YOMEDIA
NONE

Soạn bài Ôn tập Bài 3 - Ngữ văn 7 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Trong nội dung Bài 3: Những góc nhìn văn chương (Nghị luận văn học), các em đã được tiếp cận, phân tích nội dung và đặc điểm của những tác phẩm nghị luận văn học, từ đó rút ra những bài học ý nghĩa về cuộc sống. Đồng thời nắm được yêu cầu và quy trình viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học. Mời các em cùng tham khảo bài soạn Ôn tập Bài 3 thuộc sách Chân Trời Sáng Tạo dưới đây ôn tập và củng cố kiến thức! Chúc các em học tập vui vẻ!

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Ôn lại kiến thức các văn bản đã học

a. Văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học

Văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học thuộc thể loại nghị luận văn học, được viết ra để bàn về một tác phẩm văn học với những đặc điểm:

- Thể hiện ý kiến của người viết về tác phẩm cần bàn luận

- Trình bày lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe. Các lí lẽ, bằng chứng cần căn cứ vào tác phẩm. Lí lẽ là những lí giải, phân tích tác phẩm.

- Các lí lẽ, bằng chứng cần phải sắp xếp theo trình tự hợp lí.

b. Mục đích và nội dung chính của văn bản nghị luận

- Mục đích: để thuyết phục người đọc, người nghe về ý kiến, quan điểm của người viết trước một vấn đề về đời sống hoặc văn học.

- Nội dung chính: ý kiến, quan điểm mà người viết muốn thuyết phục người đọc.

c. Ý kiến lớn và ý kiến nhỏ trong văn bản nghị luận

Trong văn bản nghị luận, bên cạnh ý kiến lớn, còn những ý kiến nhỏ nêu ra để bổ trợ cho ý kiến lớn. Mỗi quan hệ giữa ý kiến lớn, ý kiến nhỏ, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản nghị luận được thể hiện qua sơ đồ sau: 

1.2. Ôn lại kiểu bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học

1.2.1. Kiểu bài

Bài phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học thuộc thể loại nghị luận văn học. Trong đó, người viết đưa ra ý kiến bàn luận về nhân vật trong tác phẩm đó.

1.2.2. Các yêu cầu

Yêu cầu đối với kiểu bài

- Giới thiệu được nhân vật cần phân tích.

- Trình bày được ý kiến của người viết.

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, thuyết phục.

- Bố cục cần đảm bảo

+ Mở bài: giới thiệu về nhân vật được bàn luận đến.

+ Thân bài: giới thiệu thông tin chung về tác phẩm. Đưa ra lí lẽ về đặc điểm nhân vật và bằng chứng làm sáng tỏ lí lẽ đó, sắp xếp theo trình tự hợp lí.

+ Kết bài: khẳng định ý kiến của người viết và nêu cảm nhận.

2. Soạn bài Ôn tập Bài 3 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Câu 1: Trình bày đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học.

Trả lời:

Đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học:

- Thể hiện rõ ý kiến của người viết về tác phẩm cần bàn luận, có thể là nhân vật, chi tiết, ngôn từ,..

- Trình bày lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe. Các lí lẽ, bằng chứng cần căn cứ vào tác phẩm đang bàn luận. 

- Lí lẽ là những lí giải, phân tích về tác phẩm.

- Bằng chứng là những sự việc, chi tiết, từ ngữ, trích dẫn,..từ tác phẩm để làm sáng tỏ lí lẽ.

- Các lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

Câu 2: Tóm tắt ý kiến, lí lẽ, bằng chứng, mục đích và nội dung chính của các văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học đã học trong bài dựa vào bảng sau (làm vào vở):

Trả lời:

 

Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian

Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”

Sức hấp dẫn của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”

Ý kiến

Trí thông minh của em bé thông qua mỗi lần thử thách:

- Lần thử thách đầu tiên: thử thách tư duy và sử dụng ngôn ngữ.

- Lần thử thách thứ hai và ba: khẳng định sự mẫn tiệp khi trả lời câu đố.

- Lần thử thách thứ tư: nhấn mạnh vị thế trí tuệ dân gian

Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao:

- Vẻ đẹp hoa sen được miêu tả một cách khéo léo, tài tình.

- Qua hình ảnh hoa sen để gửi gắm những triết lí sâu sắc.

Sức hấp dẫn của truyện Chiếc lá cuối cùng:

- Chi tiết chiếc lá cuối cùng.

- Cái kết thúc hết sức bất ngờ.

Lí lẽ và bằng chứng

- Lí lẽ 1: tình huống thử thách tư duy và việc sử dụng ngôn ngữ.

- Bằng chứng 1: Trước câu hỏi khó.... có câu trả lời.

- Lí lẽ 2: “Hai câu hỏi thử thách...giải pháp hợp lí”.

- Bằng chứng 2: “Nhờ nhanh trí...khiến vua bái phục.”

- Lí lẽ 3: “..người kể chuyện đã nâng nhân vật...truyện dân gian”.

- Bằng chứng 3: “để tôn vinh trí tuệ dân gian,...nước láng giềng”; “người kể còn nhấn mạnh thêm tính trầm trọng...thời gian suy nghĩ”.

- Lí lẽ 1: "trong đầm gì đẹp bằng sen"

- Bằng chứng 1: "vì tác giả bài ca dao đã khéo léo trình bàu sự khẳng định....trở thành tương đối và có tính thuyết phục".

- Lí lẽ 2: "lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng"

- Bằng chứng 2: "từ "lá xanh" qua "bông trắng" đến "nhị vàng...bông hoa sen mới nở".

- Lí lẽ 3: ...là câu chuyển (chuyển vần, chuyển nhịp, chuyển ý) để chuẩn bị cho câu kết

- Bằng chứng 3: "Bà ca dao đã có sự chuyển vần và thay đổi trật tự...vẫn chảy thông, chạy mạnh".

- Lí lẽ 4: "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn"

- Bằng chứng 4: "Và thế là "sen" hóa thành người...giữ vững nhân cách thanh cao, trong sạch."

- Lí lẽ 1: “nhà văn ...chiếc lá cuối cùng một sự sống”

- Bằng chứng 1: “Như đầu truyện đã viết....bất tử hóa nó”; “Sự hồi sinh ấy thật kì diệu...vẽ vịnh Na-pô-li”

- Lí lẽ 2: “...Ô-Hen-ri mới để Xu kể...chiếc lá cuối cũng.

- Bằng chứng 2: “Cụ Bơ-mơn đang khỏe mạnh...qua đời”;

Mục đích viết

Bình luận về sự đề cao trí tuệ của nhân dân trong truyện Em bé thông minh.

Bình luận về vẻ đẹp của hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen

Bình luận về sức hấp dẫn của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng.

Nội dung chính

đề cao sự thông minh tài năng của tầng lớp nông dân và ca ngợi, khẳng định tài năng của nhân dân trong những tình huống đặc biệt.

Khẳng định bài ca dao có nghệ thuật tuyệt vời và ý nghĩa triết lí nhân sinh gắn liền với nhau tạo nên giá trị muôn đời.

Khẳng đinh truyện ngắn chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc, câu chuyện nói về tình bạn, tình yêu thương giữa những con người với nhau.

Câu 3: Khi viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học, em cần lưu ý điều gì?

Trả lời:

Khi viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học, cần lưu ý:

- Giới thiệu được nhân vật cần phân tích.

- Trình bày được ý kiến của người viết về các đặc điểm của nhân vật.

- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, thuyết phục làm sáng tỏ ý kiến.

- Đưa ra những bằng chứng là các chi tiết, sự việc, lời nói, trích dẫn từ văn bản để làm sáng tỏ lí lẽ.

- Đảm bảo nội dung bố cục của bài.

Câu 4: Khi thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi, ta cần tiến hành những bước nào? Em cần lưu ý điều gì về thái độ, cách thức trình bày ý kiến khi thảo luận nhóm?

Trả lời:

Khi thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi, ta cần tiến hành những bước sau:

- Bước 1: Chuẩn bị

+ Thành lập nhóm và phân công công việc.

+ Chuẩn bị nội dung buổi thảo luận.

+ Thống nhất mục tiêu và thời gian buổi thảo luận.

- Bước 2: Thảo luận

+ Trình bày ý kiến.

+ Phản hồi các ý kiến.

+ Thống nhất ý kiến.

- Lưu ý về thái độ, cách thức trình bày ý kiến khi thảo luận nhóm: tôn trọng ý kiến của các thành viên khác trong nhóm, không xen ngang lời của người khác, lắng nghe, phản hồi những ý kiến của người nghe với tinh thần cầu thị. Đồng thời, rút kinh nghiệm cho bản thân.

Câu 5: Liệt kê ít nhất 10 từ có các yếu tố Hán Việt đã được học trong bài và giải thích ý nghĩa của chúng.

Trả lời:

- Huynh đệ: anh em

- Tỷ muội: chị em

- Hải cẩu: chó biển

- Thi sĩ: nhà thơ

- Phu thê: vợ chồng

- Phụ nữ: đàn bà

- Nhi đồng: trẻ em

- Băng hà: chết

- Bằng hữu: bạn bè

- Phu nhân: vợ

Câu 6: Em hãy ghi lại ý kiến của bản thân và tìm hiểu những ý kiến khác về một tác phẩm văn học mà em yêu thích dựa vào sơ đồ sau (làm vào vở):

Từ đó, em hãy trả lời câu hỏi: Việc hiểu những góc nhìn khác về tác phẩm văn học có ý nghĩa gì với chúng ta?

Trả lời:

- HS thu thập ý kiến của bạn trong lớp.

- Việc hiểu những góc nhìn khác về tác phẩm văn học có ý nghĩa giúp chúng ta có nhiều điểm nhìn khách quan hơn, mỗi cách tiếp nhn văn bản khác nhau sẽ mang đến một cảm nhận khác nhau.

Ví dụ:

Tác phẩm: Cô bé bán diêm

- Ý kiến của tôi: Câu chuyện tố cáo những kẻ ác độc đã gián tiếp hoặc trực tiếp dẫn đến cái chết đầy bi thương của cô bé bán diêm

- Ý kiến khác (1): Truyện gửi gắm thông điệp: hãy yêu thương và để trẻ thơ được sống hạnh phúc

- Ý kiến khác (2): Kể lại cuộc đời bất hạnh của cô bé bán diêm

- Ý kiến khác (3): Tác phẩm truyền cho ta lòng thương cảm sâu sắc với những kiếp đời đau khổ bất hạnh

=> Việc hiểu những góc nhìn khác về tác phẩm văn học có ý nghĩa giúp chúng ta có nhiều điểm nhìn khách quan hơn, mỗi cách tiếp nhn văn bản khác nhau sẽ mang đến một cảm nhận khác nhau.

Trên đây là những gợi ý trả lời chi tiết và đầy đủ nhất hệ thống câu hỏi thuộc phần hướng tìm hiểu bài học mà các em phải hoàn thành trong quá trình soạn bài Ôn tập Bài 3. Ngoài ra, để củng cố và nâng cao kiến thức bài học được tốt hơn mời các em xem thêm:

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Viết bài văn phân tích nhân vật chú bé thông minh trong truyện Em bé thông minh.

Trả lời:

Mẫu tham khảo 1:

“Em bé thông minh” là một trong những truyện cổ tích nổi tiếng trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Nổi bật trong tác phẩm là nhân vật chính - em bé thông minh.

Câu chuyện được mở đầu với tình huống một ông vua nọ vì muốn tìm người tài giúp nước nên sai một viên quan đi dò la khắp nơi. Viên quan đi đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm nhưng không có ai trả lời được.

Một hôm nọ, viên quan đi qua cánh đồng ở một làng kia, thấy bên vệ đường có hai cha con đang làm ruộng, viên quan liền lại gần và hỏi người cha rằng trâu của ông một ngày cày được bao nhiêu đường. Người cha chưa biết trả lời thế nào thì đứa con đã hỏi lại viên quan rằng ngựa của ông ta một ngày đi được mấy bước. Quan nghe đến đấy thì nghĩ bụng đã tìm ra nhân tài, liền về bẩm báo với nhà vua. Khi đối mặt với một câu hỏi oái oăm của viên quan thì câu trả lời của cậu bé cũng là một câu hỏi cũng oái oăm không kém, đẩy người hỏi vào thế bị động. Sau khi nghe xong, viên quan vui mừng trở về kinh báo tin cho vua biết. Vua nghe chuyện thấy mừng nhưng vẫn muốn thử tài cậu bé một lần nữa. Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực ra lệnh phải nuôi cho ba con trâu đẻ thành chín con, năm sau đem nộp bằng không cả làng phải chịu tội. Cậu bé thấy vậy bảo làng giết thịt trâu và đồ hai thúng gạo nếp ăn còn mình cùng cha lên kinh đô gặp vua. Đến hoàng cung, cậu bé lẻn vào sân rồng khóc lóc um tùm khiến vua phải sai lính điệu vào hỏi cho rõ. Cậu bé kể rõ sự tình: mẹ mất sớm, muốn bố để em bé cho có bạn chơi cùng. Vua bật cười nói với cậu bé: "...muốn có em bé phải bảo cha lấy vợ khác chứ cha là giống đực sao đẻ được". Cậu bé nhân cớ đó hỏi lại vua: "vậy cớ sao vua lại lệnh cho làng con nuôi ba con trâu đực thành chín con để nộp". Điều đó khiến cho nhà vua và triều thần phải bật cười. Nhà vua thừa nhận chỉ muốn thử thách. Khi đối mặt với mệnh lệnh vua ban, cậu bé trong truyện đã không hề sợ hãi, mà vẫn bình tĩnh tìm ra được cách giải quyết khéo léo, hợp lí. Không dừng lại ở đó, nhà vua lại muốn thử thách cậu bé một lần nữa. Khi hai cha con đang ngồi ăn cơm ở quán, vua sai người đem đến một con chim sẻ bắt làm thành ba mâm cỗ. Cậu bé nhờ cha lấy một chiếc kim may rồi đưa cho sứ giả bảo cầm về rèn thành một con dao để xẻ thịt chim. Cách xử lí lần này khiến cho nhà vua và triều thần càng thêm thán phục tài trí của cậu bé.

Lúc bấy giờ, nước láng giềng muốn xâm lược nước ta, để dò xét họ liền sai sứ giả mang một cái vỏ ốc vặn dài hai đầu với lời thách đố xuyên được sợi chỉ qua. Vua sai viên quan đến hỏi cậu bé và câu đố được giải khiến sứ giả nước láng giềng kinh ngạc. Về sau, cậu bé được phong làm trạng nguyên. Có thể thấy rằng thử thách càng khó thì câu trả lời càng thuyết phục, điều đó chứng tỏ trí thông minh hơn người của em bé. Và tuy còn nhỏ tuổi nhưng cậu bé vẫn bình tĩnh, nhanh trí tìm ra cách giải quyết những thử thách mà chưa chắc người lớn nào đã làm được như cậu. Điều đó chứng tỏ cậu không chỉ thông minh mà cũng rất bản lĩnh. Hơn nữa, cách giải quyết của cậu bé đầy thú vị: dùng cách “gậy ông đập lưng ông”, để người đưa ra câu đố tự cảm thấy phi lý. Cách giải quyết thể hiện kinh nghiệm đời sống phong phú. 

Tóm lại, truyện đã đề cao mưu trí tài năng của em bé. Nhờ có sự thông minh của mình mà em bé được ban thưởng, phong làm trạng nguyên và sống ở một dinh thự cạnh hoàng cung để tiện hỏi han

Mẫu tham khảo 2:

“Em bé thông minh” là truyện cổ tích đặc sắc của dân tộc ta. Truyện không lấy những yếu tố tưởng tượng, hư cấu để tạo sức hút mà đưa ra các thử thách để nhân vật vượt qua là nhân tố tạo nên sự hấp dẫn cho câu chuyện. Nhân vật em bé đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc bởi trí thông minh, lanh lợi, nhanh trí, em cũng chính là đại diện cho trí khôn dân gian.

Truyện được bắt đầu bằng tình huống nhà vua muốn tìm người hiền tài trên cả nước về giúp sức cho triều đình, bởi vậy vua sai người đi khắp nơi đưa ra những câu đố oái oăm nhằm thử thách mọi người. Một ngày nọ, viên quan gặp hai cha con em bé thông minh đang cày ruộng trên đồng. Cách vào chuyện vô cùng tự nhiên, hợp lý tạo ấn tượng với người đọc. Cũng từ đây em bé thông minh đã trải qua hàng loạt thử thách để chứng minh trí tuệ, sự thông minh của mình.

Viên quan gặp hai cha con, ông đã đưa ngay câu đố: trâu một ngày cày được mấy đường. Khi người cha vẫn còn đang lúng túng, chưa biết trả lời ra sao thì em bé đã nhanh chóng trả lời bằng cách hỏi ngược lại viên quan: “ngựa của ông đi một ngày được mấy bước”. Cậu bé không trả lời trực tiếp nhưng chỉ cần thông qua câu hỏi vặn lại của em ta đã có thể thấy em là một cậu bé thông minh, nhanh nhạy.

Lần thứ hai, người trực tiếp đưa ra thử thách là vua. Ngài đưa cho em bé thông minh ba thúng gạo nếp, ba con trâu đực và lệnh phải nuôi ba con trâu ấy thành chín con. Liệu thử thách này em bé thông minh có thể vượt qua được hay không? Trong khi cả làng ai nấy đều lo lắng, sợ hãi thì em bé thông minh vẫn vui vẻ, thản nhiên bảo mọi người mổ trâu ra khao cả làng. Cả làng sợ lắm, bắt hai cha con làm giấy cam đoan mới dám ngả trâu ra mổ. Ngay khi nhận được phần thưởng, em bé đã hiểu rằng đây là thử thách tiếp theo mà mình vượt qua, trái với tâm lí hoang mang, sợ sệt của mọi người em lại rất bình tĩnh, thoải mái, tìm ra cách giải quyết. Khi đến gặp nhà vua em bé lại đặt cho nhà vua một tình thế ngược lại, mong cha sinh cho mình em bé. Nhà vua bật cười và thừa nhận sự thông minh của em. Em đã chỉ ra cho nhà vua thấy những điểm bất hợp lý giữa hai sự việc có nét tương đồng, câu trả lời của em cũng thật khéo léo, chỉ bằng việc đặt tình huống ngược lại đã khiến nhà vua phải công nhận tài năng của bản thân.

Để chắc chắn rằng em bé là một người thông minh, nhà vua còn tiếp tục đưa ra thử thách cuối cùng. Thử thách ngày một tăng dần về mức độ, liệu lần này em bé thông minh có thể vượt qua? Nhà vua ban cho em chim sẻ và yêu cầu em làm thành ba mâm cỗ. Cũng như những lần trước, em đặt yêu cầu ngược lại cho nhà vua, xin vua rèn cho ba con dao để làm thịt chim. Quả là tài trí, hiếm ai có sự phản ứng nhạy bén như em. Và qua lần thử thách này nhà vua đã phải tâm phục, khẩu phục tài năng của em bé thông minh. Nhưng thử thách lớn nhất với em chính là câu đố của sứ thần nước bên. Khi tất cả mọi người không thể nghĩ ra cách giải câu đố, nhà vua nhờ đến sự giúp đỡ của em. Em bé nghe xong liền đáp bằng một câu hát:

“Tang tình tang! Tang tình tang!

Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng,

Bên thời lấy giấy mà bưng,

Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang

Tang tình tang…”

Chỉ bằng câu hát hết sức ngắn gọn em bé đã giải quyết được câu đố mà tất cả quần thần trong triều đều đau đầu không giải được. Em bé đã giải đố bằng kinh nghiệm thực tiễn, trí khôn dân gian.

Em bé thông minh là đại diện cho trí khôn dân gian. Một em bé nông thôn nhưng lại được nhà vua trọng dụng, phong làm trạng nguyên, xây nơi ở cạnh hoàng cung để tiện bề hỏi chuyện. Điều đó cho thấy ở đây không có sự phân biệt cao sang, thấp hèn mà chỉ có thước đo duy nhất là sự thông minh, tài trí. Em bé giải đố không phải vận dụng từ sách vở mà bằng chính kinh nghiệm thực tiễn của bản thân và kinh nghiệm của ông cha ta truyền lại. Qua đó càng đề cao hơn nữa trí khôn dân gian

Tác phẩm tạo được tình huống truyện độc đáo, sắp xếp trình tự các thử thách hợp lý (từ đơn giản đến phức tạp) và cách em vượt qua thử thách cũng ngày càng hấp dẫn, thú vị hơn lần trước. Nghệ thuật so sánh (lần đầu so sánh em với bố, lần hai với dân làng, lần ba với vua, lần cuối với sứ thần nước láng giềng) càng làm nổi bật hơn trí khôn hơn người của em bé thông minh.

Với những nét nghệ thuật đặc sắc, hấp dẫn truyện đã đề cao trí thông minh của dân gian qua hình thức giải những câu đố oái oăm, hóc búa, từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hàng ngày.

4. Hỏi đáp về bài Ôn tập Bài 3 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Khi gặp bất cứ khó khăn gì trong việc tìm hiểu bài soạn này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF