YOMEDIA
NONE

Thực hành tiếng Việt trang 83 - Ngữ văn 7 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo


Nhằm giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích cho môn Ngữ văn 7, HỌC247 đã biên soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 83. Bài giảng tóm tắt nội dung về khái niệm mở rộng câu, cách mở rộng thành phần chính và trạng ngữ trong câu bằng cụm từ. Từ đó, vận dụng kiến thức để giải các bài tập liên quan. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Mở rộng câu

- Mở rộng câu là thêm thành phần phụ cho câu nhằm cụ thể hoá, chi tiết hoá sự diễn đạt.

- Một trong những cách mở rộng câu là dùng cụm C–V làm thành phần câu. Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm C–V, làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng.

Ví dụ: Khi bắt đầu kháng chiến, nhân dân ta tinh thần rất hăng hái.

1.2. Mở rộng thành phần chính và trạng ngữ trong câu bằng cụm từ

- Câu tiếng Việt gồm có hai thành phần chính (chủ ngữ và vị ngữ) và các thành phần phụ. Một trong những thành phần phụ của câu là trạng ngữ.

- Thành phần chính và trạng ngữ trong câu có thể được mở rộng bằng cụm từ. Chúng ta có thể mở rộng các thành phần này từ một từ thành một cụm từ hoặc từ một cụm từ đơn giản thành một cụm từ phức tạp hơn.

Bài tập minh họa

Bài tập: So sánh các câu trong từng cặp câu dưới đây và nhận xét về tác dụng của việc mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ:

a.

- Trong gian phòng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường.

- Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường.

(Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)

b.

- Thế mà qua một đêm, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.

- Thế mà qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.

(Thạch Lam, Gió lạnh đầu mùa)

c.

- Trên nóc một lô cốt, người phụ nữ trẻ đang phơi thóc.

- Trên nóc một lô cốt cũ kề bên một xóm nhỏ, người phụ nữ trẻ đang phơi thóc.

(Trần Hoài Dương, Miền xanh thẳm)

Hướng dẫn giải:

Xác định trạng ngữ của câu, so sánh trạng ngữ trong từng cặp câu và rút ra nhận xét

Lời giải chi tiết:

a. Câu (2) có trạng ngữ được mở rộng hơn câu (1), giúp miêu tả không gian của nơi chốn được dùng làm trạng ngữ: gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng.

b. Câu (2) có trạng ngữ được mở rộng hơn câu (1), giúp cung cấp thông tin về sự việc (mưa rào) đã xảy ra trong đêm hôm trước.

c. Câu (2) có trạng ngữ được mở rộng hơn câu (1), giúp cụ thể hóa nơi chốn được dùng làm trạng ngữ.

Lời kết

- Học xong bài Thực hành tiếng Việt trang 83, các em cần:

+ Nắm được cách mở rộng thành phần chính và trạng ngữ trong câu bằng cụm từ

+ Vận dụng giải bài tập về mở rộng thành phần chính và trạng ngữ trong câu bằng cụm từ

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 83 Ngữ văn 7 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Bài học Thực hành tiếng Việt trang 83 sẽ giúp các em có thêm kiến thức về cách mở rộng thành phần chính và trạng ngữ trong câu bằng cụm từ, vận dụng kiến thức để giải các bài tập cụ thể. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo:

Hỏi đáp bài Thực hành tiếng Việt trang 83 Ngữ văn 7 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON