phân tử nước đối với tế bào sống là
A. tính dẫn nhiệt.
B. tính phân cực.
C. tính dẫn điện.
D. tính hoà tan chất khác.
-
Bài tập 3 trang 36 SBT Sinh học 10
Nước khộng có tính chất nào sau đây?
A. Ở trạng thái rắn thì co lại.
B. Tính hoà tan tốt (dung môi tốt),
C. Nhiệt dung riêng cao.
D. Không cháy, không mùi.
-
Bài tập 5 trang 36 SBT Sinh học 10
Xét tỉ lệ% khối lượng chất khô một số nguyên tố cấu tạo nên cơ thể người:
Nguyên tố
C
Mn
Mg
Fe
Na
Tỉ lệ %
18,5
0,0001
0,1
0,0004
0,2
Nguyên tố nào là nguyên tố vi lượng?
A. Mn. B. Fe, Mn.
C. Mg, Fe, Mn. D. Na, Mg, Fe, Mn.
-
Bài tập 6 trang 37 SBT Sinh học 10
Trong cợ thể sống, các nguyên tố phổ biến là
A. C, H, O, N, P, Ca.
B. C, H, N, Ca, K, S.
C. O, N, C, Cl, MG, S.
D. C, H, O, Ca, K, P.
-
Bài tập 7 trang 37 SBT Sinh học 10
Các nguyên tố C, H, O được coi là nguyên tố sinh học phổ biến vì
A. cấu tạo nên mọi vật chất sống.
B. không kết hợp với nhau và với nhiều nguyên tố khác.
C. có tính chất lí hoá phù hợp với thế giới sống.
D. chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong cơ thể sống.
-
Bài tập 8 trang 37 SBT Sinh học 10
Đặc điểm của nguyên tố vi lượng là
A. có vai trò khác nhau đối với từng loại sinh vật.
B. tham gia vào thành phần của các enzim.
C. chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tế bào.
D. cả A, B, C.
-
Bài tập 9 trang 37 SBT Sinh học 10
Nói về vai trò đối với cơ thể sống của các nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng, ý nào sau đây sai?
A. Nhiều nguyên tố đại lượng tham giạ cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ.
B. Các nguyên tố vi lượng thường tham gia cấu tạo nên enzim, vitamin.
C. Nguyên tố vi lượng có khối lượng nhỏ hơn 0,01% và không có vai trò quan trọng với cơ thể sống.
D. Có một số nguyên tố đại lượng không tham gia cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ.
-
Bài tập 10 trang 37 SBT Sinh học 10
Trong các nguyên tố sau đây có trọng cơ thể người, những nguyên tố nào là nguyên tố vi lượng?
A. Fe,Cl,I
B. Na, I, Cu.
C. Cu, Fe, I.
D. Mg, Na, Cl.
-
Bài tập 11 trang 38 SBT Sinh học 10
Các nguyên tố vi lượng thường cần một lượng rất nhỏ đối với thực vật vì
A. phần lớn chúng đã có trong các hợp chất của thực vật.
B. chức năng chính của chúng là hoạt hoá các enzim.
C. chúng đóng vai trò thứ yếu đối với thực vật.
D. chúng chỉ cần cho thực vật ở một vài giai đoạn sinh trưởng nhất định.
-
Bài tập 12 trang 38 SBT Sinh học 10
Trong các nguyên tố sau, nguyên tố chiếm hàm lượng nhỏ nhất trong cơ thể người là
A. nitơ.
B. cacbon.
C. hiđrô.
D. phôtpho.
-
Bài tập 13 trang 38 SBT Sinh học 10
Vai trò nào dưới đây không phải là của nước trong tế bào?
A. Là dung môi hoà tan các chất.
B. Là môi trường diễn ra phản ứng sinh hoá.
C. Đảm bảo sự ổn định nhiệt.
D. Là nguồn dự trữ năng lượng.
-
Bài tập 14 trang 38 SBT Sinh học 10
Nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có
A. nhiệt dung riêng cao.
B. lực gắn kết.
C. nhiệt bay hơi cao.
D. tính phân cực.
-
Bài tập 15 trang 38 SBT Sinh học 10
Ôxi và hiđrô trong phân tử nước kết hợp với nhau bằng các liên kết
A. tĩnh điện. B. cộng hoá trị
C. hiđrô. D. este.
-
Bài tập 16 trang 39 SBT Sinh học 10
Nước có tính phân cực do
A. cấu tạo từ ôxi và hiđrô.
B. electron của hiđrô yếu.
C. 2 đầu có tích điện trái dấu.
D. các liên kết hiđrô luôn bền vững.
-
Bài tập 29 trang 41 SBT Sinh học 10
Để nước biến thành hơi phải cần năng lượng
A. bẻ gãy liên kết hiđrô giữa các phân tử nước.
B. bẻ gãy các liên kết ion giữa các nguyên tử trong phân tử nước.
C. bẻ gãy liên kết đồng hoá trị của các phân tử nước.
D. cao hơn nhiệt dung riêng của nước.
-
Bài tập 1 trang 27 SGK Sinh học 10 NC
Hoàn thành bảng sau bằng cách điền các nguyên tố hoá học vào ô trống cho phù hợp:
Nhóm
Các nguyên tố có trong tế bào Các nguyên tố chủ yếu
Các nguyên tố đại lượng
Các nguyên tố vi lượng
-
Bài tập 2 trang 27 SGK Sinh học 10 NC
Trình bày cấu trúc hoá học, đặc tính hóa - lí và ý nghĩa sinh học của nước?
-
Bài tập 3 trang 27 SGK Sinh học 10 NC
Điền vào chỗ trống trong các câu sau:
a) Hầu hết các tính chất khác thường của nước được gây ra bởi ………. của những phân tử của nó.
b) Nước là dung môi tuyệt vời cho các chất điện li. Chất điện li là những chất khi tan vào ………… tạo thành …………. dẫn điện được do chúng phân li thành các ………