Qua bài học giúp các em hệ thống hóa lại kiến thức các bài tiếng Việt đó là bài khởi ngữ, các thành phần biệt lập, liên kết đoạn văn và bài nghĩa tường minh và hàm ý. Hiểu và áp dụng vào làm bài tập.
Tóm tắt bài
1.1. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập
Khởi ngữ | Thành phần biệt lập | |||
Tình thái | Cảm thán | Goi-đáp | Phụ chú | |
- Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. | - Là thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói dối với sự việc được nói đến trong câu. | - Là thành phần được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng,...) | - Là thành phần được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp. | - Là thành phần được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. |
- Trước khởi ngữ thường có thể thêm các quan hệ từ về, đối với. |
- Thành phần phụ chú thường được đặt giữa: + Hai dấu gạch ngang; + Hai dấu ngoặc đơn; + Giữa một dấu gạch và một dấu phẩy. |
|||
- Ví dụ: Giàu, tôi đã giàu rồi. (Nguyễn Công Hoan) | - Ví dụ: Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều. (Kim Lân) | - Ví dụ: Ô, cô còn quên chiếc khăn mùi soa đây này. (Nguyễn Thành Long) | - Ví dụ: Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. (Ngô Tất Tố) | - Ví dụ: Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. (Nam Cao) |
1.2. Liên kết câu và liên kết đoạn văn
Phép liên kết | |||
Lặp từ ngữ | Đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng | Thế | Nối |
- Là việc lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước. | - Là việc sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước. | - Là việc sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước. | - Là việc sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với cấu trúc. |
- Ví dụ: Cơm xong, Minh trở về buồng mình nằm xem báo. Anh chưa đọc hết nửa trang báo thì nghe tiếng gọi ngoài cửa. (Nguyễn Thị Ngọc Tú). |
- Ví dụ: + Ông lão há miệng ra như bị cạp chích. Ông biết thừa là bọn chúng chẳng lạ gì gia đình ông, nhưng ông vẫn cứ phải ngạc nhiên như vậy. (Nguyễn Thi) + Nó cười rúc rích, rồi trở mình một cái, ngáy khò khò luôn. Ông Sần không ngủ, nằm cân nhắc một lúc nữa. (Phan Tứ). + Trong nhà có tiếng guốc lép kẹp. Cửa từ từ mở. (Nguyễn Sáng) |
- Ví dụ: Chín giờ có chuyến tàu ở Hà Nội đi qua huyện. Đó là hoạt động cuối cùng của đêm khuya. (Thạch Lam) |
- Ví dụ: Xưa nay, không ai chết đến lần thứ hai để được bài học kinh nghiệm về cái chết. Vì vậy, vẫn có nhiều người chết một cách ngờ nghệch. (Nguyễn Công Hoan) |
1.3. Nghĩa tưởng minh và hàm ý
Nghĩa tường minh | Hàm ý |
- Là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. | - Là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. |
2. Soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt
Để hệ thống hóa lại kiến thức các bài tiếng Việt, các em có thể tham khảo
bài soạn Ôn tập phần Tiếng Việt.
3. Hỏi đáp Ôn tập phần Tiếng Việt Ngữ văn 9
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-- Mod Ngữ văn 9 HỌC247