YOMEDIA
NONE

Soạn bài Quá trình tạo lập văn bản - Ngữ văn 7

Qua bài soạn giúp các em thấy được các bước của quá trình tạo lập một văn bản hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, bài soạn giúp các em giải quyết các dạng bài tập từ 1 đến 4 một cách đầy đủ và chi tiết.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

Các bước của quá trình tạo lập văn bản

Bước

Nhiệm vụ

Cụ thể

1

Định ướng văn bản

  • Về đối tượng: Nói, viết cho ai?
  • Về mục đích: Để làm gì?
  • Về nội dung: Về cái gì?
  • Về cách thức: Như thế nào?

2

Xây dựng bố cục

Yêu cầu: rành mạch, hợp lí, đúng định hướng ở bước 1

3

Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục

  • Hình thức: Lời văn trong sáng, có tính liên kết và mạch lạc.
  • Nội dung: chính xác, sát với bố cục.

4

Kiểm tra

Việc thực hiện các bước 1, 2, 3; sửa chữa những sai sót, bổ sung các ý còn thiếu

2. Soạn bài Quá trình tạo lập văn bản

Câu 1. Khi nào người ta có nhu cầu tạo lập (làm ra, viết, nói) văn bản? Lấy việc viết thư cho một người nào đó làm ví dụ, hãy cho biết điều gì thôi thúc người ta phải viết thư?

  • Đây là khâu quan trọng, có ý nghĩa tiên quyết đối với việc tạo lập một văn bản.
  • Để định hướng cho quá trình tạo lập văn bản, cần phải xác định các vấn đề xoay quanh những câu hỏi sau:
    • Viết cho ai? (Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được đối tượng giao tiếp cần hướng tới).
    • Viết để làm gì? (Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được mục đích của việc tạo lập văn bản, chủ đề cần hướng tới).
    • Viết về cái gì? (Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được đề tài, nội dung cụ thể của văn bản).
    • Viết như thế nào? (Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được cách thức tạo lập, các phương tiện biểu đạt gắn với nội dung cụ thể đã được định hình, hình thức ngôn ngữ để biểu đạt nội dung ấy một cách hiệu quả nhất).

Câu 2. Sau khi xác định các vấn đề: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết về cái gì? Viết như thế nào? Cần phải làm những việc gì đề viết được vãn bản?

  • Tìm ý và sắp xếp thành dàn ý theo bố cục rõ ràng, hợp lí đáp ứng những yêu cầu định hướng trên.
  • Từ những nội dung đã xác định được trong bước định hướng, đến đây, người tạo lập văn bản tiến hành thiết lập hệ thống các ý, sắp xếp chúng theo bố cục hợp lí, đảm bảo liên kết nội dung, mạch lạc văn bản.

Câu 3. Chỉ có ý và dàn bài mà chưa viết thành văn thì đã tạo được một văn bản chưa? Hãy cho biết việc viết thành văn ấy cần đạt được những yêu cầu gì?

  • Đây là khâu trực tiếp cho ra "sản phẩm". Người tạo lập văn bản dùng lời văn của mình diễn đạt các ý thành câu, đoạn, phần hoàn chỉnh.
    • Ở bước này, các phương tiện liên kết hình thức được huy động để triển khai chủ đề, thể hiện liên kết nội dung, đảm bảo mạch lạc cho văn bản.
    • Việc viết thành văn cần đạt được tất cả các yêu cầu
      • Đúng chính tả, đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác.
      • Bố cục chặt chẽ, có tính liên kết, mạch lạc.
      • Kể chuyện hấp dẫn, lời văn trong sáng.

Câu 4. Trong sản xuất bao giờ cũng có bước kiểm tra sản phẩm. Có thể coi văn bản là một loại sản phẩm cần được kiểm tra sau khi hoàn thành không? Nếu có thì sự kiếm tra đó cần dựa theo những tiêu chuẩn cụ thể nào?

  • Nếu như sản phẩm là kết quả của sức lao động thì văn bản là một sản phẩm của trí tuệ con người.
  • Do vậy, sau khi hoàn thành nhất thiết cần phải kiểm tra theo các tiêu chuẩn như đã nêu ở trên.

Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Quá trình tạo lập văn bản để củng cố hơn nội dung bài học.

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. Em đã từng tạo lập văn bản trong những tiết tập làm văn. Hãy trả lời cácHãy trả lời các câu hỏi sau để tự kiểm tra lại các văn bản mà em đã tạo lập:

  • Đọc lại các bài viết của mình, nhớ lại các bước đã tiến hành khi làm.
  • Tham khảo bài văn và xem gợi ý ở phần trước để tự đối chiếu với các văn bản đã tạo lập và tự trả lời các câu hỏi..

Câu 2. Có một bạn khi báo cáo tình hình học tập trong Hội nghị học tôt của trường đã làm như sau: Bạn chỉ toàn kể lại việc mình đã học như thế nào và đã đạt được những thành tích gì trong học tập. Bạn đã hướng về phía các thầy cô giáo, luôn nói: “Thưa các thầy cô” để mở đầu mỗi đoạn và lúc nào cũng xưng em. Theo em, như thế có phù hợp không, nên điều chỉnh như thế nào cho phù hợp?

  • Bài viết của bạn không phù hợp vì bạn đã định hướng sai ở trong bước xác định mục đích viết báo cáo. Cụ thể như sau:

Yêu cầu định hướng

Định hướng sai

Định hướng đúng

Mục đích

Viết để tường thuật lại quá trình học tập của bản thân.

Viết để truyền kinh nghiệm học tốt.

Nội dung

Báo cáo thành tích học tập.

Báo cáo kinh nghiệm học tập.

Đối tượng

Viết cho thầy cô

Viết cho bạn bè

Cách thức

Xưng hô thầy – em (con).

Xưng hô bạn - mình

Câu 3. Trong một buổi thảo luận tổ, nhiều bạn đã đồng ý rằng: "Muốn tạo lập một văn bản thì phải có bô cục dưới dạng một dàn bài". Nhưng các bạn còn chưa rõ: Muốn tạo lập một văn bản thì phải tiến hành lập dàn bài, xây dựng bố cục. Hãy trả lời các câu hỏi sau để rút ra cách làm một dàn bài.

  • Dàn bài là hệ thống các ý dự định sẽ triển khai trong văn bản chứ chưa phải là văn bản. Cho nên, không cần thiết phải viết dưới dạng các câu hoàn chỉnh mà chỉ cần viết ngắn gọn, miễn phác ra được ý là được. Mặc dù không cần phải diễn đạt liên kết bằng từ ngữ cụ thể nhưng dàn bài cũng phải thể hiện được mối liên hệ giữa các ý về mặt nội dung.
  • Để phân biệt được hệ thống vấn đề trong nội dung văn bản theo cấp độ lớn - nhỏ, khái quát - cụ thể, trước - sau, người lập dàn ý phải dùng hệ thống các kí hiệu quy ước chặt chẽ (bằng chữ số La Mã, chữ số thường, chữ cái,...)
  • Để kiểm soát được các ý trong từng mục một cách thuận tiện, về mặt hình thức, khi trình bày dàn ý phải chú ý cách xuống dòng, khoảng cách lùi đầu dòng cho thống nhất, chẳng hạn: ý lớn ngang nhau thì các kí hiệu đầu dòng phải thẳng nhau, ý nhỏ hơn thì đầu dòng viết lùi vào so với ý lớn hơn,...

Câu 4. Em hãy thay mặt En-ri-cô viết một bức thư cho bố nói lên nỗi ân hận vì đã trót nói lời thiếu lề độ với mẹ kính yêu. Đế viết bức thư đó, em phải thực hiện những việc gì?

Bước 1. Định hướng

Đối tượng Viết cho bố
Mục đích Viết để xin lỗi bố
Nội dung Thể hiện nỗi ân hận và xin được tha thứ
Cách thức Chân thành, hối lỗi

Bước 2. Xây dựng bố cục

 

a. Mở bài: Lí do viết thư

 

b. Thân bài

  • Ý lớn 1: Bày tỏ sự ân hận
    • Ân hận vì đã nói lời thiếu lễ độ
    • Ân hận vì đã làm bố mẹ buồn
    • Ân hận vì vi phạm đạo làm con
  • Ý lớn 2: Xin được tha thứ
    • Nhận lỗi
    • Tự đặt hình phạt cho bản thân
    • Xin bố tha thứ

c. Kết bài: Lời hứa không tái phạm.

Bước 3: Diễn đạt các ý thành bài văn

Thứ 6 ngày 11 tháng 11

Bố kính yêu!

Thưa bố, tối hôm qua con đã nhận được thư của bố và đọc nó ngay sau khi con học xong bài. Mấy hôm nay, con vẫn luôn ân hận về hành vi của mình với mẹ, sau khi đọc thư của bố, con càng thấy xấu hổ hơn. Con cảm thấy cần viết thư này, để thể hiện sự ăn năn của con, và mong muốn bố mẹ tha thứ cho con.

Khi cô giáo đến thăm, lúc nói chuyện với mẹ, con lỡ thốt ra lời thiếu lễ độ với mẹ. Sau chuyện này, con cảm thấy hối hận rất nhiều. Đặc biệt, khi đọc thư của bố, lúc bố nhắc lại cho con nghe mẹ đã hi sinh vì con, chăm sóc con như thế nào, con lại càng xấu hổ và ân hận hơn. Lúc đó, vì không kiềm chế được bản thân, con đã không lễ phép với mẹ. Điều này là không đúng, con biết, dù có nóng nảy cỡ nào, con cũng không được làm thế với mẹ - người đã sinh thành và nuôi dưỡng con. Mấy hôm nay, con rất hối hận vì điều đó và tự nhắc nhở mình, không bao giờ được có hành động như vậy nữa.

Bố ơi, con viết thư này để cảm ơn bố đã nhắc nhở con và nói với bố mẹ, con thật sự ăn năn và hối hận về hành động thiếu lễ phép của mình. Con hứa với bố mẹ từ nay về sau sẽ không làm như thế nữa. Lát nữa, trước khi đi ngủ, con sẽ nói xin lỗi và hứa với mẹ. Mong bố mẹ tha thứ cho lỗi lầm con phạm phải. Con yêu bố mẹ rất nhiều!

En-ri-cô của bố.

Bước 4: Kiểm tra

4. Hỏi đáp về bài Quá trình tạo lập văn bản

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON