YOMEDIA
NONE

Soạn bài Tổng kết Văn học (tiếp theo) - Ngữ văn 9

Phần hướng dẫn soạn bài gợi ý cách trả lời các câu hỏi cụ thể giúp các em có cái nhìn khái quát về phần tổng kết văn học trong quá trình chuẩn bị bài, củng cố và nắm vững hơn kiến thức trọng tâm của bài học.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

  • Các văn bản tác phẩm văn học đã học và đọc thêm trong chương trình Ngữ văn THCS. Hình thành những hiểu biết ban đầu về nền văn học Việt Nam, các bộ phận văn học, các thời kì lớn, những đặc sắc nổi bật về tư tưởng và nghệ thuật.
  • Củng cố và hệ thống hóa những tri thức đã học về các thể loại văn học gắn với từng thời kì trong tiến trình vận động của văn học. Biết vận dụng những hiểu biết này để đọc và hiểu đúng các tác phẩm trong chương trình.

1.2. Nghệ thuật

  • Văn học Việt Nam không hướng tới sự bề thế, đồ sộ mà thường kết tinh ở những tác phẩm có quy mô vừa và nhỏ, chú trọng đến cái đẹp tinh tế, hìa hòa, giản dị.
  • Những bài ca dao trong trẻo, mượt mà, những bài thơ trữ tình ngắn gọn, những truyện thơ Nôm vừa và phải, những tiểu thuyết không dài.

2. Soạn bài Tổng kết Văn học

Câu 1: Kể tên các thể loại chính của văn học dân gian được học trong chương trình Ngữ văn THCS, nêu định nghĩa ngắn gọn về từng thể loại.

  • Các thể loại chính
    • Truyền thuyết.
    • Cổ tích.
    • Ngụ ngôn.
    • Truyện cười.
  • Định nghĩa về tường thể loại
    • Truyền thuyết là loại truyện dân gian truyền miệng kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yêu tố tưởng tượng, kì ảo.
    • Truyện cổ tích là loại truyện dân gian thời xưa kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc. Thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về cái thiện thắng cái ác.
    • Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể, bằng văn xuôi hay văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
    • Truyện cười là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.

Câu :. Tìm trong các truyện cổ tích mà em được học (hoặc đã đọc) những nhân vật thuộc các loại sau: nhân vật dũng sĩ, nhân vật có tài năng đặc biệt, nhân vật xấu xí, nhân vật ngốc nghếch.

  • Nhân vật có tài năng đặc biệt: Mã Lương trong truyện Cây bút thần, Thạch Sanh trong truyện Thạch Sanh.
  • Nhân vật xấu xí hình thù kì lạ: Sọ Dừa trong truyện cổ tích Sọ Dừa.

Câu 3: Lấy bài thơ Qua đèo ngang của bà Huyện Thanh Quan để minh họa các quy tắc về Niêm luật của thơ thất ngôn bát cú Đường luật (vận, thanh - bằng - trắc trong từng câu; đối, niêm giữa các câu).

  • Bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan là một bài thơ theo thể thất ngôn bát cú  viếtbằng chữ Nôm. Bài thơ dùng vần bằng, ở chữ cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8 (tà, hoa, nhà, gia, ta), về thanh, trong bài thơ có quy định vị trí và phối hợp các thanh bằng và trắc.
  • Theo hệ thống ngang, gọi là luật thì chữ thứ 1, 3, 5 được tự do. Còn chữ thứ 2, 4, 6 thì phải đúng. Chữ thứ 2, câu đầu của bài thơ này là thanh trắc nên là luật trắc còn nếu chữ thứ hai câu đầu là thanh bằng thì là luật bằng. Theo hệ thống dọc gọi là niêm (dính - ở đây là có cùng cấu trúc về thanh điệu): Câu 1 phải niêm với câu 8, câu 2 với câu 3, câu 4 với câu 5, câu 6 với câu 7. Vế đốĩ có các cặp đối giữa câu 3 và 4, 5 và 6.

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bèn sông chợ mấy nhà

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

  • Các câu thơ này đối về ý, về thanh và về từ loại.
  • Về cấu trúc bài thơ được triển khai theo bốn phần: đề – thực – luận – kết.

Câu 4: Em đã học những truyện thơ Nôm nào? Tóm tắt ngắn gọn cốt truyện của những truyện thơ ấy và nhận xét xem có gì giống nhau trong các cốt truyện đó.

  • Truyện Kiều của Nguyễn Du.
  • Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu.
  • Tóm tắt Truyện Kiểu: Thúy Kiều, một cô gái tài sắc vẹn toàn, gặp gỡ Kim Trọng và cùng thề nguyền hẹn ước.
  • Gia đình Kiều bị oan. Kiều phải bán mình chuộc tội cho cha và em trai. Nàng trải qua sự tủi nhục, rơi vào lầu xanh, mắc lừa Sở Khanh, làm lẽ Thúc Sinh, lại vào lầu xanh lần thứ hai và được làm vợ Từ Hải. Nhờ Từ Hải, Kiều báo ân báo oán nhưng sau đó lại mắc lừa Hồ Tôn Hiến. Cuối cùng Kim Trọng, Thúy Kiều gặp lại nhau, cả nhà đoàn tụ.
  • Tóm tắt Lục Vân Tiên: Lục Vân Tiên, người học trò văn võ song toàn, trên đường đi thi gặp chuyện bất bình đã ra tay cứu Kiều Nguyệt Nga. Do khóc thương mẹ mất, nên Lục Vân Tiên bị mù lòa lại bị bọn xấu hãm hại nhưng được thần và dân cứu giúp.
  • Trong khi đó, Kiều Nguyệt Nga - người tự nguyện chung thủy với Lục Vân Tiên sau ơn cứu nạn, cũng gặp chuyện không may. Nàng bị đem công giặc Ô Quan. Trên đường đi, nàng định tự vẫn nhưng được Phật và người cứu thoát.
  • Lục Vân Tiên thi đỗ Trạng gặp lại Kiều Nguyệt Nga. Hai người sống trong hạnh phúc.
  • Cốt truyện của hai truyện thơ trên có điểm giống nhau là cùng có ba phần:
    • Gặp gỡ đính ước.
    • Tai biến.
    • Đoàn tụ.

Câu 5: Hãy lấy một số câu ca dao và vài đoạn thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du để minh họa cho khả năng phong phú của thể thơ lục bát trong việc biểu hiện tâm trạng và kể chuyện, thuật viêc.

Đầu lòng hai ả tố nga,

Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân.

Mai cốt cách tuyết tinh thần,

Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.

Câu 6: Đọc lại một truyện ngắn hiện đại (Lão Hạc - Nam Cao, Bến quê - Nguyễn Minh Châu) và một truyện thời Trung Đại (ví dụ: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng - Hồ Nguyên Trừng, Truyện Người con gái Nam sương - Nguyễn Dữ) rồi nhận xét về sự khác nhau trong cách trần thuật, xây dựng nhân vật.

  • Cả hai đều thuộc loại hình tự sự nhưng truyện ngắn hiện đại có nhiều đổi mới so với truyện ngắn thời trung đại về phương thức tự sự, miêu tả.
  • Truyện ngắn hiện đại cách trần thuật di chuyển điểm nhìn được sử dụng đa dạng. Cách trần thuật từ ngôi thứ nhất như lão Hạc chỉ thấy ở truyện ngắn hiện đại.
  • Nhân vật truyện trung đại thường xuất hiện qua lời kể, qua hành động, qua đối thoại ít được thể hiện trực tiếp nội tâm, ít chú trọng khắc họa tính cách riêng.
  • Trong truyện hiện đại, nhân vật được chú ý khắc họa từ ngoại hình, hành động nhất là nội tâm, qua lời trần thuật, lời đối thoại, độc thoại của nhân vật.
  • Để hiểu hơn về bài học các em tham khảo thêm phần bài giảng Tổng kết văn học.

3. Hỏi đáp về bài Tổng kết Văn học

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF