YOMEDIA
NONE

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 10 - Ngữ văn 7 Tập 2 Kết Nối Tri Thức

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có khá nhiều câu thành ngữ mang ý nghĩa sâu sắc, răn dạy con người phải sống tốt và có đạo đức. Bài soạn Thực hành tiếng Việt trang 10 thuộc sách Kết Nối Tri Thức dưới đây sẽ giúp các em có thêm kiến thức về đặc điểm và tác dụng của thành ngữ, từ đó áp dụng vào trong tạo lập văn bản, giải bài tập. Chúc các em có thật nhiều kiến thức bổ ích.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Khái niệm và đặc điểm của thành ngữ

a. Khái niệm

Thành ngữ là những cụm từ được sử dụng để chỉ một ý cố định. Chúng không tạo thành một câu có có ngữ pháp hoàn chỉnh. Vì vậy mà ngôn ngữ của chúng không thể thay thế hay sửa đổi. Nói cách khác, thành ngữ ở đây chính là tập hợp từ không đổi. Chúng cũng không thể giải thích đơn giản qua nghĩa của các từ tạo nên chúng.

b. Đặc điểm

- Thành ngữ là có tính hình tượng, được xây dựng dựa trên những hình ảnh cụ thể.

- Chúng có tính khái quát và hàm súc cao. Được xây dựng từ các sự vật và sự việc.

- Thế nhưng nghĩa của chúng không dựa vào những từ đã tạo nên.

- Thành ngữ mang một ý nghĩa rộng hơn, khái quát hơn và thể hiện được sắc thái biểu cảm.

1.2. Tác dụng của thành ngữ

Thành ngữ thường mang đậm một sắc thái biểu cảm. Vì vậy người viết dễ dàng bộc lộ được tình cảm tâm tư của mình.

2. Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 10 Ngữ văn 7 Tập 2 Kết Nối Tri Thức

THÀNH NGỮ

Câu 1: Chỉ ra và giải nghĩa thành ngữ trong các câu sau:

a. Tất cả những cái đó cám dỗ tôi hơn là quy tắc về phân từ, nhưng tôi cưỡng lại được, và ba chân bốn cẳng chạy đến trường.

(An-phông-xơ Đô-đê (Alphonse Daudet), Buổi học cuối cùng)

b. Lại có khi tôi cảm thấy mình dũng mãnh đến nỗi dù có phải chuyển núi dời sông tôi cũng sẵn sàng.

(Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp, Người thầy đầu tiên)

Trả lời:

a. – Thành ngữ “Ba chân bốn cẳng”

- Ý nghĩa: Thể hiện sự vội vã tất tưởi để chạy đến trường.

b. -Thành ngữ “Chuyển núi dời sông”

- Ý nghĩa: Những việc lớn lao, vĩ đại.

Câu 2: Thử thay thành ngữ (in đậm) trong các câu sau bằng từ ngữ có ý nghĩa tương đương, rồi rút ra nhận xét:

a. Thành ra có bao nhiêu gỗ hỏng bỏ hết và bao nhiêu vốn liếng đi đời nhà ma sạch.

(Đẽo cày giữa đường)

b. Giờ đây, công chúa là một chị phụ bếp, thôi thì thượng vàng hạ cám, việc gì cũng phải làm.

(Vua chích choè)

Trả lời: 

a. đi đời nhà ma → mất hết

Thành ra có bao nhiêu gỗ hỏng bỏ hết và bao nhiêu vốn liếng mất hết sạch.

b. thượng vàng hạ cám → những thứ tầm thường, rẻ rúng

Giờ đây, công chúa là một chị phụ bếp, thôi thì những thứ tầm thường, rẻ rúng, việc gì cũng phải làm.

→ Việc sử dụng những từ ngữ tương đương khiến ý nghĩa của câu không thay đổi. Tuy nhiên, việc sử dụng thành ngữ sẽ khiến cho câu văn trở nên bóng bẩy hơn và gợi nhiều liên tưởng độc đáo.

Câu 3: Nhận xét về việc sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường ở hai trường hợp sau:

a. Anh làm việc này chắc nhiều người góp cho những ý kiến hay. Khác gì đẽo cày giữa đường.

b. Chín người mười ý, tôi biết nghe theo ai bây giờ? Thật là đẽo cày giữa đường.

Trả lời:

a. Sử dụng thành ngữ “Đẽo cày giữa đường” là không hợp lí. Thành ngữ này chỉ nên sử dụng trong trường hợp gặp các luồng ý kiến trái chiều, không biết nghe theo bên nào. Tuy nhiên ở ví dụ a thì gặp những ý kiến hay nên sử dụng thành ngữ này là bất hợp lí.

b. Sử dụng thành ngữ “đẽo cày giữa đường” trong trường hợp này là hợp lí, phù hợp với hoàn cảnh.

Câu 4: Hãy đặt 4 câu, mỗi câu sử dụng một trong số các thành ngữ sau:

a. Học một biết mười

b. Học hay, cày biết

c. Mở mày mở mặt

d. Mở cờ trong bụng

Trả lời:

a. Lan đúng là học một biết mười, xứng đáng làm lớp trưởng lớp mình.

b. Cậu ấy cái gì cũng giỏi, đúng là học hay cày biết.

c. Chắc hẳn, bố mẹ sẽ “mở mày mở mặt” vì cậu ấy lắm.

d. Khi nghe tin mẹ tôi khỏi bệnh, tôi như được “mở cờ trong bụng".

Để củng cố bài học và có thêm nhiều kiến thức bổ ích, mời các em cùng tham khảo:

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Viết một đoạn văn ngắn (7-10 câu), trong đó sử dụng ít nhất 2 thành ngữ.

Trả lời:

Bài tham khảo 1:

Trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách, và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thức trong đời thường. Chính vì vậy ông cha ta có câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay “Uống nước nhớ nguồn”  răn dạy con cháu về sau phải biết ơn, nhớ tới những người có ơn, giúp đỡ, nuôi nấng mình.

Bài tham khảo 2:

Câu thành ngữ "Công cha nghĩa mẹ" đề cao công lao to lớn của cha, nghĩa tình cao cả của mẹ nuôi dạy con trưởng thành, khôn lớn. Thật vậy, công ơn của cha to lớn như ngọn núi Thái Sơn hùng vĩ. Tình nghĩa của mẹ dào dạt, ngọt ngào như nước suối trong nguồn. Cha mẹ vừa có công sinh thành vừa có công dưỡng dục chúng ta. Cha mẹ là người luôn dõi theo từng bước đi của con cái từ khi còn non dại tới tận khi đã trưởng thành nên người. "Ơn cha nghĩa mẹ" lớn lao vô cùng, con cái phải luôn ghi nhớ điều đó để phụng dưỡng đền ơn cha mẹ. Thế mới là người có hiếu, có nhân đức.

4. Hỏi đáp về bài Thực hành tiếng Việt trang 10 Ngữ văn 7 Tập 2 Kết Nối Tri Thức

Khi có vấn đề khó hiểu về bài soạn này cần giải đáp, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF