Giải bài 2 tr 110 sách GK Sinh lớp 10 NC
Trình bày cấu trúc, chức năng của các hợp chất hữu cơ chủ yếu trong tế bào?
Hướng dẫn giải chi tiết bài 2
1. Cacbonhiđrat:
- Cấu trúc:
- Mônôsaccarit: có từ 3-7 nguyên tử cacbon, hexôzơ (6C), pentôzơ (5C).
- Disaccarit: do 2 phân tử đường đơn liên kết với nhau (loại bỏ 1 phân tử nước). Chúng có các công thức cấu tạo phân tử khác nhau.
- Pôlisaccarit: do nhiều phân tử đường đơn kết hợp với nhau tạo thành phân tử mạch thẳng (xenlulôzơ) hoặc mạch phân nhánh (tinh bột, glicôgen).
- Chức năng:
- Saccarit là nhóm chất hữu cơ thường có lượng lớn và là nguyên liệu giải phóng năng lượng dễ dàng nhất (đóng vai trò là nguồn cung cấp năng lượng, phổ biến nhất là glucôzơ).
- Saccarit cũng là thành phần xây dựng nên nhiều bộ phận của tế bào (ví dụ xenlulôzơ là thành phần cấu trúc nên thành tế bào thực vật).
- Một số pôlisaccarit kết hợp với prôtêin có vai trò vận chuyển các chất qua màng sinh chất và góp phần “nhận biết” các vật thể lạ lúc qua màng. Glicôgen ở tế bào động vật và tinh bột ở tế bào thực vật đóng vai trò là nguổn dự trữ năng lượng.
2. Lipit:
- Cấu trúc:
- Là hợp chất hữu cơ được cấu tạo chủ yếu từ các nguyên tố C, H, O gồm nhiều loại với cấu trúc và chức năng khác nhau.
- Lipit đơn giản được tạo từ glixêrol và axit béo nhờ liên kết este. Các lipit phức tạp ngoài thành như các lipit đơn giản còn có thêm các nhóm khác.
- Chức năng:
- Lipit có vai trò đặc biệt quan trọng cấu trúc nên hệ thống các màng sinh học (phôtpholipit, côlestêrôn).
- Ngoài ra, lipit còn là những nguyên liệu dự trữ năng lượng (mỡ và dầu), dự trữ nước rất tốt và tham gia vào nhiều chức năng sinh học khác (các loại hoocmôn có bản chất là sterôit như estrôgen, các loại sắc tố như diệp lục, một số loại Vitamin A, D, E, K cũng là một dạng lipit).
3. Prôtêin:
- Cấu trúc:
- Prôtêin là đại phân tử sinh học được cấu tạo nên từ các axit amin theo nguyên tắc đa phân nhờ các liên kết peptit bền vững.
- Prôtêin có nhiều bậc cấu trúc khác nhau tùy loại, trong đó cấu trúc bậc 1 quy định cấu trúc bậc 2, cấu trúc bậc 2 lại quy định cấu trúc bậc 3.
- Chức năng:
- Cấu hình không gian ba chiều quy định chức năng sinh học của prôtêin.
- Prôtêin là một đại phân tử sinh học có cấu trúc và chức năng sinh học đa dạng nhất trong số các hợp chất hữu cơ có trong tế bào.
- Có thể tóm tắt chức năng của prôtêin như sau: cấu trúc, trao đổi chất, điều hoà sinh trưởng, vận động, bảo vệ, giá đỡ, thụ thể,…
4. Axit nuclêic:
- Cấu trúc:
- ADN là đại phân tử sinh học được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các nuclêôtit (A, T, G, X).
- Các nuclêôtit liên kết với nhau nhờ liên kết este phôtphat tạo nên chuỗi pôlinuclêôtit theo chiều 5′ → 3′.
- Các nuclêôtit ở hai chuỗi của phân tử ADN liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T nhờ 2 liên kết hiđrô, G liên kết với X nhờ 3 liên kết hiđrô.
- ARN là axit ribônuclêic được cấu tạo từ một chuỗi pôlinuclêôtit.
- Có 4 loại đơn phân tham gia cấu trúc nên ARN là A, U, G, X.
- Có 3 loại ARN là mARN, tARN, rARN.
- Chức năng:
- ADN đảm nhận chức năng lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền ở các loài sinh vật.
- Trình tự nuclêôtit trên các mạch pôlinuclêôtit chính là thông tin di truyền, nó quy định trình tự các ribônuclêôtit trên ARN cũng như trình tự các axit amin trên phân tử prôtêin.
- Mỗi loại ARN có chức năng khác nhau trong quá trình truyền đạt và dịch thông tin di truyền từ ADN sang prôtêin.
-- Mod Sinh Học 10 HỌC247
-
Ở 1 loài ong mật, 2n = 32. Trứng khi được thụ tinh sẽ nở thành ong chúa hoặc ong thợ tuỳ điều kiện về dinh dưỡng, còn trứng không được thụ tinh thì nở thành ong đực.
bởi Lê Văn Duyệt 11/01/2022
Một ong chúa đẻ được một số trứng gồm trứng được thụ tinh và trứng không được thụ tinh. Các trứng nói trên nở thành ong thợ và ong đực chứa tổng số 155136 NST, biết rằng số ong đực con bằng 2% số ong thợ con. Số ong thợ con là bao nhiêu?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ở một loài khi không có sự trao đổi chéo và đột biến có thể tạo tối đa 4096 loại giao tử khác nhau về nguồn gốc nhiễm sắc thể. Số nhiễm đơn trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài là bao nhiêu?
bởi Mai Đào 11/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ở một loài người ta thấy cơ thể sản sinh ra loại giao tử có ký hiệu AB DE h X. Loài này có số nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) là bao nhiêu?
bởi Co Nan 10/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Giải thích hiện tượng quá trình “đào thải” các cơ quan ghép từ cơ thể người này sang cơ thể người khác?
bởi Nguyễn Tú Tài 16/11/2021
Giải thích hiện tượng quá trình “đào thải” các cơ quan ghép từ cơ thể
người này sang cơ thể người khác?Theo dõi (0) 0 Trả lời -
a. Sự tự nhân đôi, phân ly và tổ hợp NST.
b. Sự thay đổi hình thái NST.
c. Sự hình thành thoi phân bào.
d. Sự biến mất của màng nhân và nhân con.
Theo dõi (1) 1 Trả lời -
Cơ chế duy trì bộ NST của loài sinh sản hữu tính?
bởi thuy linh 21/01/2021
a. Quá trình nguyên phân và giảm phân
b. Quá trình giảm phân và thụ tinh
c. Quá trình nguyên phân và thụ tinh
d. Quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Các NST ở kì giữa của giảm phân II khác với các NST ở kì giữa của nguyên phân là:
bởi thanh hằng 12/01/2021
A. mỗi NST gồm hai nhiễm sắc tử.
B. các nhiễm sắc tử định hướng trên mặt phẳng xích đạo.
C. các nhiễm sắc tử giống hệt nhau về mặt di truyền.
D. các nhiễm sắc tử khác nhau về mặt di truyền.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Phân biệt giảm phân và nguyên phân?
bởi Nguyễn Quang Minh Tú 13/01/2021
Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Bài tập 1 trang 110 SGK Sinh học 10 NC
Bài tập 3 trang 110 SGK Sinh học 10 NC
Bài tập 4 trang 110 SGK Sinh học 10 NC
Bài tập 5 trang 110 SGK Sinh học 10 NC
Bài tập 6 trang 110 SGK Sinh học 10 NC
Bài tập 7 trang 110 SGK Sinh học 10 NC
Bài tập 8 trang 110 SGK Sinh học 10 NC
Bài tập 9 trang 110 SGK Sinh học 10 NC
Bài tập 10 trang 110 SGK Sinh học 10 NC
Bài tập 11 trang 110 SGK Sinh học 10 NC
Bài tập 12 trang 110 SGK Sinh học 10 NC
Bài tập 13 trang 110 SGK Sinh học 10 NC
Bài tập 14.1 trang 110 SGK Sinh học 10 NC