Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và Nâng cao Sinh học 10 chương Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở vi sinh vật Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật giúp các em học sinh nắm vững và củng cố lại kiến thức môn Sinh.
-
Bài tập 1 trang 91 SGK Sinh học 10
Cho ví dụ về môi trường tự nhiên có vi sinh vật phát triển?
-
Bài tập 2 trang 91 SGK Sinh học 10
Nêu những tiêu chí cơ bản để phân thành các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật?
-
Bài tập 3 trang 91 SGK Sinh học 10
Khi có ánh sáng và giàu khí CO2, một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với thành phần tính theo đơn vị g/l như sau:
(NH4)3PO4 - 1,5; KH2PO4 - 1,0; MgSO4 - 0,2; CaCl2 - 0,1; NaCl - 5,0
a) Môi trường trên là loại môi trường gì?
b) Vi sinh vật phát triển trên môi trường này có kiểu dinh dưỡng gì?
c) Nguồn cacbon, nguồn năng lượng và nguồn nitơ của vi sinh vật này là gì?
-
Bài tập 1 trang 127 SBT Sinh học 10
Vi sinh vật là gì?
-
Bài tập 15 trang 131 SBT Sinh học 10
Hãy so sánh hô hấp hiếu khí với hô hấp kị khí? Tại sao hô hấp hiếu khí lại tạo ra nhiều năng lượng hơn hô hấp kị khí?
-
Bài tập 20 trang 132 SBT Sinh học 10
Hiệu ứng Paxtơ là gì?
-
Bài tập 2 trang 127 SBT Sinh học 10
Vi sinh vật có những đặc điểm gì?
-
Bài tập 16 trang 131 SBT Sinh học 10
Chức năng quan trọng của lên men là gì?
-
Bài tập 3 trang 127 SBT Sinh học 10
Điều gì chứng tỏ vi sinh vật có khả năng hấp thụ nhiều?
-
Bài tập 17 trang 131 SBT Sinh học 10
Tại sao lên men lại chỉ tạo ra 2 ATP?
-
Bài tập 4 trang 128 SBT Sinh học 10
Thế nào là chuyển hoá nhanh?
-
Bài tập 5 trang 128 SBT Sinh học 10
Điều gì chứng tỏ vi sinh vật sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh?
-
Bài tập 6 trang 128 SBT Sinh học 10
Giải thích tại sao vi sinh vật lại phân bố rộng và có nhiều chủng loại?
-
Bài tập 7 trang 128 SBT Sinh học 10
Vi sinh vật có thể được nuôi cấy trên những loại môi trường nào?
-
Bài tập 8 trang 129 SBT Sinh học 10
Căn cứ vào nguồn năng lượng người ta chia vi sinh vật ra những loại nào?
-
Bài tập 9 trang 129 SBT Sinh học 10
Căn cứ vào nguồn thức ăn (cacbon), người ta chia vi sinh vật thành những loại nào?
-
Bài tập 10 trang 129 SBT Sinh học 10
Căn cứ vào cả nguồn năng lượng và thức ăn, người ta chia vi sinh vật thành những loại nào?
-
Bài tập 11 trang 130 SBT Sinh học 10
Xét về kiểu dinh dưỡng, vi khuẩn lam thuộc loại nào?
-
Bài tập 12 trang 130 SBT Sinh học 10
Các vi khuẩn tiến hành nitrat hoá, vi khuẩn ôxi hoá lưu huỳnh thuộc loại dinh dưỡng nào?
-
Bài tập 13 trang 130 SBT Sinh học 10
E. coli cũng như những sinh vật hoại sinh khác (vi sinh vật phân giải các xác chết) thuộc loại dinh dưỡng nào?
-
Bài tập 14 trang 130 SBT Sinh học 10
Vi khuẩn tía và vi khuẩn lục không lưu huỳnh thuộc kiểu dinh dưỡng nào? Chúng có giống với vi khuẩn tía lưu huỳnh và vi khuẩn lục lưu huỳnh không?
-
Bài tập 18 trang 132 SBT Sinh học 10
Hãy so sánh lên men với hô hấp tế bào?
-
Bài tập 22 trang 133 SBT Sinh học 10
Tảo có gây bệnh cho người không?
-
Bài tập 23 trang 133 SBT Sinh học 10
Hô hấp là gì? Có mấy loại hô hấp?
-
Bài tập 24 trang 133 SBT Sinh học 10
Hãy nêu sự khác biệt giữa các kiểu hô hấp?
-
Bài tập 25 trang 134 SBT Sinh học 10
Quá trình hô hấp hiếu khí diễn ra ở đâu?
-
Bài tập 26 trang 134 SBT Sinh học 10
Quá trình hô hấp kị khí diễn ra ở đâu?
-
Bài tập 27 trang 134 SBT Sinh học 10
Hô hấp Sunphat thường xảy ra ở đâu? Tại sao bùn ao lại đen và thối?
-
Bài tập 28 trang 134 SBT Sinh học 10
Có thể sử dụng vi khuẩn khử Sunphat để xử lí nước thải nhiễm kim loại nặng được không?
-
Bài tập 29 trang 135 SBT Sinh học 10
Thế nào là lên men, hãy cho ví dụ một vài quá trình lên men và giải thích tại sao chúng được gọi như vậy.
-
Bài tập 30 trang 135 SBT Sinh học 10
Sản phẩm của quá trình lên men là gì?
-
Bài tập 31 trang 135 SBT Sinh học 10
Hãy nêu sự khác biệt giữa lên men và hô hấp? Chúng có đặc điểm gì chung?
-
Bài tập 32 trang 135 SBT Sinh học 10
Hô hấp nitrat xảy ra ở đâu? Quá trình này có lợi hay hại gì cho cây trồng?
-
Bài tập 33 trang 136 SBT Sinh học 10
Hô hấp Cacbonat xảy ra ở đâu?
-
Bài tập 1 trang 138 SBT Sinh học 10
Những đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về vi sinh vật?
A. Có kích thước rất nhỏ, chỉ thấy rõ dưới kính hiển vi.
B. Hấp thụ nhiều chuyển hoá nhanh.
C. Thích ứng nhanh với điều kiện môi trường và dễ bị biến dị, phân bố rộng rãi trong tự nhiên.
D. Cả A, B và C
-
Bài tập 2 trang 139 SBT Sinh học 10
Điều sau đây sai khi nói về vi khuẩn?
A. Nhân có màng bao bọc.
B. Nhân không có màng bao bọc.
C. Có chứa ribôxôm
D. ADN dạng vòng.
-
Bài tập 3 trang 139 SBT Sinh học 10
Những điểm nào sau đây không phải là của tế bào nhân sơ?
A. Có nhân thực.
B. NST là ADN khép vòng.
C. Có lông và roi.
D. Ribôxôm không có màng bao.
-
Bài tập 4 trang 139 SBT Sinh học 10
Vi sinh vật nào sau đây thuộc tế bào nhân sơ?
A. Vi khuẩn.
B. Nấm men.
C. Nấm mốc.
D. Động vật nguyên sinh.
-
Bài tập 5 trang 139 SBT Sinh học 10
Vi sinh vật nào sau đây không thuộc tế bào nhân thực?
A. Tảo
B. Nấm men.
C. Nấm mốc
D. Xạ khuẩn.
-
Bài tập 6 trang 139 SBT Sinh học 10
Câu nào không đúng khi nói về xạ khuẩn?
A. Là vi khuẩn có cấu tạo dạng sợi phân nhánh.
B. Chưa có nhân phân hoá.
C. Có khả năng sinh sản hữu tính.
D. Là nguồn quan trọng sinh chất kháng sinh.
-
Bài tập 7 trang 140 SBT Sinh học 10
Bào quan nào sau đây có ở cả vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật nhân thực?
A. Nhân.
B.Lưới nội chất.
C. Ti thể.
D. Ribôxôm.
-
Bài tập 8 trang 140 SBT Sinh học 10
Cấu trúc nào sau đây có ở tế bào nhân sơ?
A. Ti thể.
B. Màng sinh chất.
C. Màng nhân.
D. Xenlulôzơ.
-
Bài tập 9 trang 140 SBT Sinh học 10
Cấu trúc nào sau đây là duy nhất chỉ có ở tế bào Gram âm?
A. Màng sinh chất.
B. Màng ngoài.
C. NST.
D. Ribôxôm.
-
Bài tập 10 trang 140 SBT Sinh học 10
Cấu trúc nào sau đây là duy nhất chỉ có ở tế bào Gram dương?
A. LPS.
B. Lipit A.
C. Peptiđôglican.
D. Axit teicôic.
-
Bài tập 11 trang 140 SBT Sinh học 10
Thành phần nào sau đây là duy nhất chỉ có ở tế bào nhân sơ?
A. Glicôprôtêin.
B. Lipit A.
C. Axit teicôic.
D. Peptiđôglican.
-
Bài tập 12 trang 140 SBT Sinh học 10
Thành phần nào sau đây không phải là duy nhất ở tế bào nhân thực?
A. Ti thể.
B. Màng nhân.
C. Ribôxôm.
D. Mạng lưới nội chất
-
Bài tập 13 trang 141 SBT Sinh học 10
Vi khuẩn nào sau đây vừa cố định Nitơ, vừa quang hợp?
A. Azotobacter.
B. Vi khuẩn nốt sần ở cây họ Đậu.
C. Vi khuẩn lam ở cây bèo dâu.
D. Vi khuẩn quang hợp tía.
-
Bài tập 14 trang 141 SBT Sinh học 10
Bào quan nào sau đây chứa các enzim tiêu hoá chất dinh dưỡng và tự phân huỷ các tế bào già?
A. Lưới nội chất.
B. Bộ máy Gôngi.
C. Lizôxôm.
D. Perôxixôm.
-
Bài tập 15 trang 141 SBT Sinh học 10
Điều nào sau đây là đúng?
A. Thành tế bào vi khuẩn được cấu tạo từ Peptiđôglican.
B. Peptiđôglican chỉ có ở vi khuẩn Gram dương mà không có ở vi khuẩn Gram âm.
C. Peptiđôglican là axit béo.
D. Peptiđôglican có cả ở tế bào nhân thực.
-
Bài tập 16 trang 141 SBT Sinh học 10
Vi sinh vật sau đây không phải là sinh vật hoá dị dưỡng?
A. Nấm men, nấm sợi.
B. Động vật nguyên sinh.
C. Xạ khuẩn.
D. Vi khuẩn Nitrat hoá.
-
Bài tập 17 trang 141 SBT Sinh học 10
Điều nào sau đây không phải là đặc điểm của hô hấp hiếu khí?
A. Chất nhận Electron cuối cùng là ôxi phân tử.
B. Glucôzơ được ôxi hoá hoàn toàn thành sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O.
C. Cho lượng ATP lớn nhất (38 ATP).
D. ATP được tạo thành chỉ nhờ phôtphorin hoá ôxi hoá.
-
Bài tập 18 trang 142 SBT Sinh học 10
Điều nào sau đây không đúng khi nói về vi sinh vật tự dưỡng?
A. Nhận Cacbon từ C02 của khí quyển.
B. Nhận năng lượng từ ánh sáng mặt trời,
C. Nhận năng lượng từ các phản ứng ôxi hoá các hợp chất vô cơ.
D. Nhận cacbon từ các hợp chất hữu cơ.
-
Bài tập 19 trang 142 SBT Sinh học 10
Loại vi sinh vật nào sau đây không phải là vi sinh vật tự dưỡng?
A. Tảo đơn bào.
B. Vi khuẩn lưu huỳnh tía và lục.
C. Vi khuẩn nitrat hoá, ôxi hoá hiđrô và ôxi hoá lưu huỳnh.
D. Nấm mốc.
-
Bài tập 20 trang 142 SBT Sinh học 10
Loại vi sinh vật nào sau đây không phải là vi sinh vật quang dưỡng?
A. Vi khuẩn lam.
B. Tảo đơn bào.
C. Vi khuẩn lục không chứa lưu huỳnh.
D. Vi khuẩn lactic
-
Bài tập 21 trang 142 SBT Sinh học 10
Điều nào sau đây không đúng khi nói về vi sinh vật dị dưỡng?
A. Thu năng lượng nhờ ôxi hoá các hợp chất hữu cơ.
B. Sử dụng ánh sáng mặt trời làm nguồn năng lượng và các hợp chất hữu cơ làm nguồn cacbon.
C. Sử dụng các hợp chất hữu cơ vừa làm nguồn năng lượng vừa làm nguồn cacbon.
D. Ôxi hóa các hợp chất hữu cơ đơn giản để thu năng lượng và dùng CO2 làm nguồn cacbon.
-
Bài tập 22 trang 142 SBT Sinh học 10
Vi sinh vật sử dụng nguồn cacbon vô cơ và nhận năng lượng từ các chất hoá học được gọi là vi sinh vật
A. Hoá tự dưỡng.
B. Hoá dị dưỡng.
C. Quang tự dưỡng.
D. Quang dị dưỡng.
-
Bài tập 23 trang 143 SBT Sinh học 10
Những vi sinh vật chỉ dùng ôxi phân tử làm chất nhận êlectron cuối cùng được gọi là vi sinh vật
A. Kị khí bắt buộc.
B. Kị khí tuỳ tiện.
C. Hiếu khí bắt buộc.
D. Vi hiếu khí.
-
Bài tập 24 trang 143 SBT Sinh học 10
Nấm men rượu (Saccharomyces cerevisiae) và E. coli thuộc loại nào sau đây?
A. Chỉ có thể tồn tại và hoạt động khi có mặt ôxi không khí.
B. Không đòi hỏi sự có mặt của ôxi nhưng nếu có thì sinh trưởng tốt hơn.
C. Không thể tồn tại và hoạt động khi có mặt ôxi không khí.
D. Cần ôxi để sinh trưởng nhưng với nồng độ rất thấp.
-
Bài tập 25 trang 143 SBT Sinh học 10
Tuy cũng là nấm, nhưng nấm mốc khác với nấm men ở điểm nào sau đây?
A. Là vi sinh vật hiếu khí bắt buộc.
B. Là vi sinh vật kị khí tuỳ tiện (không bắt buộc).
C. Là vi sinh vật kị khí bắt buộc.
D. Là vi sinh vật vi hiếu khí.
-
Bài tập 26 trang 143 SBT Sinh học 10
Điều nào sau đây là đúng khi nói về chu trình Crep?
A. Ở tế bào nhân sơ xảy ra trong tế bào chất, ở tế bào nhân thực xảy ra trong chất nền ti thể.
B. Nguyên liệu ban đầu là axêtyl-CoA và bị phân giải hoàn toàn tới CO2.
C. Chu trình Crep tạo ra 6 C02, 2 FADH2, 6 NADH và 2 ATP.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
-
Bài tập 27 trang 143 SBT Sinh học 10
Điều nào sau đây không đúng khi nói về lên men ở vi sinh vật?
A. Cơ chất (ví dụ đường) bị ôxi hoá từng phần.
B. NADH bị khử thành NAD+ để cung cấp cho đường phân.
C. Chất nhận electron là chất hữu cơ nội sinh.
D. ATP được tạo thành nhờ phôtphorin hoá ôxi hoá.
-
Bài tập 28 trang 144 SBT Sinh học 10
Điều nào sau đây là đúng khi nói vể chuỗi vận chuyển Electron?
A. Ở tế bào nhân sơ xảy ra trên màng sinh chất, ở tế bào nhân thực xảy ra ở màng trong ti thể.
B. Ôxi hoá NADH + H+ và FADH2 tạo lực vận chuyển Prôton.
C. Tạo 34 ATP (nhờ Phôtphorin hoá ôxi hoá), 10 NAD, 2 FAD và H2O (ở hô hấp hiếu khí).
D. Cả A, B và C.
-
Bài tập 29 trang 144 SBT Sinh học 10
Ý nào sau đây là đúng với hô hấp hiếu khí?
A. Là sự khử Ôxi phân tử.
B. Là sự khử Sunphat.
C. Là sự khử Nitrat.
D. Là sự khử các hợp chất hữu cơ.
-
Bài tập 30 trang 144 SBT Sinh học 10
Ý nào sau đây không đúng với hô hấp kị khí?
A. Với vi sinh vật kị khí, ôxi là chất độc.
B. Là sự khử các chất hữu cơ trung gian.
C. Chất nhận Electron lấy từ bên ngoài.
D. Là sự khử Ôxi khí quyển.
-
Bài tập 31 trang 144 SBT Sinh học 10
Ý nào sau đây là đúng với lên men?
A. Chất nhận Electron cuối cùng là Ôxi phân tử.
B. Chất nhận Electron cuối cùng là hợp chất hữu cơ trung gian.
C. Chất nhận Electron cuối cùng là Nitrat.
D. Chất nhận Electron cuối cũng là Sunphat.
-
Bài tập 32 trang 144 SBT Sinh học 10
Hiện tượng nào sau đây chỉ có ở hô hấp mà không có ở lên men?
A. Xảy ra trong môi trường không có ôxi.
B. Phân giải chất hữu cơ đế tạo năng lượng.
C. Chất nhận Electron cuối cùng là từ bên ngoài.
D. Cả chất cho êlectron ban đầu và chất nhận Electron cuối cùng đều là chất vô cơ hoặc hữu cơ.
-
Bài tập 33 trang 145 SBT Sinh học 10
Hiện tượng nào sau đây chỉ có ở lên men mà không có ở hô hấp?
A. Thu nhận năng lượng nhờ thuỷ phân Glucôzơ.
B. Dùng chất nhận Electron từ bên ngoài.
C. Ôxi hoá Cacbohiđrat nhờ sử dụng chất hữu cơ trung gian làm chất nhận Electron cuối cùng.
D. Thuỷ phân Glucôzơ thành CO2 và H20.
-
Bài tập 34 trang 145 SBT Sinh học 10
Vi sinh vật khi không có ôxi thì tiến hành lên men, còn khi có ôxi thì tiến hành hô hấp, gọi là vi sinh vật
A. Hiếu khí không bắt buộc.
B. Hiếu khí bắt buộc.
C. Kị khí bắt buộc.
D. Kị khí không bắt buộc.
-
Bài tập 35 trang 145 SBT Sinh học 10
Điều nào sau đây là đúng khi nói về pha sáng của quang hợp?
A. Ở thực vật diễn ra trong màng tilacôit của lục lạp, ở vi khuẩn lam diễn ra trong tilacôit màng, ở vi khuẩn tía diễn ra trong Clorôxôm, ở vi khuẩn lưu huỳnh tía diễn ra trong màng sinh chất.
B. Chỉ xảy ra khi có ánh sáng.
C. Biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng ATP và NADPH.
D. Cả A, B và C.
-
Bài tập 36 trang 145 SBT Sinh học 10
Diễn biến nào của pha sáng sau đây là đúng?
A. Các sắc tố quang hợp hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời.
B. Năng lượng đó được truyền cho một loạt các phản ứng ôxi hoá khử của chuỗi chuyền êlectron quang hợp.
C. ATP và NADPH được tổng hợp ở pha sáng để cung cấp cho pha tối. ở thực vật và vi khuẩn lam, ôxi được tạo thành nhờ phân li nước.
D. Cả A, B và C.
-
Bài tập 37 trang 145 SBT Sinh học 10
Diễn biến nào sau đây của pha tối là đúng?
A. Ở tế bào nhân sơ diễn ra trong tế bào chất, ở tế bào nhân thực diễn ra trong chất nền của lục lạp.
B. Tuy gọi là pha tối nhưng xảy ra cả khi có và không có ánh sáng.
C. Nhờ ATP và NADPH (hoặc NADH ở vi khuẩn) do pha sáng cung cấp, tiến hành cố định (khử) CO2 khí quyển thành Cacbohiđrat.
D. Cả A, B và C.
-
Bài tập 38 trang 146 SBT Sinh học 10
Các sinh vật nào sau đây không phải là quang tự dưỡng?
A. Vi khuẩn lam.
B. Vi tảo đơn bào (clorella).
C. Vi khuẩn lưu huỳnh tía, vi khuẩn lưu huỳnh lục.
D. Vi khuẩn lục không lưu huỳnh, vi khuẩn tía không lưu huỳnh.
-
Bài tập 39 trang 146 SBT Sinh học 10
Các vi sinh vật nào sau đây không phải là quang dị dưỡng?
A. Vi khuẩn lam, vi tảo đơn bào.
B. Vi khuẩn lục không lưu huỳnh.
C. Vi khuẩn tía không lưu huỳnh
D. Cả B và C.
-
Bài tập 40 trang 146 SBT Sinh học 10
Vi sinh vật nào sau đây không phải là hoá tự dưỡng?
A. Vi khuẩn ôxi hoá hiđrô.
B. Vi khuẩn ôxi hoá lưu huỳnh.
C. Vi khuẩn nitrat hoá.
D. E. coli.
-
Bài tập 41 trang 146 SBT Sinh học 10
Điều nào sau đây không phải là đặc điểm của hô hấp kị khí?
A. Chất nhận êlectron cuối cùng không phải là ôxi phân tử, có thể là NO2-(hô hấp nitrat), SO42- (hô hấp sunfat), CO32- (hô hấp cacbonat), Fe3+ (hô hấp sắt).
B. Tổng hợp lượng ATP tương đương hô hấp hiếu khí.
C. Sản phẩm cuối cùng có thể là NO2-, N20, N2, H2S, CH4, Fe2+
D. ATP được tạo thành nhờ phôtphorin hoá cơ chất và phôtphorin hoá ôxi hoá.
-
Bài tập 1 trang 115 SGK Sinh học 10 NC
Phân biệt sự khác nhau giữa 3 loại môi trường nuôi cấy?
-
Bài tập 2 trang 115 SGK Sinh học 10 NC
Định nghĩa và cho ví dụ về 4 kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật?
-
Bài tập 3 trang 115 SGK Sinh học 10 NC
Phân biệt 3 kiểu chuyển hoá vật chất: lên men, hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí?