YOMEDIA
NONE

Dòng Sông Đen - Giuyn Véc-nơ - Ngữ văn 7 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo


Bài giảng Dòng "Sông Đen" - Giuyn Véc-nơ SGK Chân Trời Sáng Tạo được HOC247 biên tập và tổng hợp giới thiệu đến các em học kiến thức cần nhớ về cuộc đời, sự nghiệp tác giả, vẻ đẹp bí ẩn dưới đáy đại dương thông qua hành trình khám phá của giáo sư A-rô-nắc và nhiều người khác. Đồng thời, các bài tập minh họa giúp các em học sinh dễ dàng tiếp cận và tìm hiểu kiến thức mới. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả Giuyn Véc-nơ

Giuyn Véc-nơ (1828-1905)

- Giuyn Véc-nơ (Jules Gabriel Verne) (1828-1905) sinh tại thành phố Nantes, Pháp

- Gia đình: là anh cả trong một gia đình năm người con

+ Cha là ông Pierre Verne, một luật sư

+ Mẹ là bà Sophie Allote de la Fuye Verne

- Với tâm hồn bay bổng cộng với trí tưởng tượng phong phú, ông dành nhiều thời gian để tập tành sáng tác các tác phẩm kịch, thơ văn và dùng ngòi bút của mình để viết lên những chuyến phiêu lưu để thỏa mãn đam mê

- Người đi tiên phong trong thể loại văn học Khoa học viễn tưởng và được coi là một trong những "cha đẻ" của thể loại này

- Ông là người có tác phẩm được dịch nhiều thứ ba trên thế giới, những tác phẩm của ông cũng được chuyển thể thành phim nhiều lần

- Tác phẩm chính: Hành trình vào Trái Đất (1864), Từ Trái Đất đến Mặt Trăng (1865), Hai vạn dặm dưới biển (1870)

1.1.2. Tác phẩm Dòng "Sông Đen"

a. Xuất xứ

- Văn bản Dòng “Sông Đen” được trích từ chương 14, truyện Hai vạn dặm dưới đáy biển của Giuyn Véc-nơ, xuất bản năm 1870.

b. Thể loại: 

- Tác phẩm Dòng “Sông Đen” thuộc thể loại truyện khoa học viễn tưởng.

c. Bố cục 

Dòng “Sông Đen” có bố cục gồm 2 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “đại dương lạnh ngắt”: Suy nghĩ của giáo sư A-rô-nắc về con tàu và thuyền trưởng Nê-mô

- Phần 2: Còn lại: Cuộc tranh luận của giáo sư A-rô-nắc, anh Công-xây và Nét len trên con thuyền Nau-ti-lux

d. Tóm tắt tác phẩm

Giáo sư A-rô-nắc nghĩ về thuyền trưởng Nê-mô mà không biết vì lí do gì ông ấy đã từ bỏ Tổ quốc. Thuyền trưởng Nê-mô tuy lạnh lùng nhưng tiếp đón A-rô-nắc, anh Công-xây và Nét len rất chu đáo. Giáo sư A-rô-nắc lần ngón tay trên bản đồ, tìm giao điểm độ kinh, độ vĩ mà Nê-mô đã chỉ. Giáo sư thấy các đại dương, lục địa đều có dòng sông của riêng mình: hải lưu đáng kể nhất Gơn-xtơ-rim và năm hải lưu lớn nhất. Tàu Nau-ti-lux chạy theo hải lưu Cư-rô-xi-ô, nghĩa là “Sông Đen” – dòng hải lưu nóng, khác hẳn các đại dương lạnh ngắt. Anh Công-xây và Nét len đã sững sờ trước cảnh huyền diệu của căn phòng trên tàu Nau-ti-lux mà Công-xây cứ ngỡ như là đang ở Viện bảo tàng Quebec. Sau đó, ba người tranh luận và say mê cảnh đẹp dưới biển sâu khi nhìn qua con tàu Nau-ti-lux…

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Suy nghĩ của giáo sư A-rô-nắc về con tàu và thuyền trưởng Nê-mô

- Giáo sư A-rô-nắc nghĩ về thuyền trưởng Nê-mô mà không biết vì lí do gì ông ấy đã từ bỏ Tổ quốc. 

+ Thuyền trưởng Nê-mô tuy lạnh lùng nhưng tiếp đón A-rô-nắc, anh Công-xây và Nét len rất chu đáo. 

- Giáo sư A-rô-nắc lần ngón tay trên bản đồ, tìm giao điểm độ kinh, độ vĩ mà Nê-mô đã chỉ. 

- Giáo sư thấy các đại dương, lục địa đều có dòng sông của riêng mình: 

+ Hải lưu đáng kể nhất Gơn-xtơ-rim 

+ Năm hải lưu lớn nhất: “hải lưu thứ nhất ở phía Bắc Đại Tây Dương, thứ hai ở phía Nam Đại Tây Dương, thứ ba ở phía Bắc Thái Bình Dương, thứ thư ở phía Nam Thái Bình Dương, hải lưu cuối cùng ở phía Nam Ấn Độ Dương” 

+ Tàu Nau-ti-lux chạy theo hải lưu Cư-rô-xi-ô, nghĩa là “Sông Đen” – dòng hải lưu nóng, khác hẳn các đại dương lạnh ngắt.

→ Suy nghĩ của giáo sư về thuyền trưởng Nê-mô – một con người “bí ẩn đã từ bỏ Tổ Quốc” và những điều thú vị mà giáo sư A-rô-nắc thấy trên bản đồ

1.2.2. Cuộc tranh luận của giáo sư A-rô-nắc, anh Công-xây và Nét Len trên con thuyền Nau-ti-lux

- Bối cảnh: 

+ Giáo sư A-rô-nắc đang say sưa “nghiên cứu đường đi của hải lưu trên bản đồ”, “thấy nó bị mất hút giữa Thái Bình Dương” thì Nét Len và Công-xây vào mà ông không biết

- Tình huống:

+ Nét Len và Công-xây sững sỡ “trước cảnh huyền diệu đang hiện ra trước mắt”

+ Net Len tưởng rằng mình đang ở “Viện bảo tàng Quebec”

+ Công-xây thì “cúi xuống xem xét và lẩm bẩm những thuật ngữ sinh vật học”

+ A-rô-nắc giải thích: Đây không phải ở Pháp hay Canada mà chính là ở trên con tàu Nau-ti-lux

+ Nét Len còn tưởng rằng thủy thủ trên tàu này “cũng bằng điện”

+ Nét Len giận dữ, hét lên: “Trong cái ngục tù bằng sắt này thì còn thấy gì nữa mà quan sát! Chúng ta đang đi như những thằng mù”

→ Khi sống trên tàu Na-ti-lux: Giáo sư A-rô-nắc luôn thích thú trải nghiệm cuộc sống thú vị dưới lòng đại dương còn về Nét Len: anh ta luôn giận dữ và muốn tìm mọi cách về đất liền.

- Khi thấy cảnh đẹp biển sâu:

+ Cảm tưởng như đứng trước “bể nuôi cá khổng lồ”

+ Thái độ của Nét Len thay đổi: “Kì diệu thật! Kì diệu thật”

+ Giáo sư A-rô-nắc thì đã hiểu ra cuộc sống của thuyền trưởng Nê-mô: một thế giới đặc biệt dưới lòng đại dương tuyệt đẹp

+ Nét thích thú gọi tên từng loại cá

+ Công-xây phân loại cá

+ Giáo sư thì say sưa nhìn cá “tung tăng”

→ Thái độ của Nét Len đã thay đổi, anh ta bị vẻ đẹp của đại dương hấp dẫn nên đã quên đi “sự giận dữ và kế hoạch chạy trốn của mình”

→ Nhận xét: Tàu Nau-ti-lux được điều khiển bằng điện năng, trong khi vào thời điểm tác phẩm “Hai vạn dặm dưới biển” ra đời thì điện năng chưa phải năng lượng chủ yếu trong công nghiệp.  

Điều này đã chứng tỏ trí tưởng tượng phong phú của tác giả khi viết truyện khoa học viễn tưởng này.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

- Văn bản Dòng "Sông Đen" đã đem đến cho người đọc những trải nghiệm thú vị về những ngày đầu của hành trình hai vạn dặm dưới biển trên con tàu Nau-ti-lux của giáo sư A-rô-nắc, anh Công-xây và Nét Len.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Tình huống truyện đặc biệt, từ đó thể hiện tầm nhìn, tính cách của A-rô-nắc, anh Công-xây và Nét Len

- Không gian, thời gian: mang tính giả định

- Cốt truyện dựa trên thành tựu khoa học nhưng có thêm yếu tố giả tưởng, hư cấu

Bài tập minh họa

Bài tập: Từ văn bản Dòng "Sông Đen" - Giuyn Véc-nơ, SGK Ngữ văn 7 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo, em liệt kê những chi tiết nói về vẻ đẹp của đáy biển.

Hướng dẫn giải:

- Dựa vào nội dung văn bản trên và hiểu biết của cá nhân để tìm các chi tiết nói về vẻ đẹp của đáy biển.

Lời giải chi tiết:

Vẻ đẹp của đáy biển trong văn bản Dòng "Sông Đen" - Giuyn Véc-nơ được thể hiện qua các chi tiết:

- Vẻ đẹp của đáy biển rộng mênh mông

- Ánh sáng rực rỡ

- Qua khung cửa sổ thế giới bên ngoài giống bể cá khổng lồ

- Cảnh biển sâu rất đẹp đến nỗi dán mắt nhìn qua ô kính chẳng nói nên lời

- Cảnh vật dưới đáy biển say đắm  lòng người:

+ Làm cho con người quên hết tất cả

+ Kì diệu thật!, kì diệu thật!

-  Xung quanh tàu có đàn cá dẫn đường:

+ Những con cá tuyệt đẹp mà các nhà thám hiểm chưa thấy bao giờ

Lời kết

- Học xong bài Dòng "Sông Đen" - Giuyn Véc-nơ, các em cần:

+ Phân tích được suy nghĩ của giáo sư A-rô-nắc về con tàu và thuyền trưởng Nê-mô

+ Phân tích được cuộc tranh luận của giáo sư A-rô-nắc, anh Công-xây và Nét Len trên con thuyền Nau-ti-lux

Soạn bài Dòng "Sông Đen" - Giuyn Véc-nơ Ngữ văn 7 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Dòng "Sông Đen" - Giuyn Véc-nơ giúp người đọc hiểu hơn về thế giới dưới đáy đại dương, những khám phá kì thú về sự sống nơi đây. Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Dòng "Sông Đen" - Giuyn Véc-nơ Ngữ văn 7 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về Dòng "Sông Đen" - Giuyn Véc-nơ Ngữ văn 7 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Dòng "Sông Đen" là đoạn trích từ chương 14, truyện Hai vạn dặm dưới đáy biển của Giuyn Véc-nơ kể về cuộc khám phá sự sống dưới đáy đại dương của giáo sư A-rô-nắc, anh Công-xây và Nét Len. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

---------------------(Đang cập nhật)---------------------

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON