YOMEDIA
NONE

Thiên Trường vãn vọng - Trần Nhân Tông - Ngữ văn 8 Tập 1 Kết Nối Tri Thức


HỌC247 xin giới thiệu đến các em nội dung bài giảng Thiên Trường vãn vọng - Trần Nhân Tông thuộc sách Kết Nối Tri Thức. Với nội dung bài giảng rõ ràng, cô đọng sẽ giúp các em nhận biết được một số yếu tố thi luật của thơ tứ tuyệt Đường luật như: bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối và phân tích được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua tác phẩm cụ thể. Mời các em cùng tham khảo

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả Trần Nhân Tông

a. Tiểu sử:

- Trần Nhân Tông (1258 – 1308) là vị vua thứ ba của nhà Trần. Ông là vị hoàng đế anh minh đã lãnh đạo nhân dân ta đánh thắng hai cuộc xâm lược của quân Nguyên và khôi phục nền kinh tế, văn hóa Đại Việt.

- Trần Nhân Tông còn là vị thiền sư sáng lập dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, đồng thời là một tác giả có đóng góp quan trọng cho nền văn học dân tộc.

Trần Nhân Tông (1258 - 1308)

Phật Hoàng Trần Nhân Tông  Sơ Tổ Thiền Phái Trúc Lâm

(Tượng tại chùa Trung Tiết - Đông Triều, Quảng Ninh)

 

b. Đặc điểm sáng tác

- Thơ Trần Nhân Tông tràn đầy cảm hững yêu nước và hào khí Đông A; cảm xúc rất tinh tế, lãng mạn, sâu sắc mà vẫn gần gũi, thân thuộc; ngôn ngữ thơ hàm súc; hình ảnh vừa chân thực, bình dị vừa giàu ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng. Đặc biệt, thơ ông luôn thể hiện cái nhìn trìu mến, nâng niu; tình cảm gắn bó với cảnh sắc thiên nhiên đất nước và cuộc sống của nhân dân.

1.1.2. Tác phẩm

a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

- Bài thơ được sáng tác trong một dịp về thăm quê. Các vua đời Trần cho xây ở quê một hành cung gọi là cung Thiên Trường để thỉnh thoảng về nghỉ ngơi. Mỗi dịp về đó, các vua thường có thơ lưu lại, nay còn giữ được vài bài, trong đó có bài này.

- Ngày tháng sáng tác không thấy ghi cụ thể nhưng chắc chắn bài thơ ra đời sau chiến thắng quân Nguyên – Mông lần thứ ba không lâu, vào giai đoạn cuộc sống yên lành của nhân dân đang được khôi phục lại (nghĩa là vào khoảng những năm 90 của thế kỉ XIII).

Nguyên tác chữ Hán: Bài thơ Thiên trường vãn vọng

Nguyên tác chữ Hán: Bài thơ Thiên Trường vãn vọng

 

b. Thể loại:

- Thiên trường vãn vọng thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

- Thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. Thể thơ này ra đời vào thế kỉ XII vào Nhà Đường, ở Trung Quốc.

 

c. Bố cục:

- Phần 1: 2 câu đầu: Cảnh thôn xóm vùng Thiên Trường trong buổi chiều tà.

- Phần 2: 2 câu cuối: Cảnh sắc đồng quê dân dã, mờ ảo trong buổi chiều tà.

 

d. Tóm tắt tác phẩm:

Bài thơ là bức tranh thiên nhiên làng quê qua góc nhìn đầy thi vị của nhà thơ Trần Nhân Tông nhân dịp về thăm quê cũ tại phủ Thiên Trường. Cảnh vật hiện lên trước mắt ông mơ hồ, tựa khói lồng, như ở chốn bồng lai. Khung cảnh nửa thực nửa ảo đó còn mang vẻ đẹp mơ màng, yên bình nhưng không kém phần sinh động được ông cảm nhận bằng cả thính giác khi nghe tiếng sáo “mục đồng địch lí” và thị giác khi ngắm nhìn những chú cò trắng chao liệng. Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, dường như tác giả đã cảm nhận cảnh sắc quê hương bằng cách hòa tâm hồn của mình vào thiên nhiên. Từ đó cho ta cảm nhận được tình yêu quê hương dạt dào, sâu nặng của tác giả. Cho ta cảm giác gần gũi, cũng muốn gắn bó hòa mình vào thiên nhiên cùng tác giả.

1.2. Đọc hiểu văn bản

1.2.1. Hai câu thơ đầu

Thôn hậu, thôn tiền đạm tự yên,

Bán vô, bán hữu tịch dương biên.

- Thời gian: buổi chiều tà, sắp về tối.

- Không gian: trước xóm sau thôn – khung cảnh làng quê Việt Nam.

- Cảnh vật: “bán vô bán hữu” - phong cảnh mờ ảo, vừa như có lại vừa như không có, vừa thực, lại vừa không có thực gợi nên quang cảnh làng quê yên bình đang mờ trong sương khói, cảnh vừa có nét thực vừa có nét ảo.

⇒ Bức tranh thiên nhiên độc đáo, mơ hồ như một bức tranh.

1.2.2. Hai câu còn lại

Mục đồng địch lý quy ngưu tận,

Bạch lộ song song phi há điền.

- Cảnh vật hiện lên nơi làng quê trong buổi chiều tà mờ ảo:

+ Đàn trâu trở về.

+ Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.

-> Cảnh vật bình dị, gần gũi, quen thuộc với làng quê Việt Nam.

- Âm thanh: sáo vẳng – tiếng sao văng vẳng đâu đó nơi chốn làng quê.

-> Bức tranh làng quê thanh bình, yên ả và nên thơ.

⇒ Giữa khung cảnh làng quê ấy, tác giả như chìm đắm vào cảnh vật, non sông mình, tác giả mở rộng tấm lòng đón nhận vẻ đẹp bình dị, yên bình của cuộc sống.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Bài thất ngôn tứ tuyệt “Thiên Trường vãn vọng” là một bức tranh quê đậm nhạt, mờ sáng, rất đẹp và tràn đầy sức sống. Một bút pháp nghệ thuật cổ điển tài hoa. Một tâm hồn thanh cao, yêu đời. Tình yêu thiên nhiên, yêu đồng quê xứ sở đã được thể hiện bằng một số hình tượng đậm đà, ấm áp qua những nét vẽ tinh tế, gợi hình, gợi cảm, giàu liên tưởng. Qua đó giúp chúng ta thấy rằng, tác giả tuy có địa vị tối cao nhưng tâm hồn vẫn gắn bó máu thịt với quê hương dân dã.

1.3.2. Về nghệ thuật

Kết hợp điệp ngữ và tiểu đối sáng tạo.

Nhịp thơ êm ái hài hòa.

Sử dụng ngôn ngữ miêu tả đậm chất hội họa, lối tả ít gợi nhiều của thi pháp cổ.

Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

Bài tập minh họa

Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) trình bày cảm nhận của em về nhan đề hoặc một hình ảnh đặc sắc trong bài thơ Thiên Trường vãn vọng.

 

Phương pháp giải:

- Lựa chọn một hình ảnh mà em thấy đặc sắc

- Viết đoạn văn nêu cảm nhận.

 

Lời giải chi tiết:

Cảm nhận về cảnh mục đồng thổi sáo dẫn trâu về nhà:

Bóng chiều dần buông xuống, mặt trời khuất dần sau ngọn núi. Những cánh cò tìm về chốn bình yên sau một ngày kiếm ăn vất vả. Những cơn gió thoảng qua xua dần không khí nóng bức, để lại cảm giác êm dịu và mát mẻ ngày hè. Đàn trâu thong dong bước về chuồng trên con đường làng quen thuộc, nhè nhẹ ve vẩy chiếc đuôi. Những chú bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu, tay cầm sáo thổi vang. Cảnh làng quê thật yên bình và gần gũi biết bao.

Lời kết

Học xong bài Thiên Trường vãn vọng - Trần Nhân Tông, các em cần:

- Nhận biết được một số yếu tố thi luật của thơ tứ tuyệt Đường luật như: bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối.

- Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua văn bản.

Soạn bài Thiên Trường vãn vọng - Trần Nhân Tông Ngữ văn 8 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Bài thất ngôn tứ tuyệt “Thiên Trường vãn vọng” là một bức tranh quê đậm nhạt, mờ sáng, rất đẹp và tràn đầy sức sống. Một bút pháp nghệ thuật cổ điển tài hoa. Một tâm hồn thanh cao, yêu đời. Tình yêu thiên nhiên, yêu đồng quê xứ sở đã được thể hiện bằng một số hình tượng đậm đà, ấm áp qua những nét vẽ tinh tế, gợi hình, gợi cảm, giàu liên tưởng. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

Hỏi đáp bài Thiên Trường vãn vọng - Trần Nhân Tông Ngữ văn 8 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về văn bản Thiên Trường vãn vọng - Trần Nhân Tông

Qua bài thơ Thiên Trường vãn vọng - Trần Nhân Tông, chúng ta thấy rằng, tác giả tuy có địa vị tối cao nhưng tâm hồn vẫn gắn bó máu thịt với quê hương dân dã. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON