YOMEDIA
NONE

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64 - Ngữ văn 7 Tập 2 Kết Nối Tri Thức

Trong một lĩnh vực khoa học công nghệ thường có những thuật ngữ nhất định, biểu thị khái và tính chất của sự vật. Để hiểu hơn về đặc điểm và nghĩa của thuật ngữ, mời các em cùng tham khảo bài soạn Thực hành tiếng Việt trang 64 thuộc sách Kết Nối Tri Thức dưới đây. Chúc các em học tập vui vẻ!

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Đặc điểm của thuật ngữ

Thuật ngữ là từ hoặc cụm từ cố định, được sử dụng theo quy ước của một lĩnh vực chuyên môn hoặc ngành khoa học nhất định. Có nhiều trường hợp, ngay sau thuật ngữ đã được dịch ra tiếng Việt, người ta còn ghi thêm thuật ngữ gốc trong tiếng Anh, tiếng Pháp, (để trong ngoặc đơn).

1.2. Nghĩa của thuật ngữ

- Muốn hiểu nghĩa của thuật ngữ, cần tìm đến Bảng tra cứu thuật ngữ đặt ở phía sau cuốn sách (nếu có) hoặc đọc các từ điển chuyên ngành. Việc suy đoán nghĩa của thuật ngữ dựa vào ngữ cảnh hay ghép nối nghĩa của từng yếu tố cấu tạo rất dễ dẫn tới tình trạng hiểu sai thuật ngữ.

+ Có những từ ngữ khi thì được dùng với tư cách là một thuật ngữ, khi lại được dùng như một từ ngữ thông thường.

+ Có những thuật ngữ đôi khi được dùng như từ ngữ thông thường.

- Muốn xác định được một từ ngữ có phải là thuật ngữ hay không, cần phải dựa vào ngữ cảnh mà nó xuất hiện.

2. Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 64 Ngữ văn 7 Tập 2 Kết Nối Tri Thức

THUẬT NGỮ

Câu 1: Chỉ ra thuật ngữ trong những câu sau và cho biết dựa vào đâu em xác định như vậy.

a. Sam, ông chợt nhớ lại câu chuyện ngụ ngôn này khi nghĩ tới những tấm bản đồ dẫn đường cho chúng ta.

b. Từ hôm đó, được thúc đẩy bởi một sứ mệnh có tính chất mặc khải, ông đi sâu nghiên cứu triết học, và trở thành nhà tư tưởng hàng đầu của thời trung đại.

c. Con chữ trên trang sách hàm chứa văn hoá của một dân tộc, mang hồn thiêng của đất nước.

d. Thời nay, với sự xuất hiện của in-tơ-nét và sách điện tử, cách đọc cũng đa dạng: đọc không chỉ là nhìn vào trang giấy và chữ in mà còn nhìn vào màn hình chiếu sáng.

Trả lời:

Câu a. Ngụ ngôn

Câu b. Triết học

Câu c. Văn hóa

Câu d: in-tơ-nét

→ Các đơn vị trên đều thuộc một lĩnh vực, một ngành cụ thể.

+ Ngụ ngôn dùng để chỉ một thể loại văn học.

+ Triết học: chỉ một ngành khoa học

+ Văn hóa: chỉ những giá trị vật chất, tinh thần do con người tạo ra.

+ in-tơ-net: chỉ một lĩnh vực công nghệ thông tin.

→ Đó là cơ sở đáng tin cậy để xác định các đơn vị đó là thuật ngữ.

Câu 2: Hãy tra từ điển hoặc các loại tài liệu thích hợp để tìm hiểu nghĩa của các thuật ngữ đã tìm được ở bài tập 1.

Trả lời: 

- Ngụ ngôn: thể loại văn học, dùng văn xuôi hoặc văn vần, thường mượn chuyện loài vật để nói về việc đời nhằm dẫn đến những kết luận đạo lí, kinh nghiệm sống.

- Triết học: hoa học nghiên cứu về những quy luật chung nhất của thế giới và sự nhận thức thế giới.

- Văn hóa: tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra trong quá trình lịch sử.

- In-tơ-net: hệ thống các mạng máy tính được kết nối với nhau trên phạm vi toàn thế giới, tạo điều kiện cho các dịch vụ truyền thông dữ liệu, như tìm đọc thông tin từ xa, truyển các tệp tin, thư tín điện tử và các nhóm thông tin.

Câu 3: Trong các từ ngữ in đậm những cặp câu dưới đây, trường hợp nào là thuật ngữ, trường hợp nào là từ ngữ thông thường? Cho biết dựa vào đâu để xác định như vậy.

a. Cặp câu thứ nhất:

- Câu nói ấy lặp đi lặp lại như một điệp khúc.

- Trong một bài hát hay bản nhạc, phần được lặp lại nhiều lần khi trình diễn gọi là điệp khúc.

b. Cặp câu thứ hai:

- Trong thời đại ngày nay, con người đã biết tận dụng các nguồn năng lượng.

- Đọc sách là một cách nạp năng lượng cho sự sống tinh thần.

c. Cặp câu thứ ba:

- Cháu biết không, tấm bản đồ của ông lúc ấy thật sự bế tắc.

Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng trên cơ sở toán học, trên đó các đối tượng địa lí được thể hiện bằng các kí hiệu bản đồ.

Trả lời:

- Những từ in đậm trong các câu sau là thuật ngữ:

+ Trong một bài hát hay bản nhạc, phần được lặp lại nhiều lần khi trình diễn gọi là điệp khúc.

+ Trong thời đại ngày nay, con người đã biết tận dụng các nguồn năng lượng.

Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng trên cơ sở toán học, trên đó các đối tượng địa lí được thể hiện bằng các kí hiệu bản đồ.

=> Xác định được là dựa vào câu có sử dụng những từ ngữ đó. Đó là những câu có tính chất định nghĩa, thuộc về lĩnh vực nhất định. Các từ in đậm trên chỉ có một nghĩa, thuộc về lĩnh vực chuyên môn.

- Những từ in đậm trong các câu sau là từ ngữ thông thường:

+ Câu nói ấy lặp đi lặp lại như một điệp khúc.

+ Cháu biết không, tấm bản đồ của ông lúc ấy thật sự bế tắc.

+ Đọc sách là một cách nạp năng lượng cho sự sống tinh thần.

→ Các từ in đậm trong các câu trên dùng theo nghĩa chuyển.

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Sắp xếp thuật ngữ sau vào các lĩnh vực tương ứng: từ ghép, phương trình, truyện cổ tích, động vật, cách mạng, đồng bằng, mặt trận, hình vuông, loài, sinh sản, đại số, số từ, đất liền, vô sản, phương trình, hữu cơ, chiến tranh, kháng chiến, tiểu thuyết, khí hậu, sáng tác, tế bào.

- Ngữ văn

- Lịch sử

- Toán học

- Sinh học

- Địa lí

Trả lời:

- Ngữ văn: từ ghép, truyện cổ tích, số từ, tiểu thuyết, sáng tác

- Lịch sử: cách mạng, mặt trận, chiến tranh, kháng chiến, cách mạng vô sản

- Toán học: phương trình, hình vuông, đại số

- Sinh học: động vật, loài, sinh sản, hữu cơ, tế bào

- Địa lí: đồng bằng, đất liền, khí hậu

4. Hỏi đáp về bài Thực hành tiếng Việt trang 64 Ngữ văn 7 Tập 2 Kết Nối Tri Thức

Khi có vấn đề khó hiểu về bài soạn này cần giải đáp, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON