Câu chuyện cổ tích Em bé thông minh ca ngợi sự thông minh, sáng tạo của những người lao động nghèo. Họ đúc kết kinh nghiệm từ hiện thực cuộc sống và thông qua quá trình lao động của mình. Bài soạn Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian - Trần Thị An thuộc sách Chân Trời Sáng Tạo dưới đây sẽ giúp các em phân tích những nội dung chính của câu chuyện, qua đó rút ra những kinh nghiệm trong quá trình viết văn nghị luận của mình. Chúc các em học tập vui vẻ!
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Nội dung
- Tác phẩm phân tích câu chuyện kể về một cậu bé sử dụng trí thông minh của mình để chinh phục nhà vua và sứ giả nước láng giềng.
1.2. Nghệ thuật
- Lý lẽ lý giải sắc bén
- Bằng chứng đưa ra có tính thuyết phục
- Các ý kiến và lý sắp xếp phù hợp
2. Soạn bài Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian - Trần Thị An Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo
2.1. Chuẩn bị đọc
Câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về các thử thách với nhân vật em bé trong truyện Em bé thông minh?
Trả lời:
Các thử thách với nhân vật em bé trong truyện Em bé thông minh là những thử thách khó nhằm thử thách trí tuệ của nhân vật em bé.
2.2. Trải nghiệm cùng văn bản
Câu 1: Câu văn nào thể hiện ý kiến của tác giả về truyện Em bé thông minh?
Trả lời:
Câu văn thể hiện ý kiến của tác giả về truyện Em bé thông minh là: “Trong truyện Em bé thông minh, thông qua bốn lần thử thách, nhân vật em bé đã đề cao trí tuệ của nhân dân”.
Câu 2: Theo tác giả, tại sao thử thách thứ tư là quan trọng nhất?
Trả lời:
Theo tác giả, thử thách thứ tư là quan trọng nhất vì đây là thử thách mang ý nghĩa trọng đại, ảnh hưởng đến vận mệnh quốc gia.
2.3. Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1: Em hãy xác định ý kiến lớn, ý kiến nhỏ dựa theo sơ đồ sau:
Trả lời:
Câu 2: Văn bản được viết ra nhằm mục đích gì? Xác định nội dung chính của văn bản.
Trả lời:
- Văn bản được viết ra nhằm mục đích đề cao trí tuệ của nhân dân.
- Nội dung chính: ngợi ca sự thông minh của nhân vật em bé qua 4 thử thách.
Câu 3: Chỉ ra các câu văn thể hiện ý kiến nhỏ, lí lẽ, bằng chứng trong đoạn văn sau:
Thông qua thử thách đầu tiên (gắn với câu hỏi thứ nhất) , tác giả dân gian đề cao sự thông minh trong ứng xử, mà chủ yếu là một phản xạ ngôn ngữ lanh lẹ và sắc sảo. Thử thách đầu tiên là một tình huống thử thách tư duy và việc sử dụng ngôn ngữ. Trước câu hỏi khó, em bé đã đáp trả lại bằng việc ra lại câu hỏi cho người đố, để chỉ ra rằng, đây là một câu hỏi không thể có câu trả lời.
Trả lời:
- Ý kiến nhỏ: tác giả dân gian đề cao sự thông minh trong ứng xử, mà chủ yếu là một phản xạ ngôn ngữ lanh lẹ và sắc sảo.
- Lí lẽ: Thử thách đầu tiên là một tình huống thử thách tư duy và việc sử dụng ngôn ngữ.
- Bằng chứng: Trước câu hỏi khó, em bé đã đáp trả lại bằng việc ra lại câu hỏi cho người đố, để chỉ ra rằng, đây là một câu hỏi không thể có câu trả lời.
Câu 4: Nhận xét về cách triển khai lí lẽ, bằng chứng trong đoạn ba. Cách triển khai lí lẽ và bằng chứng ấy có tác dụng gì trong việc thực hiện mục đích của văn bản?
Trả lời:
- Cách triển khai lí lẽ, bằng chứng trong đoạn ba rất rõ ràng và chặt chẽ.
- Cách triển khai này thể hiện mong muốn thoát khỏi sự hà khắc trong các chính sách của xã hội phong kiến.
Câu 5: Em hãy chỉ ra các đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học trong văn bản Em bé thông minh – Nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian dựa vào bảng sau (làm vào vở):
Đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học |
Biểu hiện trong văn bản Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian |
Thể hiện rõ ý kiến của người viết về tác phẩm cần bàn luận. |
|
Đưa ra lí lẽ là những lí giải, phân tích tác phẩm. |
|
Bằng chứng được dẫn ra từ tác phẩm để làm rõ cho lí lẽ. |
|
Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí. |
|
Trả lời:
Đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học |
Biểu hiện trong văn bản Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian |
Thể hiện rõ ý kiến của người viết về tác phẩm cần bàn luận. |
“Trong truyện Em bé thông minh, thông qua bốn lần thử thách, tác giả dân gian đã đề cao trí tuệ của nhân dân”. |
Đưa ra lí lẽ là những lí giải, phân tích tác phẩm. |
Đề cao trí tuệ của nhân dân |
Bằng chứng được dẫn ra từ tác phẩm để làm rõ cho lí lẽ. |
- Thử thách đầu tiên - Thử thách thứ hai và thứ ba - Thử thách thứ tư |
Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí. |
- Ý kiến 1: Thử thách đầu tiên, tác giả dân gian đề cao sự thông minh trong ứng xử. - Ý kiến 2: Thử thách thứ hai và thứ ba, tác giả dân gian muốn khẳng định sự mẫn tiệp của trí tuệ dân gian, qua đó bày tỏ mong ước thoát khỏi ràng buộc chặt chẽ của quan niệm phong kiến. - Ý kiến 3: Thử thách thứ tư, người kể chuyện nhấn mạnh vị thế áp đảo của trí tuệ dân gian. |
Câu 6: Văn bản trên giúp em biết thêm điều gì về truyện cổ tích Em bé thông minh?
Trả lời:
Văn bản trên ca ngợi trí tuệ của nhân dân được thể hiện thông qua cách ứng xử của nhân vật em bé. Qua đó, thể hiện mong muốn được tôn trọng, được hưởng đãi ngộ đúng với trí tuệ mà mình có của nhân dân.
Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm:
3. Hướng dẫn luyện tập
Câu hỏi: Tìm đọc và phân tích sự mưu trí thông minh của em bé trong truyện Em bé thông minh.
Trả lời:
Sự mưu trí của em bé được thể hiện qua 4 lần:
- Lần 1: Một viên quan được vua sai đi dò la tìm người tài giỏi, khi đi qua cánh đồng hai cha con cậu bé đang cày liền hỏi câu hỏi oái oăm, nghe câu hỏi cậu bé hỏi lại viên quan khiến viên quan sửng sốt, không biết đáp lại. Đây chỉ là hình thức đối đáp một cách thông minh, nhạy bén, không có ý thách đố.
- Lần 2: Nghe được câu chuyện về cậu bé đã đối đáp tài tình với viên quan, ông vua bèn nảy ra ý thử thách sự thông minh của cậu bé. Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, và yêu cầu phải nuôi ba con trâu ấy đẻ thành chín con, nếu không cả làng phải chịu tội. Cậu bé nhanh trí, cùng cha lên kinh thành kêu khóc, than với nhà vua cha không đẻ em bé cho chơi, khiến vua và quần thần bật cười. Lần này, thử thách đã khó hơn, nguy hiểm hơn nhưng cũng không làm cậu bé lo sợ mà đã dùng chính lý lẽ của nhà vua để vua thừa nhận sự phi lý của mình.
- Lần 3: Nếu lần đầu tiên, cậu bé thách đố viên quan, thì lần thứ ba cậu mạnh mẽ đố lại nhà vua. Khi vua sai người mang con chim se đến bảo cậu bé làm thịt chim dọn thành ba mâm cỗ. Thử thách lần này đã khó hơn bộ phần vậy mà cậu bé vẫn giải quyết một cách thông minh khiến mọi người trầm trồ thán phục. Bởi vì cậu đã đưa lại cho sứ giả cây kim khâu và bảo đưa cho nhà vua cho người rèn thành con dao làm thịt chim.
- Lần 4: Dùng kinh nghiệm dân gian để giải câu đố của sứ thần nước láng giềng để chứng minh cho nước bạn thấy, nước mình cũng nhiều người tài giỏi, không làm mất mặt vua và quần thần. Đây chính là cách vận dụng sự thông minh cùng với tài văn chương của cậu bé với câu chúng “ Tang tình tang! Tính tình tang…”
⇒ Những cách lý giải của em bé thông minh rất hóm hỉnh, lý thú khi:
+ Làm cho người ra câu đố tự nhìn thấy sự phi lý của câu đố
+ Khéo léo chuyển thế bí sang cho người đố
+ Sử dụng kiến thức thực tế để giải đố, khiến người chứng kiến và người nghe thán phục trí tuệ hơn người của em.
Và thử thách càng khó, càng thấy sự khôn ngoan, lanh lợi của cậu bé. Cậu xứng đáng với danh hiệu trạng nguyên nước ta.
4. Hỏi đáp về bài Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian - Trần Thị An Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
5. Một số văn mẫu bài Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian - Trần Thị An Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo
Qua văn bản Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian - Trần Thị An gửi đến người đọc những thông điệp về sự thông minh của con người thông qua những lần thách đố. Để cảm nhận được một cách sâu sắc về văn bản này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:
---------------------------(Đang cập nhật)-------------------------