Phần hướng dẫn soạn lý thuyết, tóm tắt nội dung bài Cách gọt củ hoa thủy tiên - Giang Nam thuộc bộ sách Chân Trời Sáng Tạo được HOC247 tổng hợp nhằm giúp các em nắm được những kiến thức cơ bản về các bước chi tiết để chăm sóc và tạo ra chậu thủy tiên đẹp. Đồng thời, bài tập minh họa ở cuối bài giảng với lời giải chi tiết sẽ giúp các em ôn tập hiệu quả hơn. Chúc các em học tập vui vẻ!
Tóm tắt bài
1.1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ
- Văn bản Cách gọt củ hoa thủy tiên được trích ở trang: http://nhandan.vn/dong-chay/mua-hoa-thuy-tien-633639, ngày 31/01/2021.
b. Thể loại:
- Văn bản Cách gọt củ hoa thủy tiên thuộc thể loại văn bản thông tin.
c. Bố cục
Cách gọt củ hoa thủy tiên có bố cục gồm 2 phần
- Phần 1: Giới thiệu cách chăm sóc để có một chậu hoa thủy tiên đẹp
- Phần 2: Các bước chăm sóc chi tiết để có một chậu hoa thủy tiên đẹp
d. Tóm tắt tác phẩm
Việc chăm hoa thủy tiên làm sao để có một chậu hoa đẹp vào dịp Tết là điều mà nhiều người Hà Nội rất quan tâm. Chúng ta cần tuân thủ các khâu sau đây để có một chậu hoa thủy tiên đẹp. Đầu tiên là khâu chuẩn bị: Ta cần chuẩn bị dụng cụ cắt, gọt và chọn củ thủy tiên tròn, cân đối. Tiếp theo là khâu ngâm nước, gọt tỉa. Ta cần ngâm nước đúng kĩ thuật và gọt tỉa khéo léo. Thủy dưỡng là công đoạn quan trọng cuối cùng. Ở khâu này, ta cần chú ý kĩ thuật ngâm, dưỡng, thúc, hãm, chỉnh lá, chỉnh hoa để có một bát thủy tiên đẹp
1.2. Đọc hiểu văn bản
1.2.1. Giới thiệu cách chăm sóc để có một chậu hoa thủy tiên đẹp
- Đặt vấn đề: Người Hà Nội thường cầu kì trong cách chơi hoa ngày Tết, đặc biệt là cách chơi “hoa thủy tiên”
- Việc chăm hoa thủy tiên “rất mực tỉ mỉ, công phu”
- Thú chơi hoa ấy đã biến mất “mấy mươi năm”
- Và một số nghệ nhân đã “tìm kiếm và phục hồi” lại những tuyệt kĩ gọt, tỉa xưa và lan tỏa đến ngày nay
- Thời gian bắt đầu “mùa gọt thủy tiên”: sang tháng Chạp
- Yêu cầu: Để có một “chậu thủy tiên đẹp”, người chơi hoa cần vận dụng “kinh nghiệm, sự bài bản lẫn sự khéo léo, tinh xảo” qua nhiều khâu
→ Vấn đề được tác giả dẫn dắt, trình bày một cách hợp lí, rõ ràng
1.2.2. Các bước chăm sóc chi tiết để có một chậu hoa thủy tiên đẹp
a. Bước 1: Chuẩn bị:
- Ta cần chuẩn bị: dụng cụ và chọn củ thủy tiên
- Cụ thể:
+ Chọn dung cụ cắt tỉa gọt: “chọn một đầu vát” dùng để gọt tỉa củ; “một đầu lòng máng” để chỉnh, xén lá, cạo cuống hoa
+ Chọn củ thủy tiên: chọn “củ tròn, cân đối, vỏ ngoài màu nâu bóng, cầm thấy chắc tay”
b. Bước 2: Ngâm nước và gọt tỉa
- Ngâm và thay nước đúng kĩ thuật:
+ Đầu tiên, “ngâm củ thủy tiên” vào nước vài ngày
+ Thay nước liên tục cho lớp áo ngoài cùng “bợt đi”
+ Vài ngày ngâm rửa như thế để “nhựa trong củ phai bớt”, sau này cho màu “trắng ngọc ngà”
→ Bước bắt đầu quy trình gọt thủy tiên
- Gọt tỉa củ thủy tiên khéo léo:
(Cách gọt của nghệ nhân Nguyễn Phú Cường)
+ Mài sắc con dao rồi mới bắt đầu “bóc vỏ củ” và “bao mầm”
+ Dùng dao tách nhẹ “từng lớp vỏ củ”:
+ Sau khi tách vỏ củ thì: Một màu xanh non mờ mờ hiện ra. Đây chính là mầm lá, mầm hoa
+ Tiếp tục gọt những “bẹ củ” để “mầm lộ hẳn ra”
+ Cắt bỏ những mầm nhỏ “mọc xiên xẹo”
+ Giữ lại những mầm chính mọc thẳng hàng
Củ thủy tiên sau khi gọt tỉa
* Lưu ý khi gọt tỉa:
- Nhát dao phải “đi một đường thật ngọt, khéo léo” để xén lá
- Yêu cầu về kết quả:
+ Lá phải xoăn, thấp mới đúng “chuẩn vị thủy tiên xưa”
+ Tầm dáng hoa cao hay thấp nhưng phải tạo nên bố cục tổng thể hài hòa
+ Bông hoa không được ngửa lên
→ Các bước gọt, tỉa hoa phải thật cầu kì, tỉ mẩn, khéo léo
c. Thủy dưỡng:
- Ngâm dưỡng thủy tiên:
+ Phải rửa hàng ngày bằng nước sạch vì sau khi gọt xong, củ “thủy tiên bị tổn thương”
+ Trước khi dưỡng, nên đặt úp củ hoa xuống, ngâm trong nước và “nhớ thay nước khoảng 4 – 6 tiếng một lần”, dùng chổi lông nhỏ để làm sạch nhựa ở các vết cắt rồi xả, ngâm lại nước
+ Sau hai ngày, đặt củ ngửa lên, đưa vào dụng cụ dưỡng như bình thủy tinh, …
* Lưu ý:
+ Nước dưỡng hoa phải là nước sạch nếu không củ sẽ thối
+ Nước trong dụng cụ dưỡng phải ngập trên vết cắt của củ hoa nhưng không được ngập nụ hoa
+ Nên dùng nước mưa: củ sẽ sạch, màu sáng
- Thúc, hãm thủy tiên: Phụ thuộc vào thời tiết
+ Trời nồm: hoa “nở sớm”
+ Gió mạnh: mãi không thấy hoa lên
+ Muốn củ ra sớm: dùng nước ẩm thủy dưỡng, ban ngày phơi nắng, ban đêm đưa vào nhà dùng điện chiếu sáng
+ Muốn củ ra muộn: dùng nước lạnh, để chỗ râm mát, ban đêm cho ra ngoài trời
- Chỉnh lá, chỉnh hoa:
+ Phải chọn thời điểm “dễ nắn” nhất là khoảng 7 – 8 ngày sau khi gọt để chỉnh lá
+ Ta dùng tay uốn thử thấy “mềm mại” là có thể uốn lượn theo ý thích
+ Bộ rễ hoa phải “trắng ngần” , phô ra vẻ đẹp
→ Cái đẹp của thủy tiên đẹp nhất là khi người ta chăm hoa, để rồi rèn tâm tính của mình
1.3. Tổng kết
1.3.1. Về nội dung
- Văn bản Cách gọt hoa thủy tiên cung cấp cho ta tri thức về cách gọt hoa thủy tiên trong thú chơi hoa ngày Tết.
1.3.2. Về nghệ thuật
- Văn bản thông tin giới thiệu quy tắc gọt hoa thủy tiên với cấu trúc 3 phần rõ ràng
- Cách triển khai thông tin rõ ràng, hợp lí
- Sử dụng con số, từ ngữ chỉ thời gian, số từ chỉ số lượng chính xác
- Có hình ảnh minh họa rõ ràng cho văn bản
Bài tập minh họa
Bài tập: Từ văn bản Cách gọt củ hoa thủy tiên - Giang Nam, SGK Ngữ văn 7 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo, em hãy nêu cảm nhận về thú chơi hoa thủy tiên trong dịp Tết ở Hà Nội.
Hướng dẫn giải:
- Dựa vào nội dung văn bản trên và hiểu biết của cá nhân về thú chơi hoa thủy tiên trong dịp Tết ở Hà Nội
- Có thể tham khảo những ý sau:
+ Gần Tết đi chợ Bưởi dạo dọc đường Nghi Tàm, phố Âu Cơ là có thể mua được một giò thuỷ tiên vừa ý
+ Những củ hoa thuỷ tiên nhỏ hơn củ hành tây, rễ trắng muốt, lá xanh nhạt, hoa sáu cánh nhỏ xinh,...
+ Người sành chơi, mua củ thuỷ tiên về gọt, tỉa theo sở thích, để tạo dáng
Lời giải chi tiết:
Chơi hoa thuỷ tiên trong dịp Tết cổ truyền dân tộc, mừng đón Xuân là một nét đẹp sang trọng của nhiều gia đình ở Hà Nội. Gần Tết đi chợ Bưởi dạo dọc đường Nghi Tàm, phố Âu Cơ là có thể mua được một giò thuỷ tiên vừa ý. Những củ hoa thuỷ tiên nhỏ hơn củ hành tây, rễ trắng muốt, lá xanh nhạt, hoa sáu cánh nhỏ xinh, màu trắng nhị vàng. Khi hoa thuỷ tiên nở, hương thơm dìu dịu, lâng lâng toả khắp phòng khách làm cho không khí thêm thơ mộng, đầm ấm. Người sành chơi, mua củ thuỷ tiên về gọt, tỉa theo sở thích, để tạo dáng, vì giỏ thuỷ tiên nào cũng có hoa và nụ. Củ hoa thuỷ tiên đựng trong bát pha lê, đổ 2/3 nước trong hiện rõ chùm rễ trắng phau như râu tiên ông trong cổ tích. Hãm cho hoa thuỷ tiên nở vào đúng Giao thừa và khoe sắc dâng hương trong ba ngày Tết là cả một nghệ thuật sành điệu của người chơi hoa thuỷ tiên. Tiến sĩ Nguyễn Viết Thứ, làm quan to, trải qua ba triều vua thời Lê, cách đây hơn 300 năm đã viết về hoa thuỷ tiên. Ngày Tết, ngồi uống trà, nhấp li rượu Hồng Đào, vừa ngắm hoa thuỷ tiên vừa nhẩm đọc bài thơ cổ ấy cho thêm phần thú vị.
Hoa thuỷ tiên
Giống trúc nòi ngỏ đẹp đẽ thay,
Thuỷ tiên thanh nhã mấy ai hay.
Chuyện xưa tải bạc liêu gần tạ,
Kiếp trước chén vàng bạn với ai.
Tinh khiết nưóc trong trên lọ để,
Thanh cao nhà kín khí hương bay.
Chúa xuân tô điểm xuân thêm đẹp,
Phong nhã thanh cao giữa chốn này.
Lời kết
- Học xong bài Cách gọt củ hoa thủy tiên - Giang Nam, các em cần:
+ Giới thiệu được cách chăm sóc để có một chậu hoa thủy tiên đẹp
+ Phân tích được các bước chăm sóc chi tiết để có một chậu hoa thủy tiên đẹp
Soạn bài Cách gọt củ hoa thủy tiên - Giang Nam Ngữ văn 7 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo
Cách gọt củ hoa thủy tiên - Giang Nam giúp người đọc hiểu hơn về cách chăm sóc loài hoa thủy tiên. Từ đó biết nâng niu, trân trọng cây cối và các loài hoa hơn. Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn dưới đây:
Hỏi đáp bài Cách gọt củ hoa thủy tiên - Giang Nam Ngữ văn 7 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
Một số bài văn mẫu về Cách gọt củ hoa thủy tiên - Giang Nam Ngữ văn 7 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo
Cách gọt củ hoa thủy tiên - Giang Nam là văn bản thông tin nhằm cung cấp cho người đọc những tri thức bổ ích về cách chăm sóc một chậu hoa thủy tiên đẹp. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:
---------------------(Đang cập nhật)---------------------
-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247