YOMEDIA
NONE

Ôn tập Học kì 1 - Ngữ văn 8 Tập 1 Kết Nối Tri Thức


Nhằm giúp các em học sinh lớp 8 củng cố và ôn tập lại những kiến thức về văn bản đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt đã học trong Học kì vừa qua, HOC247 đã biên soạn và tổng hợp nội dung bài giảng Ôn tập Học kì 1 dưới đây. Bài giảng với hệ thống các kiến thức về tiếp cận và phân tích đặc trưng cơ bản của một số thể loại như hài kịch, thơ trào phúng và truyện cười. Đồng thời, bao gồm đặc điểm của các từ loại, đoạn văn và biện pháp tu từ thường gặp. Chúc các em học tập thật tốt!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Ôn lại kiến thức về văn bản đọc hiểu

Lá cờ thêu sáu chữ vàng - Nguyễn Huy Tưởng: Tác phẩm khắc họa hình ảnh người anh hùng nhỏ tuổi Hoài Văn với tinh thần yêu nước bất diệt. Qua đó khơi dậy biết bao dòng cảm xúc trong tâm hồn những người con yêu nước và giúp người đọc hiểu thêm về lịch sử đất nước Việt Nam anh hùng.

Ta đi tới - Tố Hữu: Bài thơ Ta đi tới của Tố Hữu nói về ý chí kiên cường, bất khuất, sức mạnh của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến. Qua đó, thể hiện sự tự hào trước những chiến công và niềm tin vào tương lai chiến thắng của dân tộc ta.

Quang Trung đại phá quân Thanh: Với quan điểm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào dân tộc, các tác giả đã tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.

Thu điếu - Nguyễn Khuyến: Bài thơ là một bức tranh đẹp về mùa thu ở làng quê Việt Nam, một không gian thu trong trẻo, thanh sạch và bình yên với những hình ảnh, đường nét xinh xẻo. Đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước cùng tâm trạng đau xót của tác giả trước thời thế.

Thiên Trường vãn vọng - Trần Nhân Tông: Cảnh tượng buổi chiều ở phủ Thiên Trường là cảnh tượng vùng quê trầm lặng mà không đìu hiu. Ở đây vẫn ánh lên sự sống của con người trong sự hòa hợp với cảnh vật thiên nhiên một cách nên thơ. Qua đó giúp chúng ta thấy rằng, tác giả tuy có địa vị tối cao nhưng tâm hồn vẫn gắn bó máu thịt với quê hương dân dã.

Ca Huế trên sông Hương - Hà Ánh Minh: Qua buổi ca Huế trên sông Hương, tác giả thể hiện lòng yêu mến, niềm tự hào đối với di sản văn hóa độc đáo của Huế, cũng là một di sản văn hóa dân tộc cần được trân trọng, bảo tồn và phát triển.

Nam quốc sơn hà: Văn bản thể hiện niềm tin về sức mạnh của chính nghĩa và được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên. Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.

Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn: Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc chiến chống ngoại xâm, thể hiện lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh: Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài văn đã làm sáng tỏ một chân lý: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.

Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu - Trần Tế Xương: Đây là bài thơ thuộc đề tài thi cử – một đề tài khá đậm nét trong sáng tác của Tú Xương. Qua việc tái hiện hình ảnh thảm hại của kì thi năm Đinh Dậu (1897) tại trường Hà Nam, nhà thơ bày tỏ sự xót xa, đau đớn của con người trước tình cảnh thảm hại của các nhà Nho vào thời kì mạt vận của Nho học.

Lai Tân - Hồ Chí Minh: Bài thơ miêu tả thực trạng thối nát của chính quyền Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch và thái độ châm biếm, mỉa mai sâu cay.

Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng: Văn bản đề cập đến những giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng là hài hước, mỉa mai - châm biếm, đả kích... qua đó thể hiện nét đắc trong nghệ thuật trào phúng trong văn học Việt Nam.

Trưởng giả học làm sang - Mô-li-e: Văn bản khắc họa tính cách lố lăng của một tên trưởng giả đã dốt nát còn đòi học làm sang, tạo nên tiếng cười cho độc giả.

Chùm truyện cười dân gian Việt Nam: Chùm truyện cười dân gian Việt Nam nhằm mua vui giải trí, song nó cũng có tính chất phê phán nhẹ nhàng những thói xấu của người bình dân, những lầm lẫn, hớ hênh, những tình huống trớ trêu.

Chùm truyện ca dao trào phúng: Châm biếm những thói hư tật xấu của một số bộ phận con người trong cuộc sống.

1.2. Ôn lại kiến thức về tiếng Việt

* Biệt ngữ xã hội:

- Biệt ngữ xã hội là một bộ phận từ ngữ có đặc điểm riêng. Có khi đặc điểm riêng của biệt ngữ thể hiện ở ngữ âm.

- Biệt ngữ xã hội chỉ nên sử dụng hạn chế, phù hợp với đối tượng và mục đích giao tiếp.

- Đối với nhà văn, việc sử dụng biệt ngữ để miêu tả cuộc sống, sinh hoạt của một nhóm người đặc biệt nào đó đôi khi trở nên cần thiết.

* Từ ngữ địa phương:

- Từ ngữ địa phương là từ ngữ chủ yếu được lưu hành, sử dụng trong phạm vi hẹp, gắn với một hoặc một số địa phương nào đó.

- Từ địa phương cần được sử dụng phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp.

* Từ tượng hình và từ tượng thanh:

- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng dấp, dáng vẻ, trạng thái,... của sự vật.

- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.

* Biện pháp tu từ đảo ngữ:

- Đảo ngữ là biện pháp tu từ thay đổi trật tự cấu tạo ngữ pháp thông thường của câu, nhằm nhấn mạnh ý, nhấn mạnh đặc điểm của đối tượng và làm câu thơ, câu văn thêm sinh động, gợi cảm, hài hòa về âm thanh,…

- Tác dụng chính: nhấn mạnh nội dung biểu đạt ở từ ngữ được đảo lên trước.

* Đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp:

- Diễn dịch, quy nạp là hai kiểu tổ chức đoạn văn trái ngược nhau, nhưng đều đáp ứng yêu cầu cơ bản của một đoạn văn: thể hiện rõ chủ đề.

- Do có câu chủ đề, việc tiếp nhận nội dung đoạn văn trở nên thuận lợi hơn, dù câu chủ đề được đặt ở đầu đoạn (diễn dịch) hay ở cuối đoạn (quy nạp).

* Đoạn văn song song và đoạn văn phối hợp:

- Đoạn văn song song tuy không có câu chủ đề, nhưng nội dung của cả đoạn vẫn thống nhất. Kiểu đoạn văn song song rất phù hợp với việc trình bày các thông tin khách quan, không hàm chứa sự đánh giá chủ quan của người viết. Kết luận thế nào là do người đọc tự suy nghĩ và rút ra.

- Đoạn văn phối hợp có cấu trúc rất chặt theo kiểu tổng hợp – phân tích – tổng hợp. Câu đầu và câu cuối đoạn đều là câu chủ đề. Kiểu đoạn văn này rất phù hợp với việc khẳng định chắc chắn điều mà người viết cho là chân lí.

* Yếu tố Hán Việt thông dụng:

- Từ Hán Việt là các từ ngữ trong tiếng Việt đi vay mượn, có nghĩa gốc từ tiếng Hán (Trung Quốc) nhưng được ghi bằng chữ cái Latinh.

- Hiện tượng đồng âm giữa một số yếu tố Hán Việt là hiện tượng các yếu tố Hán Việt thường cùng âm, nhưng nghĩa khác xa nhau và không có liên quan với nhau.

* Sắc thái nghĩa của từ ngữ:

- Sắc thái nghĩa là nét nghĩa bổ sung cho nghĩa cơ bản của từ ngữ.

- Trong giao tiếp, cần chú ý sử dụng từ ngữ có sắc thái nghĩa phù hợp để phát huy được hiệu quả biểu đạt.

- Nhóm từ Hán Việt thường có sắc thái nghĩa cổ kính, trang trọng hoặc khái quát, trừu tượng, khác hẳn với những từ có nghĩa tương đồng trong tiếng Việt.

* Câu hỏi tu từ:

- Câu hỏi tu từ là câu hỏi được con người đặt ra nhưng lại không hướng tới việc tìm kiếm câu trả lời, hoặc nội dung câu trả lời đã có sẵn trong câu hỏi đó.

- Tùy vào mục đích giao tiếp của người hỏi, hoặc dụng ý nghệ thuật trong văn học mà câu hỏi tu từ có thể biểu đạt, hay tượng trưng cho một ý nghĩa nhất định nào đó.

* Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn:

- Trong giao tiếp bằng ngôn từ: có những ý nghĩa được hiển thị ngay trên từ ngữ (nghĩa tường minh) và có những ý nghĩa ngắm chúa, cần phải suy luận mới biết được (nghĩa hàm ẩn).

- Trong văn học: các nội dung, thông điệp mà tác giả muốn chuyển tải thường được thể hiện dưới hình thức nghĩa hàm ẩn.

Bài tập minh họa

Nêu những nét giống nhau và khác nhau về thi luật giữa thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt Đường luật.

 

Lời giải chi tiết:

  Thơ thất ngôn bát cú Thơ thất ngôn bát cú
Giống nhau

- Có nguồn gốc từ Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam.

- Là thơ Đường luật, có quy tắc chặt chẽ.

Khác nhau

- Số câu: 8 câu.

- Bố cục: đề (câu 1 và 2), thực (câu 3 và 4), luận (câu 5 và 6), kết (câu 7 và 8).

- Niêm, luật: cặp câu thực và cặp câu luận đối nhau.

- Số câu: 8 câu.

- Bố cục: khởi (câu 1), thừa (câu 2), chuyển (câu 3), hợp (câu 4).

- Niêm, luật: không yêu cầu.

Lời kết

Học xong bài Ôn tập Học kì 1, các em cần nắm:

- Nắm được nội dung chính về văn bản đã học.

- Vận dụng được các kiến thức phần Tiếng Việt áp dụng vào viết văn bản.

- Nắm được quy trình viết một bài văn nghị luận và trình bày ý kiến về một vấn đề cụ thể trong đời sống, xã hội cụ thể.

Soạn bài Ôn tập Học kì 1 Ngữ văn 8 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Bài học Ôn tập Học kì 1 nhằm giúp các em củng cố và hệ thống hóa lại những kiến thức đã học. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:

Hỏi đáp bài: Ôn tập Học kì 1 Ngữ văn 8 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON