YOMEDIA
NONE

Soạn bài Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình - Ngữ văn 7

Qua bài soạn giúp các em làm quen với một số bài ca dao, dân ca về tình cảm gia đình, thông qua đó thấy được nghệ thuật diễn tả cũng như là nội dung chủ yếu của các bài ca dao, dân ca thường gặp về chủ đề gia đình. Đồng thời, bài soạn còn giúp các em giải quyết các bài tập 1 và 2 trong SGK một cách đầy đủ và chi tiết nhất.

 

1. Tóm tắt nội dung văn bản

1.1. Nội dung

  • Tình cảm đối với ông bà, cha mẹ, anh em và tình cảm của ông bà, cha mẹ đối với con cháu luôn là những tình cảm sâu nặng, thiêng liêng nhất trong đời sống mỗi con người.
  • Nhắc nhở chúng ta phải biết yêu thương, coi trọng gia đình.

1.2. Nghệ thuật

  • Sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ, đối xứng, tăng cấp ...
  • Có giọng điệu ngọt ngào mà trang nghiêm.
  • Diễn tả tình cảm qua những mô típ.
  • Thể thơ lục bát và lục bát biến thể gợi âm điệu tâm tình, nhắn nhủ.
  • Ngôn ngữ thơ nhưng vẫn rất gần với lời nói hằng ngày của nhân dân và mang màu sắc địa phương.
  • Dùng hình ảnh phủ định để khẳng định.
  • Các vế trong bài có quan hệ nhân - quả.

2. Soạn bài Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình

2.1. Soạn bài tóm tắt

2.2. Soạn bài chi tiết

Câu 1. Lời của từng bài ca dao là lời của ai, nói với ai? Tại sao em khẳng định như vậy?

  • Muốn xác định chủ đề của từng loại bài ca dao ta phải căn cứ vào
    • Nội dung tình cảm của từng bài.
    • Những từ ngữ cụ thể: cách xưng hô, cách gọi.
      • Bài một
        • Lời của mẹ nói với con qua lời hát ru.
        • Dấu hiệu ngôn ngữ: “con ơi”.
      • Bài hai
        • Lời người con gái lấy chồng xa gợi niềm thương nhớ tới mẹ và quê nhà.
        • Dấu hiệu ngôn ngữ: “trông về quê mẹ”.
      • Bài ba
        • Lời của cháu nhớ tới ông bà đã qua đời.
        • Dấu hiệu ngôn ngữ: “Nhớ ông bà bấy nhiêu”.
      • Bài bốn
        • Lời của anh em ruột thị tâm sự bảo ban nhau, hoặc cũng có thể lời của ông bà, cha mẹ… răn dạy con cháu.
        •  Dấu hiệu ngôn ngữ: anh, em.

→ Người mẹ, người con gái, người cháu, người anh còn được gọi là nhân vật trữ tình của bài ca dao.

Câu 2. Tình cảm mà bài 1 muốn diễn tả là tình cảm gì? Hãy chỉ ra cái hay của ngôn ngử, hình ảnh, âm điệu của bài ca dao này. Tìm những câu ca dao cũng nói đến công cha nghĩa mẹ tương tự như bài 1.

  • Ngày xưa, do quan niệm "trọng nam khinh nữ", coi "con gái là con người ta" nên những người con gái bị ép gả hoặc phải lấy chồng xa nhà đều phải chịu nhiều nỗi khổ tâm. Nỗi khổ lớn nhất là xa nhà, thương cha thương mẹ mà không được về thăm, không thể chăm sóc, đỡ đần lúc cha mẹ đau ốm, bệnh tật.

a. Nội dung tình cảm mà bài ca dao muốn diễn đạt

  • Có lẽ đây là bài ca dao đã gảy đúng sợi dây tình cảm thiêng liêng nhất, tha thiết nhất trong trái tim mỗi người, tình cảm đối với cha mẹ.
  • Nội dung của bài ca dao
    • Lời nhắc nhở con cái về công lao trời biển của cha mẹ.
    • Sự nhắn nhủ bổn phận và trách nhiệm làm con không bao giờ được quên công lao ấy.

b. Cái hay của bài thơ

  • Dùng biện pháp nghệ thuật so sánh ví von.
    • Công cha được so sánh với núi “ngất trời”.
    • Nghĩa mẹ được so sánh với nước “biển Đông”.
    • Phân tích

      • Núi và biển là những cái to lớn, mênh mông cao rộng, vĩnh hằng của thiên nhiên được đưa ra làm đối tượng để so sánh. Điều đó muốn nói rằng công cha nghĩa mẹ là vô cùng to lớn không thể nào kể hết được.

        • Cha uy nghiêm, vững chãi được so sánh với núi.

        • Mẹ dịu dàng, bao dung được so sánh với biển.

→ Cách so sánh đầy thú vị phù hợp với tính cách của mỗi người.

⇒ Lối so sánh ví von quen thuộc ta thường gặp trong ca dao.

  • Biện pháp đối xứng
    • Làm khắc sâu thêm ấn tượng công cha đối xứng với nghĩa mẹ, núi đối xứng với biển.
      • Từ “công” là nghĩa trừu tượng, tác giả đã cụ thể hóa thành “cù lao chín chữ” để bất kì ai cũng có thể nhìn thấy được một cách rõ ràng.
    • Thể thơ lục bát mềm mại và sự ngọt ngào của điệu hát ru đã làm cho bài ca dao giống như lời thủ thỉ tâm tình sâu lắng: Mẹ ru cái lẽ ở đời Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn.

c. Những câu ca dao nói đến công cha nghĩa mẹ

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.

 

“Mẹ nuôi con biển hồ lai láng

Con nuôi mẹ kể tháng kể ngày”

 

 “Gió mùa thu mẹ ru con ngủ

Năm canh chày, thức đủ năm canh”

 

“Chiều chiều ra đứng ngõ sau

        Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”

 

“Chiều chiều ra đứng bờ sông

Muốn về quê mẹ mà không có đò”.

 

Câu 3. Bài 2 là tâm trạng người phụ nữ lấy chồng xa quê. Hãy nói rõ tâm trạng đó qua việc phân tích các hình ảnh thời gian, không gian, hành động và nỗi niềm của nhân vật.

 Đây là bài ca dao thể hiện nỗi buồn da diết và một cảnh tình đầy thương cảm của người con gái đi lấy chồng xa quê. Tâm trạng đó được biểu hiện qua những hình thức nghệ thuật sau

a. Thời gian

  • Mỗi chiều, lúc mà công việc cơm nước xong xuôi, người phữ mới có những giây phút suy tư của riêng mình.
  • Chiều chiều: Từ láy vừa gợi buồn vừa diễn tả sự lặp đi lặp lại của thời gian có nghĩa là chiều nào cũng như thế.

→ Đây là thời gian nghệ thuật quen thuộc phổ biến trong ca dao xưa: “Chiều chiều lại nhớ chiều chiều”, “Chiều chiều xách giỏ hái rau”…

b. Không gian

  • Nơi ngõ sau chứ không phải ngõ trước người vào kẻ ra.
    • Ngõ sau vắng lặng, đồng ruộng mênh mông quê mẹ khuất bóng ở chân trời xa, gợi lên sự cô đơn về thân phận.

c. Hành động

  • Đứng” chứ không phải ngồi, hay đang làm việc.
    • Đứng như tạc tượng vào không gian”,

→ Đứng biểu hiện sự hướng vọng khắc khoải.

d. Nỗi niềm

  • Ruột rau chín chiều” chất chứa bao nỗi niềm tâm sự không chỉ là nhớ mẹ, nhớ quê nỗi nhớ đó còn chen cả niềm cay đắng:
    • Cay đắng về cuộc đời cực nhọc
    • Cay đắng về thân phận làm dâu côi cút ở nhà chồng
    • Cay đắng vì cha mẹ già nua đau yếu có ai chăm sóc?

Câu 4. Bài 3 diễn tả nỗi nhớ và sự kính yêu đô»i với ông bà. Tình cảm đó được diễn tả như thế nào? Cái hay của cách diễn tả đó.

Nỗi niềm nhớ thương và tôn kính với ông bà được thể hiện

a. Hành động

  • Ngó lên” thể hiện sự thành kính tôn trọng.

b. Sự vật so sánh

  • Nuột lạt mái nhà” – hình ảnh rất đỗi bình thường gắn bó thân thương.

→ Gợi nhắc đến công lao của ông bà ngày xưa đã xây dựng lên ngôi nhà, bàn tay ông bà đã buộc từng nuột lạt ấy. Nuột lạt ấy dường như còn hơi ấm của tay, của tình thương ông bà để lại.

c. Lối so sánh: “Bao nhiêu… bấy nhiêu”.

  • Cụ thể hóa nỗi nhớ.
  • Nỗi nhớ trùng điệp nhiều vô kể, không thể nào kể xiết.

→ Đây là lối so sánh mức độ, tương tự như câu ca dao:

“Qua cầu ngả nón trong cầu

 Cầu bao nhiêu nhịp dạ em sầu bấu nhiêu”.

Câu 5: Trong bài 4, tình cảm anh em thân thương được diễn tả như thế nào? Bài ca dao này nhắc nhở chúng ta điều gì?

a. Cách diễn tả

  •  “Nào phải người xa”: Sự nhắc nhở nhẹ nhàng, để người nghe giật mình suy ngẫm.
  • Điệp từ "cùng"
    • Cùng chung - bác mẹ
    • Cùng thân - một nhà

→ Những cái thiêng liêng, quan trọng nhất của đời người

b. Cách so sánh

  • Anh em như chân với tay: So sánh cụ thể, gần gũi
    • Chân, tay là những bộ phận của cơ thể con người gắn bó từng đường gân mạch máu, kết hợp với nhau trong mọi hành động không thể có cái này mà không có cái kia.

c. Ý nghĩa bài ca dao

  • Nhắc nhở anh em phải đoàn kết yêu thương nhau, nương tựa vào nhau, để cha mẹ vui lòng.
  • Và đây cũng là lẽ sống còn như tay chân không thế thiếu nhau.

Câu 6. Những biện pháp nghệ thuật nào được cả bốn bài ca dao sử dụng?

  • Bốn bài ca dao đều sử dụng những biện pháp nghệ thuật
    • Đều được làm bằng  thể thơ lục bát.
    • Sử dụng từ ngữ, hình ảnh quen thuộc như: núi, biển, nuột lạt, chân, tay.
    • Âm điệu tâm tình ngọt ngào, tựa như lời nhắn nhủ.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm 

bài giảng Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình để nắm vững hơn về những nội dung cần đạt khi học tiết văn này.

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. Tình cảm được diễn tả trong bốn bài ca dao là tình cảm gì? Em có nhận xét gì về những tình cảm đó?

  • Bốn bài ca dao đều nói về tình cảm gia đình
    • Cha mẹ - con cái (diễn tả về công cha, nghĩa mẹ đối với con).
    • Mẹ - con (diễn tả tình cảm của con đối với mẹ).
    • Ông bà – cháu (diễn tả tình cảm của con cháu đối với ông bà).
    • Anh – em (diễn tả tình cảm của anh em với nhau).

→ Đây là những tình cảm ruột thịt, máu mủ được diễn tả rất sâu sắc, chân thành, thiêng liêng.

Câu 2. Một số bài ca dao, dân ca có nội dung tương tự về tình cảm gia đình.

“Mỗi đêm mỗi thắp đèn trời

Cầu cho cha mẹ sống đời với con”

 

“Chiều chiều xách giỏ hái rau

Nhìn lên mả mẹ ruột đau như dần”

 

“Đói lòng ăn hột chà là

Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng”

 

“Khôn ngoan đá đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”

 

“Bà con vì tổ vì tiên

Không phải vì tiền vì gạo”.

 

“Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biêt công lao mẹ thầy”.

“Vẳng nghe chim vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều quặn đau”.

 

“Ngó lên ngó xuống thì vui
Ngó về quê mẹ ngùi ngùi nhớ thương”.

4. Một số bài văn mẫu về Ca dao, dân ca câu hát về tình cảm gia đình

Tình cảm thương yêu, quý trọng ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình từ lâu đã đi vào trong kho tàng ca dao, dân ca của dân tộc. Để cảm nhận và phân tích được những bài ca dao, dân ca này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

5. Hỏi đáp về bài Ca dao, dân ca câu hát về tình cảm gia đình

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF