YOMEDIA
NONE

Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian - Trần Thị An - Ngữ văn 7 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo


Em bé thông minh là câu chuyện dân gian đề cao trí thông minh của con người thông qua những câu đố hóc búa. Để hiểu hơn về văn bản, HOC247 mời các em cùng tham khảo bài học Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian - Trần Thị An thuộc sách Chân Trời Sáng Tạo dưới đây, đồng thời có thêm kiến thức về cách viết một bài văn nghị luận. Chúc các em có nhiều kiến thức thật bổ ích!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

- Tác phẩm trích từ giảng văn văn học Việt Nam trung học cơ sở, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2014.

b. Thể loại: nghị luận văn học.

c. Bố cục 

- Phần 1: Từ đầu….nâng cao trí tuệ của nhân dân: giới thiệu em bé thông minh

- Phần 2: Tiếp theo….trước con mắt thán phục của sứ giả láng giềng: 4 lần thử thách

- Phần 3: Còn lại: tổng kết và đưa ra nhận xét truyện

d. Tóm tắt tác phẩm

- Tác phẩm phân tích truyện Em bé thông minh em bé đã vượt qua 4 thử thách. Trong đó, thử thách bốn là quan trọng nhất. Từ đó cho thấy, truyện ca ngợi trí tuệ của nhân loại.

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Chi tiết Em bé thông minh

- Mở bài tác giả dùng cách giới thiệu gián tiếp các nhân vật thông minh trên thế giới

- Tiếp đến giới thiệu em bé thông minh trong truyện

- Vượt qua 4 lần thử thách

-  Đề cao trí tuệ thông minh của nhân dân

- Lần thứ nhất đề cao sự thông minh, ứng xử:

+ Ngôn ngữ phản xạ lanh lẹ và sắc sảo

+ Thử thách này là thử thách về tư duy, ngôn ngữ

Em bé thông minh đố lại viên quan trong lần thử thánh thứ nhất

- Ở thử thách thử thách thứ 2, 3 tác giả khẳng định sự mẫn tiệp của tác giả dân gian:

+ Là những câu hỏi tình huống mà ở đó người trả lời phải đưa ra giải pháp hợp lý

+ Bằng chứng em bé đã đọc câu hỏi và nhận ra câu hỏi ngay

- Ở thử thách thứ tư nâng em bé lên một tầm cao mới

+ Nhấn mạnh sự áp đảo của trí tuệ dân gian, so với trí tuệ cung đình

+ Đây là thử thách quan trọng vì gắn liền vận mệnh, danh dự của một quốc gia

+ Em bé đã gỡ bí cho cả triều đình

→ Để phân tích được Em bé thông minh tác giả đã đưa ra những ý kiến, lý lẽ, bằng chứng của 4 lần em bé vượt qua thử thách.

1.2.2. Tóm lại vấn đề

- Tác giả đã đưa ra khái quát về văn bản nghị luận:

+ Truyện em bé thông minh đã tập trung ca ngợi trí thông minh của nhân dân

+ Người trả lời cần có sự nhanh trí, khả năng quan sát tinh tường, khả năng ứng phó nhanh nhạy

+ Sự bình tĩnh,bản lĩnh trong ứng xử

 - Ca ngợi trí thông minh của người bình dân:

+ Tác giả dân đề cao tầng lớp lao động

+ Thể hiện sự tự hào về trí tuệ bình dân

- Ca ngợi trí tuệ bình dân: Thể hiện ước về cuộc sống xứng đang với trí tuệ mà họ có

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

- Tác phẩm phân tích câu chuyện kể về một cậu bé sử dụng trí thông minh của mình để chinh phục nhà vua và sứ giả nước láng giềng.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Lý lẽ lý giải sắc bén

- Bằng chứng đưa ra có tính thuyết phục

- Các ý kiến và lý sắp xếp phù hợp

Bài tập minh họa

Bài tập: Dựa vào văn bản Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian - Trần Thị An, SGK Ngữ văn 7 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo. Em hãy kể một câu chuyện với nội dung trí thông minh tương tự.

Hướng dẫn giải:

- Tìm hiểu một số truyện với nội dung trí thông minh tương tự văn bản

- Kết hợp trải nghiệm, hiểu biết của bản thân để kể lại

Lời giải chi tiết:

Truyện trạng Quỳnh

Lúc Quỳnh còn là học trò nhà nghèo, phải ra đền Sòng xin cấy rẽ. Đền Sòng quê ông là nơi thờ Bà Chúa Liễu nổi tiếng rất linh thiên, không ai là không kinh sợ. Chúa Liễu có nhiều ruộng và bà cũng cho cấy rẽ để lấy lợi. Lần ấy, Quỳnh vào đền khấn mượn đất xong thì khấn quẻ âm dương hỏi Chúa là bà lấy gốc hay lấy ngọn trong vụ thu hoạch tới. Lần đầu Chúa bảo lấy ngọn, thế là vụ ấy Quỳnh trồng khoai lang. Đến khi khoai đã có củ, đào khoai xong, Quỳnh đem hết củ về nhà còn bao nhiêu dây khoai Quỳnh đem để đền bà chúa.

Lần thứ hai, xin âm dương, Chúa đòi lấy gốc để ngọn cho Quỳnh. Mùa ấy Quỳnh liền trồng lúa. Đến mùa gặt, Quỳnh cắt hết bông và đem gốc rạ trả cho Bà Chúa!

Chúa Liễu hai lần bị Quỳnh lừa, tức giận lắm xong đã trót hứa rồi, không biết làm thế nào được. Lần thứ ba, Quỳnh đến xin thì Chúa bảo lấy cả gốc lẫn ngọn, còn khúc giữa cho Quỳnh, Quỳnh giả vờ kêu ca:

– Chị lấy thế em còn gì được nữa !

Khấn đi khấn lại mãi, Chúa nhất định không nghe, Quỳnh về trồng ngô, đến kỳ bẻ ngô bao nhiêu bắp Quỳnh giữ lại, còn ngọn với gốc Quỳnh đem nộp cho Chúa.

Chúa mắc mưu Quỳnh ba lần, đòi lại ruộng, song trong ba vụ ấy, Quỳnh đã kiếm cũng được cái vốn kha khá rồi.

Lời kết

- Học xong bài Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian - Trần Thị An, các em cần:

+ Phân tích được chi tiết Em bé thông minh trong truyện

+ Tóm lại vấn đề của văn bản nghị luận

Soạn bài Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian - Trần Thị An Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Qua bài Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian - Trần Thị An đã mang đến cho người đọc những trải nghiệm mới lạ về sự thông minh của con người thông qua truyện Em bé thông minh. Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian - Trần Thị An Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian - Trần Thị An Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Văn bản Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian - Trần Thị An đã cho người đọc hiểu hơn về nội dung và ý nghĩa của câu chuyện Em bé thông minh, đồng thời hiểu hơn vè cách viết văn bản nghị luận. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

--------------------(Đang cập nhật)----------------------

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON