YOMEDIA
NONE

Thực hành tiếng Việt trang 107 - Ngữ văn 8 Tập 1 Kết Nối Tri Thức


Mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng Thực hành tiếng Việt trang 107 thuộc sách Kết Nối Tri Thức do HỌC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây. Với nội dung bài giảng rõ ràng cùng ví dụ minh hoạ cụ thể sẽ giúp các em nhận biết được câu hỏi tu từ và nêu được tác dụng của việc sử dụng câu hỏi tu từ. Chúc các em có nhiều kiến thức bổ ích!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Nhận biết câu hỏi tu từ

- Khái niệm:

+ Câu hỏi tu từ là câu hỏi được con người đặt ra nhưng lại không hướng tới việc tìm kiếm câu trả lời, hoặc nội dung câu trả lời đã có sẵn trong câu hỏi đó.

+ Tùy vào mục đích giao tiếp của người hỏi, hoặc dụng ý nghệ thuật trong văn học mà câu hỏi tu từ có thể biểu đạt, hay tượng trưng cho một ý nghĩa nhất định nào đó.

- Ví dụ:

a. - Có đi xem phim với to không?

    - Cầu không thấy to còn nhiều bài tập thể này á?

=> Nhận xét: Cầu thứ nhất là cầu có mục đích hỏi. Cầu thử hai có hình thức là câu hỏi nhưng lại biểu thị sự từ chối (không đi xem phim được). Vậy câu thứ hai là câu hỏi tu từ.

b. Mẹ ơi, trên máy có người gọi con:

"Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn to chơi với bình minh vàng, bọn tỏ chơi với vầng trăng bạc".

Con hỏi: "Nhưng làm thế nào minh lên đó được.

Họ đáp: “Hãy đến nơi tận cùng trai đất, đưa tay lên trời, câu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây".

"Mẹ mình đang đợi ở nhà" – con bảo "Làm sao có thể rồi mẹ mà đến được?".

(Ta-go, Mây và sóng)

=> Nhận xét: 

- Câu "Nhưng làm thế nào mình lên đó được?" là câu có mục đích hỏi.

- Câu “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?" dùng hình thức câu hỏi nhưng là để khẳng định (không thể đi chơi ở những nơi kì thú, xa xôi).

- Câu “Làm sao có thể rồi mẹ mà đến được?" là câu hỏi tu từ.

1.2. Tác dụng của câu hỏi tu từ

- Trong giao tiếp:

+ Tác dụng: câu hỏi tu từ nhằm thu hút sự quan tâm của người nghe, làm cho lời nói thêm uyển chuyển, giàu sắc thái biểu cảm.

+ Ví dụ: Câu "Cậu không thấy tớ còn nhiều bài tập thể này à?" (ví dụ a)=> Cho thấy người được rủ đi xem phim đưa ra lí do để từ chối lời mời, mong nhận được sự thông cảm của người mời.

- Trong tác phẩm văn học:

Tác dụng: Câu hỏi tu từ được dùng trong văn học nhằm làm tăng sắc thái biểu cảm, gợi ra nhiều ý nghĩa, tạo hiệu quả thẩm mĩ cho văn bản.

Ví dụ: "Làm sao có thể rơi mẹ mà đến được?" (ví dụ b) => Là sự khẳng định tình cảm gan bò, không thể tách rời của con với mẹ.

Bài tập minh họa

Những câu kết thúc bằng dấu chấm hỏi trong đoạn văn dưới đây có phải câu hỏi tu từ không? Vì sao?

Ơi ơi người em gái xõa tóc bên cửa sổ! Em yêu mùa xuân có phải vì nghe thấy rạo rực nhựa sống trong cành mai, gốc đào, chồi mận ở ngoài vườn? Chàng trai kia yêu mùa xuân, phải chăng là tại lúc đôi mùa giao tiễn nhau, chàng tưởng như nghe thấy đồi núi chuyển mình, sông hồ rung động trong cuộc đổi thay thường xuyên của cuộc đời? Mà người thiếu phụ nọ ở chân trời góc biển yêu mùa xuân có phải là vì đấy là mùa xanh lên hi vọng được trở về nơi bến đợi sông chờ để ngâm lại khúc bạc đầu với người ra đi chưa biết ngày nào trở lại?

(Vũ Bằng, Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt)

 

Lời giải chi tiết:

Những câu kết thúc bằng dấu chấm hỏi trong đoạn văn là câu hỏi tu từ. Bởi chúng được sử dụng nhằm tăng sức biểu cảm, gợi ra nhiều ý nghĩa cho câu văn.

Lời kết

Học xong bài Thực hành tiếng Việt trang 107, các em cần nắm:

- Nhận biết được câu hỏi tu từ.

Nêu được tác dụng của việc sử dụng câu hỏi tu từ.

Giải thích được nghĩa của một số câu tục ngữ thông dụng.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 107 Ngữ văn 8 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Bài học Thực hành tiếng Việt trang 107: Câu hỏi tu từ sẽ giúp các em nhận biết được câu hỏi tu từ và nêu được tác dụng của việc sử dụng câu hỏi tu từ. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

Hỏi đáp bài Thực hành tiếng Việt trang 107 Ngữ văn 8 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON