YOMEDIA
NONE

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 82 - Ngữ văn 7 Tập 2 Cánh Diều

Cùng HOC247 tham khảo nội dung của bài soạn Thực hành tiếng Việt trang 82 để tìm hiểu về khái niệm và nghĩa của thuật ngữ trong các bài tập cụ thể trong sách giáo khoa. Đồng thời bài giảng Thực hành tiếng Việt trang 82 - CD sẽ hỗ trợ các em trong việc nắm lý thuyết bài học. Mời các em cùng tham khảo!

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Khái niệm thuật ngữ

- Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ; thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.

1.2. Nghĩa của thuật ngữ

- Thuật ngữ chỉ có một nghĩa và không mang sắc thái biểu cảm.

- Muốn hiểu nghĩa của thuật ngữ, cần tìm đến Bảng tra cứu thuật ngữ đặt ở phía sau cuốn sách (nếu có) hoặc đọc các từ điển chuyên ngành. Việc suy đoán nghĩa của thuật ngữ dựa vào ngữ cảnh hay ghép nối nghĩa của từng yếu tố cấu tạo rất dễ dẫn tới tình trạng hiểu sai thuật ngữ.

+ Có những từ ngữ khi thì được dùng với tư cách là một thuật ngữ, khi lại được dùng như một từ ngữ thông thường.

Ví dụ:

(1) Muối là hợp chất mà phần tử gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc acid.

Trong trường hợp này, muối là thuật ngữ, chỉ một loại hợp chất hoá học.

(2) Canh còn hơi nhạt, con thêm tí muối nữa đi.

Muối ở đây là một từ thông dụng, chỉ một loại gia vị trong thực phẩm.

+ Có những thuật ngữ đôi khi được dùng như từ ngữ thông thường.

Ví dụ:

(1) Ẩn số của phương trình này là một số thập phân.

Ẩn số ở đây là một thuật ngữ toán học, có nghĩa: “số chưa biết".

(2) Liệu con vi-rút này có biến thể nào khác hay không vẫn còn là một ẩn số.

Trong câu này, ẩn số là từ thông dụng, có nghĩa: “điều chưa ai biết rõ".

- Muốn xác định được một từ ngữ có phải là thuật ngữ hay không, cần phải dựa vào ngữ cảnh mà nó xuất hiện.

2. Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 82 Ngữ văn 7 Tập 2 Cánh Diều

Câu 1: Xếp các thuật ngữ ở cột A vào lĩnh vực khoa học ở cột B

A. Thuật ngữ

B. Lĩnh vực khoa học

 1. Danh từ, động từ, tính từ, chủ ngữ, vị ngữ

 a. toán học

 2. Số tự nhiên, số hữu tỉ, phân số, góc vuông

 b. hóa học

 3. Hệ thần kinh, lưỡng cư, tế bào, vi khuẩn

 c. ngôn ngữ học

 4. Đơn chất, kim loại, phi kim, hóa trị

 d. vật lí học

 5. Dao động, tần số, vận tốc, diện tích

 e. sinh học

Trả lời:

1 – c

2 – a

3 – e

4 – b

5 – d

Câu 2: Tìm và xếp các thuật ngữ trong những câu dưới đây vào lĩnh vực khoa học phù hợp: toán học, vật lí học, hóa học, sinh học, ngôn ngữ học.

a. Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxit. Oxit gồm hai loại chính: oxit axit, oxit bazơ

b. Trùng roi là một cơ thể đơn bào có thể tự dưỡng như thực vật nhưng cũng có thể dị dưỡng như động vật.

c. Ta gọi tam giác có ba góc nhọn là tam giác nhọn, tam giác có một góc tù là tam giác tù

d. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế có đặc điểm gì trong đoạn mạch nối tiếp và đoạn mạch song song?

e. Từ đơn là từ chỉ có một tiếng. Từ phức là từ có hai hay nhiều tiếng

Trả lời:

a) - hóa học, b) – sinh học, c) – toán học, d) - vật lí học, e) – ngôn ngữ học

Câu 3: Yếu tố nào trong các từ ghép dưới đây thể hiện sự khác nhau giữa hai loại xuồng, ghe? Xếp các yếu tố đó vào nhóm thích hợp.

Xuồng ba lá, xuồng năm lá, xuồng tam bản, xuồng độc mộc, xuồng chèo, xuồng máy, ghe câu, ghe cào tôm

a. Chỉ đặc điểm cấu tạo của sự vật, ví dụ: (xuồng) ba lá

b. Chỉ cách vận hành sự vật, ví dụ: (xuồng) chèo 

c. Chỉ công dụng của sự vật, ví dụ: (ghe) câu

Trả lời:

a. Chỉ đặc điểm cấu tạo của sự vật: xuồng ba lá, xuồng năm lá, xuồng tam bản, xuồng độc mộc.

b. Chỉ cách vận hành sự vật: xuồng chèo, xuồng máy.

c. Chỉ công dụng của sự vật: ghe câu, ghe cào tôm.

Câu 4: Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) giới thiệu khái quát về các từ loại hoặc các thành phần câu em đã được học.

Trả lời:

Trong tiếng Việt, có các từ loại điển hình như: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ, lượng từ, phó từ, chỉ từ,… Mỗi loại từ có cách sử dụng khác nhau. Như danh từ dung để làm chủ ngữ trong câu. Danh từ gồm có danh từ chung và danh từ riêng. Động từ là những từ chỉ hoạt động được chia thành hai loại nội động từ và ngoại động từ. Tính từ là những từ chỉ đặc điểm tính chất của sự vật, hiện tượng dùng để xác định một danh từ hay một đại từ.

Để củng cố bài học và có thêm nhiều kiến thức bổ ích, mời các em cùng tham khảo:

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Vận dụng kiến thức đã học từ các môn học Ngữ văn, Lịch sử và Địa lí, Toán học, Khoa học tự nhiên,...để tìm thuật ngữ và ngành khoa học thích hợp và lập bảng.

Trả lời:

Thuật ngữ

Giải thích

Ngành khoa học

Muối

Là một hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liền kề với một hay nhiều gốc a-xít.

Khoa học tự nhiên

Lực

Là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác.

Khoa học tự nhiên

Tính từ

Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.

Ngữ văn

Sao

Là thiên thể có thể tự phát ra ánh sáng.

Địa lí

Trọng lực

Là lực hút của Trái Đất.

Khoa học tự nhiên

Góc vuông

Là góc có số đo bằng 90 độ.

Toán học

Đường đồng mức

Là đường nối liền các điểm có cùng độ cao trên lược đồ địa hình.

Địa lí

Truyện đồng thoại

Là thể loại văn học viết cho thiếu nhi, nhân vật chính thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân hóa.

Ngữ văn

Thời kì đồ đá

Là một thời kì tiền sử kéo dài mà trong giai đoạn này đá đã được sử dụng rộng rãi để tạo ra các công cụ có cạnh sắc, đầu nhọn.

Lịch sử

4. Hỏi đáp về bài Thực hành tiếng Việt trang 82 Ngữ văn 7 Tập 2 Cánh Diều

Khi có vấn đề khó hiểu về bài soạn này cần giải đáp, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON