YOMEDIA
NONE

Kéo co - Trần Thị Ly - Ngữ văn 7 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo


Sau đây mời các em học sinh lớp 7 cùng tham khảo Kéo co - Trần Thị Ly được HOC247 biên soạn dưới đây. Bài giảng với nội dung khái quát lý thuyết cần nhớ, đồng thời hướng dẫn giải chi tiết bài tập minh họa giúp các em nắm những nội dung cơ bản về các bước chuẩn bị, cách chơi và quy định của trò kéo co. Chúc các em học tập vui vẻ!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

- Văn bản Kéo co thuộc thể loại văn bản thông tin.

b. Thể loại: 

- Văn bản Kéo co được in trong Trò chơi Dân gian Nam Bộ, NXB Hội Nhà Văn, 2017.

c. Bố cục 

Kéo co có bố cục gồm 3 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “thêm người chơi”: Quy định về người chơi

- Phần 2: Tiếp đến “giữa hai mức”: Chuẩn bị trò chơi

- Phần 3: Còn lại: Cách chơi và quy định của trò chơi kéo co

d. Tóm tắt tác phẩm

Ở trò chơi Kéo co, mỗi đội sẽ có 5 – 10 người trở lên. Khi chơi, các đội thường chọn người cao, to, khỏe, dẻo dai, .. Khi trò chơi này mang tính thi đấu thì sẽ có ban tổ chức: có chơi cân sức và không cân sức. Trước khi chơi, cần chuẩn bị một sợi dây dài, to; giữa hai đội vẽ hai đường mức dài cách nhau 1 m rồi đặt sợi dây nằm trên hai mức, cắt hai đường mức theo dạng dấu cộng và cho tâm điểm nằm giữa hai mức. Cách chơi: Mỗi đội tự đặt tên và cử người lên bốc thăm thi đấu. Khi các đội bước vào vị trí kéo, người đứng sau sẽ móc chân mình vào chân người đứng trước, hai chân dang rộng để giữ thăng bằng và làm trụ cho vững chắc; mỗi người trong đội đứng so le, chia đều người đứng đối diện để kéo. Khi trọng tài hô “bắt đầu” thì hai đội ra sức kéo…

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Quy định về người chơi kéo co

- Mỗi đợt có hai đội thi, mỗi đội sẽ có 5 – 10 người trở lên. 

- Tiêu chí chọn người chơi: thường chọn người cao, to, khỏe, dẻo dai, .. 

- Khi trò chơi này mang tính thi đấu thì sẽ có ban tổ chức, cổ động viên

-  Có hai loại:

+ Chơi cân sức: hai đội có số người bằng nhau hoặc toàn nam; hoặc toàn nữ; có khi xen kẽ; nhưng con nít chơi với con nít, người lớn với người lớn

+ Không cân sức: hai đội có số lượng người không cân bằng (chơi chấp)

1.2.2. Chuẩn bị trò chơi kéo co

- Chuẩn bị dụng cụ: Một sợi dây dài, to, dẻo

- Giữa hai đội vẽ hai đường mức dài cách nhau 1 m, rồi đặt sợi dây nằm trên hai mức, cắt hai đường mức theo dạng dấu cộng và cho tâm điểm nằm giữa hai mức. 

Các bước chuẩn bị cho trò chơi kéo co

1.2.3. Cách chơi và quy định của trò chơi kéo co

a. Cách chơi: 

- Mỗi đội tự đặt tên và cử người lên bốc thăm thi đấu. 

- Khi các đội bước vào vị trí kéo, người đứng sau sẽ móc chân mình vào chân người đứng trước, hai chân dang rộng để giữ thăng bằng và làm trụ cho vững chắc; mỗi người trong đội đứng so le, chia đều người đứng đối diện để kéo. 

- Khi trọng tài hô “bắt đầu” thì hai đội ra sức kéo

b. Quy định trò chơi:

- Với hai đội:

+ Tâm điểm về đội nào, đội đó thắng

- Với nhiều đội:

+ Các đội còn lại sẽ tiếp tục thi với nhau để chọn ra giải nhất, nhì, ba

- Ngày nay, khi hai đội đang thi đấu, còn có thêm “tiếng còi báo hiệu”; “tiếng trống” làm không khí sôi động

- Còn có dạng kéo co “bằng tàu dừa” hay “cái cây dài”; kéo co dưới nước, …

→ Văn bản đã giới thiệu về quy tắc chơi trò chơi kéo co bằng hệ thống các ý rõ ràng, sắp xếp khoa học, dễ đọc, dễ hiểu

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

- Văn bản Kéo co đã cung cấp cho người đọc thông tin về sự chuẩn bị, cách chơi, quy định về trò chơi: Kéo co.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Văn bản thông tin giới thiệu quy tắc của một trò chơi với cấu trúc 4 phần rõ ràng

- Sử dụng thuật ngữ, con số, từ ngữ chỉ thời gian, số từ chỉ số lượng chính xác

- Có hình ảnh minh họa rõ ràng cho văn bản

Bài tập minh họa

Bài tập: Từ văn bản Kéo co - Trần Thị Ly, SGK Ngữ văn 7 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo, hãy viết bài văn giới thiệu trò chơi kéo co.

Hướng dẫn giải:

- Dựa vào nội dung văn bản trên và hiểu biết của cá nhân về trò chơi kéo co để viết bài

- Có thể tham khảo những nội dung chính sau:

Dụng cụ kéo co thường là dây thừng, sợi dây dài ở giữa buộc một khăn màu, vị trí khăn nằm ngay vạch kẻ

Sau khi nhận được còi báo hiệu từ trọng tài, hai đội ra sức níu dây thừng và kéo, nếu khăn màu lệch về hướng nào thì đội bên đó thắng

Khi vào thế sẵn sàng, đội bên nào bị đứt đoạn là bên đó thua

Lời giải chi tiết:

Việt Nam ta từ lâu được biết đến là quốc gia có nhiều trò chơi dân gian đặc sắc mang đậm bản chất văn hóa dân tộc. Một trong số đó chúng ta không thể không nhắc đến chính là trò chơi dân gian kéo co.

Không ai biết chính xác thời gian trò chơi này được hình thành từ bao giờ chỉ biết rằng trò chơi này được tìm thấy từ những vết tích cổ đại chạm trỗ trên các ngôi mộ ở Ai Cập. Điều đó chứng tỏ con người đã nghĩ ra trò chơi này từ rất sớm, khoảng 2500 TCN. Quốc gia phong kiến cổ đại Trung Hoa cũng ưa chuộng trò chơi này đặc biệt ở thời nhà Đường và thời Tống. Quốc gia nổi tiếng thế vận hội - Hi Lạp cũng chọn môn kéo co là môn thi đấu từ 500 TCN. Kéo co bằng da cừu, da dê là hình thức mà các thuyền trưởng người Tây Âu nghỉ đến để rèn luyện sức khỏe và giải trí cho các thủy thủ của mình từ 1000 năm sau Công nguyên. Và chính trò chơi kéo co từ lâu cũng đã phổ biến trong văn hóa của người Việt Nam ta.

Kéo co có hai đội cân xứng. Dụng cụ kéo co thường là dây thừng, sợi dây dài ở giữa buộc một khăn màu, vị trí khăn nằm ngay vạch kẻ. Sau khi nhận được còi báo hiệu từ trọng tài, hai đội ra sức níu dây thừng và kéo, nếu khăn màu lệch về hướng nào thì đội bên đó thắng. Có một số nơi thay thế khăn đỏ bằng một cột tre cắm giữa sân. Nếu không có dây thừng, người chơi có thể kéo trực tiếp bằng tay. Hai người đứng trước nhất chéo tay vào nhau chắc chắn, những người sau ôm bụng người trước cứ thế đến người cuối cùng. Khi vào thế sẵn sàng, đội bên nào bị đứt đoạn là bên đó thua. Để phân thắng bại, trò chơi thường phải đấu 3 vòng, thời gian mỗi vòng tùy thuộc vào sức kéo của hai đội.

Trò chơi dân gian kéo co được ưa chuộng trên cả nước, nó được tổ chức thường xuyên ở mức độ nhỏ như trường, lớp, địa phương đến các cuộc thi kéo co hàng năm. Kéo co từng là một môn thể thao trong thế vận hội thế giới. Hiện nay trò chơi này còn nằm trong hiệp hội kéo co quốc tế ở các nước châu Âu như Hà Lan, Anh, Thụy Điển. Đây là trò chơi và cũng là là môn thể thao rèn luyện sức khỏe, sức bền và tinh thần đoàn kết của người chơi. Bên cạnh đó, môn thể thao này còn vui nhộn bởi tinh thần cổ vũ cho hai đội và những pha té ngã hài hước.

Sinh hoạt văn hóa đã, đang và sẽ ảnh hưởng rất lớn cũng như mang lại niềm vui, giá trị tinh thần cho con người Việt Nam ta. Chúng ta hãy giữ gìn và phát huy nét đẹp của trò chơi kéo co nói riêng và các trò chơi dân gian khác nói chung để đất nước Việt Nam không chỉ phát triển hội nhập mà vẫn đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

Lời kết

- Học xong bài Kéo co - Trần Thị Ly, các em cần:

+ Phân tích các bước chuẩn bị, các chơi trò kéo co

+ Vận dụng viết bài văn thuyết minh về quy tắc của một trò chơi dân gian

Soạn bài Kéo co - Trần Thị Ly Ngữ văn 7 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Tác phẩm Kéo co - Trần Thị Ly là văn bản thông tin giúp người đọc hiểu hơn về quy tắc của trò chơi dân gian - kéo co. Để giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Kéo co - Trần Thị Ly Ngữ văn 7 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về Kéo co - Trần Thị Ly Ngữ văn 7 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Văn bản Kéo co - Trần Thị Ly đã giúp người đọc có những kiến thức bổ ích về sự chuẩn bị, cách chơi và quy tắc của kéo co. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

---------------------(Đang cập nhật)---------------------

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON