Với 20 câu ôn lý thuyết phần Các loại dao động, chủ yếu là dao động tắt dần, dao động cưỡng bức xảy ra cộng hưởng và dao động duy trì giúp các em ôn lại các kiến thức liên quan đến các loại dao động từ dễ đến khó.
-
h2_vatly_cd1_bai4_ontap_lyt...
-
Video liên quan
-
Nội dung
-
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài 1: Tìm khoảng đơn điệu của hàm số
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm khoảng đơn điệu của hàm số như: Định nghĩa Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu Các bước tìm khoảng đơn điệu của hàm số00:55:29 5168 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài 2: Tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền
Bài giảng sẽ giúp các em nắm được kiến thức cơ bản về cách tìm tham số để hàm số đơn điệu trên một miền như: Công thức tính. Điều kiện đủ để hàm số đơn điệu trên một miền.00:28:42 1080 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài 3: Ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình
Bài giảng sẽ giúp các em nắm kỹ hơn về lý thuyết và một số ví dụ cụ thể về ứng dụng tính đơn điệu giải phương trình.00:32:49 1080 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài 4: Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải bất phương trình sẽ giúp các em nắm được lý thuyết và bài tập để các em củng cố kiến thức.00:32:29 870 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài 5: Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình
Bài giảng Ứng dụng tính đơn điệu giải hệ phương trình sẽ giúp các em nắm kỹ hơn cách giải hệ phương trình, cách tìm tính nghịch biến, đồng biến về tính đơn điệu của hệ phương trình.00:29:14 946 TS. Phạm Sỹ Nam
-
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài 6: Ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức
Bài giảng ứng dụng tính đơn điệu chứng minh bất đẳng thức gồm có 2 phần nội dung chính: Lý thuyết Các ví dụ cụ thể nhằm giúp các em chứng minh được đồng biến và nghịch biến.00:43:58 1076 TS. Phạm Sỹ Nam
Câu 1: Sự cộng hưởng cơ
A. được ứng dụng để chế tạo đồng hồ quả lắc.
B. xảy ra khi vật chịu tác dụng của ngoại lực có độ lớn không đổi.
C. có lợi vì làm tăng biên độ và có hại vì tần số thay đổi.
D. chỉ có thể xảy ra khi vật dao động cưỡng bức.
Lời giải:
Hiện tượng cộng hưởng ⇒ do dao động cưỡng bức gây ra
⇒ Chọn D
Câu 2: Dao động
A. cưỡng bức dao động với tần số bằng đúng tần số riêng.
B. duy trì có tần số khác xa tần số riêng của vật dao động.
C. duy trì có biên độ bằng biên độ khi vật dao động tự do.
D. cưỡng bức và dao động duy trì đều có tần số bằng tần số riêng.
Lời giải:
Dao động duy trì có biên độ không đổi
⇒ Chọn C
Câu 3: Dao động tắt dần của con lắc đơn có đặc điểm là:
A. Cơ năng của dao động giảm dần.
B. Động năng của con lắc ở vị trí cân bằng luôn không đổi.
C. Biên độ không đổi.
D. Cơ năng của dao động không đổi.
Lời giải:
Dao động tắt dần ⇒ cơ năng giảm dần
⇒ Chọn A
Câu 4: Nhận định nào sau đây là sai khi nói về hiện tượng cộng hưởng trong một hệ cơ học.
A. Tần số dao động của hệ bằng với tần số của ngoại lực.
B. Khi có cộng hưởng thì dao động của hệ không phải là điều hòa
C. Biên độ dao động lớn khi lực cản môi trường nhỏ.
D. Khi có cộng hưởng thì dao động của hệ là dao động điều hòa.
Lời giải:
Dao động cưỡng bức là dao động điều hòa
⇒ Chọn B
Câu 5: Nhận xét nào sau đây về dao động tắt dần là đúng?
A. Có tần số và biên độ giảm dần theo thời gian.
B. Môi trường càng nhớt thì dao động tắt dần càng nhanh.
C. Có năng lượng dao động luôn không đổi theo thời gian.
D. Biên độ không đổi nhưng tốc độ dao động thì giảm dần.
Lời giải:
Môi trường càng nhớt ⇒ tắt dần càng nhanh
⇒ Chọn B
Câu 6: Chọn phát biểu sai về dao động duy trì.
A. Có chu kỳ bằng chu kỳ dao động riêng của hệ.
B. Năng lượng cung cấp cho hệ đúng bằng phần năng lượng mất đi trong mỗi chu kỳ.
C. Có tần số dao động không phụ thuộc năng lượng cung cấp cho hệ.
D. Có biên độ phụ thuộc vào năng lượng cung cấp cho hệ trong mỗi chu kỳ.
Lời giải:
Biên độ của dao động duy trì không phụ thuộc vào NL cung cấp trong mỗi chu kỳ
⇒ Chọn D
Câu 7: Phát biểu nào dưới đây sai?
A. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.
B. Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của ngoại lực.
C. Dao động duy trì có tần số phụ thuộc vào năng lượng cung cấp cho hệ dao động.
D. Cộng hưởng có biên độ phụ thuộc vào lực cản của môi trường.
Lời giải:
Dao động duy trì ⇒ \(f \notin NL\)
⇒ Chọn C
Câu 8: Hiện tượng cộng hưởng thể hiện càng rõ nét khi
A. Biên độ của lực cưỡng bức nhỏ.
B. Độ nhớt của môi trường càng lớn.
C. Tần số của lực cưỡng bức lớn.
D. lực cản, ma sát của môi trường nhỏ.
Lời giải:
Hiện tượng cộng hưởng thể hiện rõ khi lực cản, ma sát nhỏ
⇒ Chọn D
Câu 9: Để duy trì dao động cho một cơ hệ ta phải
A. làm nhẵn, bôi trơn để giảm ma sát.
B. Tác dụng vào nó một ngoại lực không đổi theo thời gian.
C. Tác dụng lên hệ một ngoại lực tuần hoàn.
D. Cho hệ dao động với biên độ nhỏ để giảm ma sát.
Lời giải:
Để duy trì dao động ⇒ Cung cấp 1 ngoại lực tuần hoàn
⇒ Chọn C
Câu 10: Chọn câu sai khi nói về dao động cưỡng bức
A. Tần số dao động bằng tần số của ngoại lực.
B. Biên độ dao động phụ thuộc vào tần số của ngoại lực.
C. Dao động theo quy luật hàm sin của thời gian.
D. Tần số ngoại lực tăng thì biên độ dao động tăng.
Lời giải:
(ACB)max khi fNL = f0
⇒ Chọn D
Câu 11: Để duy trì dao động cho một cơ hệ mà không làm thay đổi chu kì riêng của nó, ta phải
A. Tác dụng vào vật dao động một ngoại lực không thay đổi theo thời gian.
B. Tác dụng vào vật dao động một ngoại lực biến thiên tuần hoàn theo thời gian.
C. làm nhẵn, bôi trơn để giảm ma sát.
D. Tác dụng ngoại lực vào vật dao động cùng chiều với chuyển động trong một phần của từng chu kì.
Lời giải:
Dao động duy trì (f0: không đổi) ⇒ Tác dụng 1 ngoại lực cùng chiều chuyển động trong một phần của từng chu kỳ
⇒ Chọn D
Câu 12: Sau khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng nếu
A. Tăng độ lớn lực ma sát thì biên độ tăng.
B. Tăng độ lớn lực ma sát thì biên độ giảm.
C. Giảm độ lớn lực ma sát thì chu kì tăng.
D. Giảm độ lớn lực ma sát thì tần số tăng.
Lời giải:
Fms càng lớn thì (ACB)max càng nhỏ
⇒ Chọn B
Câu 13: Chọn câu sai
A. Trong sự tự dao động, hệ tự điều khiển sự bù đắp năng lượng từ từ cho con lắc.
B. Trong sự tự dao động, dao động duy trì theo tần số riêng của hệ.
C. Trong dao động cưỡng bức, biên độ phụ thuộc vào hiệu số tần số cưỡng bức và tần số riêng.
D. Biên độ dao động cưỡng bức không phụ thuộc cường độ của ngoại lực.
Lời giải:
ACB tỉ lệ với biên độ ngoại lực (F0)
⇒ Chọn D
Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dao động duy trì là dao động tắt dần mà người ta đã kích thích lại dao động sau khi dao động bị tắt hẳn.
B. Dao động duy trì là dao động tắt dần mà người ta đã làm mất lực cản của môi trường đối với vật dao động.
C. Dao động duy trì là dao động tắt dần mà người ta đã tác dụng ngoại lực vào vật dao động cùng chiều với chiều chuyển động trong một phần của từng chu kỳ.
D. Dao động duy trì là dao động tắt dần mà người ta đã tác dụng ngoại lực biến đổi điều hoà theo thời gian vào vật dao động.
Lời giải:
Dao động duy trì: được cung cấp phần NL đúng với phần NL mất đi trong từng chu kỳ
⇒ Chọn C
Câu 15: Chọn phát biểu sai:
A. Dao động điều hoà có li độ được mô tả theo quy luật sin của thời gian.
B. Khi vật nặng của con lắc lò xo đi từ vị trí biên đến vị trí cân bằng thì vectơ vận tốc và vectơ gia tốc luôn luôn cùng chiều.
C. Trong dao động cưỡng bức, biên độ không phụ thuộc vào lực cản của môi trường.
D. Dao động tự do là dao động có tần số chỉ phụ thuộc đặc tính của hệ, không phụ thuộc các yếu tố bên ngoài.
Lời giải:
ACB phụ thuộc vào lực ma sát
⇒ Chọn C
Câu 16: Chọn nói sai khi nói về dao động:
A. Dao động của cây khi có gió thổi là dao động cưỡng bức.
B. Dao động của đồng hồ quả lắc là dao động duy trì.
C. Dao động của pittông trong xilanh của xe máy khi động cơ hoạt động là dao động điều hoà.
D. Dao động của con lắc đơn khi bỏ qua ma sát và lực cản môi trường luôn là dao động điều hoà.
Lời giải:
⇒ Con lắc đơn dao động điều hòa khi \(\alpha _0 << 1\) (rad)
⇒ Chọn D
Câu 17: Một vật dao động riêng với tần số là f = 10Hz. Nếu tác dụng vào vật ngoại lực có tần số f1 = 5Hz thì biên độ là A1. Nếu tác dụng vào vật ngoại lực có tần số biến đổi là f2 = 8Hz và cùng giá trị biên độ với ngoại lực thứ nhất thì vật dao động với biên độ A2 (mọi điều kiện khác không đổi). Tìm phát biểu đúng?
A. A1 > A2.
B. A1 < A2.
C. A1 = A2.
D. Không kết luận được.
Lời giải:
+ Biên độ ngoại lực F0 không đổi
+ |fNL - f0| càng lớn thì (ACB) càng nhỏ
\(\left.\begin{matrix} +\ |f_0 - f_1| = |10-5| = 5\\ +\ |f_0 - f_2| = |10-8| = 2 \end{matrix}\right\} |f_0 - f_1| > |f_0 - f_2| \Rightarrow A_1 < A_2\)
⇒ Chọn B
Câu 18: Con lắc lò xo gồm vật nặng 100 g và lò xo nhẹ độ cứng 40 N/m. Tác dụng vào vật một ngoại lực tuần hoàn biên độ F0 và tần số f1 = 4 Hz thì biên độ dao động ổn định của hệ là A1. Nếu giữ nguyên biên độ F0 và tăng tần số ngoại lực đến giá trị f2 = 5 Hz thì biên độ dao động ổn định của hệ là A2. Như vậy:
A. A2 > A1.
B. A2 = A1.
C. A2 < A1.
D. A1 ≤ A2.
Lời giải:
\(+\ f_0 = \frac{1}{2\pi} \sqrt{\frac{k}{m}} = \frac{1}{2\pi} \sqrt{\frac{40}{0,1}} = \frac{10}{\pi }\ (Hz)\)
\(\\ +\ f_0 = \frac{1}{2\pi} \sqrt{\frac{k}{m}} = \frac{1}{2\pi} \sqrt{\frac{40}{0,1}} = \frac{10}{\pi }\ (Hz) \\ +\ f_1 = 4\ Hz;\ f_2 = 5\ Hz \\ \Rightarrow |f_1 - f_0| < |f_2 - f_0| \\ \Rightarrow A_1 > A_2\)
⇒ Chọn C
Câu 19: Trong dao động của con lắc lò xo, phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực tuần hoàn.
B. Tần số dao động riêng chỉ phụ thuộc vào đặc tính của hệ
C. Lực cản của môi trường là nguyên nhân làm cho dao động tắt dần.
D. Biên độ của dao động cưỡng bức chỉ phụ thuộc vào biên độ của ngoại lực tuần hoàn.
Lời giải:
ACB \(\in\) f0, fNL, F0, Fms
⇒ Chọn D
Câu 20: Dao động của một hệ được bổ sung năng lượng cho hệ đúng bằng năng lượng mà nó đã mất đi là
A. dao động duy trì.
B. dao động tự do.
C. dao động tuần hoàn.
D. dao động cưỡng bức.
Lời giải:
Dao động được bổ sung phần NL đúng bằng phần NL mất đi là do dao động duy trì
⇒ Chọn A