YOMEDIA
NONE

Hương khúc - Nguyễn Quang Thiều - Ngữ văn 7 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo


Nhằm hỗ trợ các em học sinh lớp 7 nắm lý thuyết bài Hương khúc - Nguyễn Quang Thiều, HOC247 đã biên soạn bài giảng chi tiết với nội dung về cuộc đời, sự nghiệp tác giả, những kí ức tuổi thơ của nhân vật tôi về mùa hoa khúc nở và món bánh khúc thơm ngon được bà làm cho thời thơ ấu,... Đồng thời hướng dẫn giải chi tiết bài tập minh họa ở cuối bài học giúp các em hiểu sâu hơn về văn bản. Chúc các em học tập vui vẻ!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả Nguyễn Quang Thiều

a. Tiểu sử

- Nguyễn Quang Thiều (1957)

- Quê quán: thôn Hoàng Dương (Làng Chùa), xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội)

Chân dung tác giả Nguyễn Quang Thiều

b. Sự nghiệp sáng tác

- Nguyễn Quang Thiều từng là một nhà thơ, nhà văn, từng làm việc tại báo Văn nghệ từ năm 1992 và rời khỏi năm 2007

- Ông sáng tác thơ, viết truyện, vẽ tranh,... và từng được trao tặng hơn 20 giải thưởng văn học trong nước và quốc tế

- Các tác phẩm chính: Ngôi nhà tuổi 17 (1990), Thơ Nguyễn Quang Thiều (1996), Mùa hoa cải bên sông (1989),  Người, chân dung văn học (2008),...

c. Phong cách sáng tác

- Những tác phẩm viết cho thiếu nhi của Nguyễn Quang Thiều rất chân thực, gần gũi với cuộc sống đời thường, thể hiện được vẻ đẹp của tâm hồng trẻ thơ nhạy cảm, trong sáng, tràn đầy niềm yêu thương vạn vật.

- Không chỉ là nhà thơ tiên phong với trào lưu hiện đại mà còn là cây viết văn xuôi giàu cảm xúc. Trong ông không chỉ có con người bay bổng, ưu tư với những phiền muộn thi ca, mà còn có một nhà báo linh hoạt và nhạy bén.

1.1.2. Tác phẩm Hương khúc

a. Xuất xứ

 - Văn bản Hương khúc được in trong Tôi khóc những cánh đồng rau khúc, in trong Mùi của kí ức, NXB Trẻ, 2017.

b. Thể loại: 

- Văn bản Hương khúc thuộc thể loại truyện ngắn.

c. Bố cục 

Hương khúc có bố cục gồm 2 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “ đầy trời mưa đấy”: Nhân vật “tôi” bắt đầu hồi tưởng về mùa rau khúc nở

- Phần 2: Còn lại: Nhân vật “tôi” hồi tưởng về chiếc bánh khúc tuổi thơ

d. Tóm tắt tác phẩm

Cuối tháng Mười Một âm lịch, rau khúc bắt đầu nở nhưng phải sang tháng Giêng, tháng Hai, rau khúc mới nở rộ. Nhân vật “tôi” nhớ về những đêm mưa, bà nói rằng khúc nở trắng đồng. Nhân vật “tôi” nhớ lại cảm giác khi được bà cho ăn bánh khúc. Nhân vật “tôi” nhớ về mùi thơm ngậy của rau khúc đồ chín, mùi của gạo nếp, mùi của nhân đậu xanh, quyện vào mùi hành mỡ. Nhân vật “tôi” nhớ lại rằng bà của nhân vật “tôi” từng tỉ mỉ giã rau khúc, trộn rau khúc với bột nếp rồi nhào thành bánh. Nhân vật “tôi” thường ngồi bên bếp lửa cùng bà đồ bánh, căn bếp là nơi ấm áp, tràn ngập thương nhớ của nhân vật “tôi”…

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Nhân vật “tôi” bắt đầu hồi tưởng về mùa rau khúc nở

- Thời điểm rau khúc nở:

+ Cuối tháng Mười Một âm lịch: rau khúc bắt đầu nở 

+ Sang tháng Giêng, tháng Hai: rau khúc mới nở rộ. 

- Nhân vật “tôi” nhớ về những đêm mưa, bà nói rằng khúc nở “trắng đồng”.

→ Lời văn giản dị, mộc mạc của tác giả đã dẫn dắt người đọc đi vào thế giới tuổi thơ của tác giả với: chiếc bánh khúc tuổi thơ …

1.2.2. Nhân vật “tôi” hồi tưởng về chiếc bánh khúc tuổi thơ

- Thời điểm bà hái rau khúc: “buổi sáng sớm”

+ Lí do: lúc này sương còn đọng trên mặt ruộng => “rau khúc ủ nhiều hương nhất”

- Tình cảm của tác giả: “nâng chiếc bánh khúc lên như nâng một báu vật”

+ “Mùi thơm ngậy của rau khúc đồ chín”, “mùi của gạo nếp”, “mùi của nhân đậu xanh”, “quyện vào mùi hành mỡ”  => “chứa đầy hạnh phúc lạ lùng”

- Cảm giác của nhân vật: “ Một thứ hạnh phúc của ẩm thực nhưng thiêng liêng và da diết mơ hồ”

- Công đoạn làm bánh tỉ mỉ của bà:

+ Bà cẩn thận giã rau khúc cho nhuyễn, mới trộn rau khúc với bột nếp 

+ Bà để ủ chùng hơn một tiếng rồi mới nhào thành bánh dù “tôi” đã giục bà đồ bánh

+ Bà chỉ dùng ít nước mỡ trộn với đậu xanh và “giã nhuyễn cùng hành lá làm nhân”

+ Thi thoảng, mua được ít mỡ phần thì bà mới thái một ít làm “nhân bánh”

- Đặc điểm của món bánh khúc: “món ăn dân giã ngon lạ thường”:

+ “Cái béo của mỡ lỡn, cái bùi của đậu và vị ngọt ngào của bột nếp và hương rau khúc”

+ Nhân vật “tôi” cứ nhai mãi chiếc bánh mà “không muốn nuốt”

- Nhân vật “tôi” thường ngồi bên bếp lửa cùng bà đồ bánh, căn bếp là nơi ấm áp, tràn ngập thương nhớ của nhân vật “tôi”…

→ Dù không có nhân thịt làm bánh như bây giờ nhưng như hồi tưởng của tác giả chiếc bánh khúc vẫn thật hấp dẫn, ngon và ấm áp

→ Bánh khúc thực sự là một món ăn dân giã nhưng thơm ngon lạ thường.

Món bánh khúc trong kí ức nhân vật "tôi"

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

- Văn bản Hương khúc đã thể hiện tình cảm của tác giả khi nhớ về chiếc bánh khúc tuổi thơ – một nét đẹp trong văn hóa ẩm thực dân tộc.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Lời văn giản dị, mộc mạc, thiết tha

- Nhiều hình ảnh, từ ngữ miêu tả sinh động, chân thực

Bài tập minh họa

Bài tập: Từ văn bản Hương khúc - Nguyễn Quang Thiều, SGK Ngữ văn 7 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo, em nêu cảm nhận của mình về những món quà gắn liền với thời thơ ấu.

Hướng dẫn giải:

- Dựa vào nội dung văn bản trên và hiểu biết của cá nhân về những món quà gắn liền với thời thơ ấu để viết bài văn

- Có thể trả lời những câu hỏi sau đây để hoàn thành bài viết:

+ Đó là món quà gì?

+ Ai là người đã tặng em món quà ấy?

+ Tình cảm của em đối với món quà ấy như thế nào?

+ ...

Lời giải chi tiết:

Lúc còn nhỏ, khi tôi khoảng 4 tuổi, tôi có 1 món quà do mẹ để tiền mua cho tôi. Đó chính là 1 con lật đật , tuy nó không đắt tiền nhưng tôi rất yêu quý. Tôi xem con lật đật ấy như 1 báu vật thời tuổi thơ của tôi.

Đây là món quà ý nghĩa nhất với tôi từ trước đến giờ và đó cũng là món quà đầu tiên mà mẹ tặng cho. Cho đến bây giờ tôi vẫn còn giữ món quà này. Lật đật làm bằng nhựa, với nhiều màu sắc sặc sở. Hình thù con lật đật thật ngộ nghĩnh, béo tròn báo trục, nhìn giống như 1 khối cầu tròn xoe. Nó có cái bụng phệ như bụng ông địa trong đoàn múa lân. Cái đầu nhỏ tròn, gắn liền với cái thân hình chẳng cố định và nó cũng chẳng có tay chân gì cả.

Tôi yêu quý nó không chỉ vì nó đẹp mà nó còn chứa đựng đầy tình cảm của mẹ dành cho tôi. Nó thật rất dể thương, lúc nào nó cũng đứng yên trên đầu giường của tôi. Mỗi khi tôi sờ vào nó, nó lại lắc lư và nở nụ cười thật tươi. Đã có lúc tôi ngắm nghía món quà này mà lòng tự hào vì có món quà là sự chắt chịu, dành dụm của mẹ. Nhìn nó tôi lại nghĩ đó là tình cảm và cũng là sự quan tâm mẹ đã dành cho mình. Quả thật tôi tự hào về mẹ. Mẹ đã cho tôi vóc hình, mẹ cho tôi cái ăn, cái mặt. Mẹ còn cho tôi cả 1 thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng.

Tôi thật sự cảm ơn mẹ vì món quà quí giá này. Không chỉ nó là một món đồ chơi mà còn là 1 món quà có ý nghĩa rất lớn. Vì con lật đật chẳng bao giờ bị ngã, dù đặt nó nằm xuống ở tư thế nào thì nó vẫn đứng lên nhanh chóng vì thế nó có tên là "con lật đật". Những lúc ngã và khóc mẹ đã đưa con lật đật ra cho tôi và nói rằng:" con nhìn xem! Lật đật ngã mà đã khóc đâu. Nó lại đứng chựng lên rồi này". Thế là tôi nính khóc. Trong suốt năm tháng tôi cắo sách tới trường , món quà này đã trở thành người bạn thân thích của tôi. Mỗi khi buồn hay vui tôi đều chia sẽ cùng nó.

Nhìn thấy nó tôi tháy như được mẹ ở bên, dang nhắc nhở , động viên tôi : " hãy cố gắng lên con, đừng nãn lòng , nếu vấp ngã thì hãy đứng lên. Hãy nôi gương theo con lật đật, nó chẳng bao giờ khóc khi ngã cả. Mẹ và lật đật sẽ mãi ở bên con".

Bây giờ tôi mới hiểu hết ý nghĩa của món quà mẹ tặng. Thế nên tôi rất quyết tâm, vượt qua những khó khăn để biến mong ước của mẹ thành hiện thực.

Lời kết

- Học xong bài Hương khúc - Nguyễn Quang Thiều, các em cần:

+ Phân tích được những hồi tưởng của nhân vật tôi về mùa hoa khúc nở và món bánh khúc thơm ngon người bà làm

+ Phân tích được ý nghĩa của văn bản

Soạn bài Hương khúc - Nguyễn Quang Thiều Ngữ văn 7 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Văn bản Hương khúc - Nguyễn Quang Thiều đưa người đọc về với kí ức tuổi thơ của nhân vật tôi với mùi hoa khúc quen thuộc cùng cách làm món bánh khúc công phu, thơm ngon từ đôi bàn tay người bà. Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Hương khúc - Nguyễn Quang Thiều Ngữ văn 7 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về Hương khúc - Nguyễn Quang Thiều Ngữ văn 7 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Hương khúc - Nguyễn Quang Thiều là truyện ngắn kể về hồi ức của nhân vật tôi gắn liền với cuộc sống bên người bà cùng món bánh khúc mang đậm dấu ấn trong tuổi thơ. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

---------------------(Đang cập nhật)---------------------

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF