YOMEDIA
NONE

Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen - Trần Tiến Tựu - Ngữ văn 7 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo


Bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen mang ý nghĩa sâu sắc về vẻ đẹp con người Việt Nam luôn sáng ngời những phẩm chất tốt đẹp dù sống trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn. HOC247 mời các em cùng tham khảo bài học Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen - Trần Tiến Tựu thuộc sách Chân Trời Sáng Tạo dưới đây để có những kiến thức bổ ích về ý nghĩa hình ảnh hoa sen, đồng thời rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm văn học. Chúc các em có nhiều kiến thức thật bổ ích!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả Trần Tiến Tựu

- Tác giả Hoàng Tiến Tựu sinh năm 1933, mất năm 1998. Quê ở Thanh Hóa. 

- Ông từng công tác và chủ nhiệm khoa Văn Đại học Sư phạm Vinh từ 1969 đến 1987.

- Ông là một nhà nghiên cứu văn học hàng đầu về chuyên ngành văn học dân gian với nhiều công trình nổi tiếng

1.1.2. Tác phẩm Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen 

a. Xuất xứ

Tác phẩm trích từ Bình giảng ca dao, NXB Giáo Dục,1996.

b. Thể loại: Nghị luận văn học.

c. Bố cục 

- Phần 1: Từ đầu …nhân dân Việt Nam: giới thiệu tác phẩm được phân tích

- Phần 2: Tiếp theo….nhân cách thanh cao,trong sạch:phân tích tác phẩm

- Phần 3: Còn lại :Khái quát hình ảnh hoa sen trong bài ca dao

d. Tóm tắt tác phẩm

Văn bản phân tích bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen. Tác giả phân tích đã đưa ra 3 ý kiến chính để làm rõ tác phẩm là khẳng định đề cao vẻ đẹp của sen,câu 3 là câu đặc biệt vì có câu chuyển, nghĩa đen và nghĩa bóng của bài ca dao.

1.2. Đọc hiểu văn bản 

1.2.1. Phân tích hình ảnh hoa sen

Hoa sen vươn lên nở rộ giữa bùn lầy

- Tác giả dùng cách mở bài trực tiếp để giới thiệu bài ca dao được phân tích

+ Vẻ đẹp cây sen được miêu tả khéo léo, tài tình qua câu 1

+ Tác giả dân gian thể hiện vẻ đẹp tuyệt đối không gì sánh nổi của hoa sen

+ Khẳng định dưới hình thức nghi vấn để cho người đọc suy nghĩ tự do

- Ở câu 2 miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể

+ Lá xanh

+ Bông trắng

+ Nhị vàng

- Ở câu 3 theo tác giả phân tích đây là sự chuyển ý:

+ Chuyển vần

+ Thay đổi trật tự từ ngữ và hình ảnh

- Ở câu 4 tác giả dân gian gửi gắm, triết lý sống sâu sắc:

+ Câu này có nghĩa đen và nghĩa trực tiếp của nó

1.2.2. Kết thúc tác phẩm nghị luận văn học

- Khái quát lại nội dung của bài ca dao

- Nông dân là những người yêu sen, gần sen, hiểu sen nhất

- Họ đưa hình ảnh sen vào ca dao mỗi lần là một cách khác

- Nhưng cái chung nó đều mang vẻ đẹp, ca ngợi loài hoa

- Xét về nội dung, ý nghĩa tựơng trưng và ẩn dụ: Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

- Hình ảnh sen phản ánh trung thực lẽ sống cao đẹp của người Việt Nam

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Bài ca dao cho ta thấy vẻ đẹp cao quý của bông hoa sen. Dù sống gần bùn tanh và bẩn nhưng đóa hoa sen vẫn luôn ngát hương, vẫn đẹp yêu kiều, quý phái. Ẩn sâu trong hình ảnh hoa sen ấy, tác giả dân gian như muốn truyền tải thông điệp: con người cũng vậy, hãy sống như một đóa hoa sen, dù có tiếp xúc với cái xấu, cái ác vẫn luôn giữ bản chất lương thiện, vốn có của mình.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Lý lẽ,bằng chứng thuyết phục

- Trật tự các ý lớn, ý nhỏ sắp xếp phù hợp

Bài tập minh họa

Bài tập: Dựa vào văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen - Trần Tiến Tựu, SGK Ngữ văn 7 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo. Em hãy phân tích bài ca daoTrong đầm gì đẹp bằng sen.

Hướng dẫn giải:

- Tìm hiểu bài ca daoTrong đầm gì đẹp bằng sen

- Kết hợp trải nghiệm, hiểu biết của bản thân để phân tích bài ca dao

Lời giải chi tiết:

Những khúc dân ca, những bài ca dao cùng với sữa mẹ, lời ru của bà đã thấm sâu vào tâm hồn của mỗi chúng ta. Con trâu, con cò, con bống, hoa sen, hoa bưởi, hoa cà... cùng với lời ca tình nghĩa đem đến cho ta men say cuộc đời, làm vơi đi ít nhiều lam lũ, vất vả. Và lời ca dao dưới đây vẫn in đậm trong tâm trí tôi:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Sen là loài hoa đẹp nhất trong đầm. Hoa súng hoa lục bình, hoa muống màu tím biếc đã đẹp, nhưng không thể so sánh với sen. Bằng cách nói so sánh “gì đẹp bằng”, tác giả tự hào khẳng định: “Trong đầm gì đẹp bằng sen”. Câu thứ hai giới thiệu cụ thể vẻ đẹp của đầm sen. Nhà thơ dân gian đang cùng chúng ta say mê ngắm đầm sen một ngày hè đẹp: “Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng” Trên mặt hồ trong vắt, lá sen xòe ra như những chiếc lọng xinh xinh, những bông sen trắng, sen hồng nở xòe ra, nhị hoa màu vàng tươi, tỏa hương thơm ngào ngạt. “Lá, hoà, nhị, xanh, trắng, vàng” - bấy nhiêu nét vẽ chấm phá trong một câu thơ tám từ mà làm nổi bật vẻ đẹp của sen với màu sắc hài hòa. Sự thần diệu của lời ca là chẳng nói đến hương sen mà người đọc vẫn cảm thấy hương sen tỏa ngát, tâm hồn lâng lâng. Câu thứ ba đổi vần một cách kì lạ. Hai hình ảnh “lá xanh” và “nhị vàng” được giao hoán cho nhau. Ta như cảm thấy có một bàn tay thon thả, xinh xinh của thiếu nữ đang lật đi lật lại từng lá sen xanh, nâng niu từng bông sen trắng, ngắm nghía trầm trồ nhị vàng của búp sen: “Nhị vàng, bông trắng, lá xanh” Vẻ đẹp của đầm sen, của hoa sen cũng là vẻ đẹp của làng quê, của thiên nhiên đất nước. Tác giả miêu tả vẻ đẹp rực rỡ của đầm sen với tình yêu cỏ cây hoa lá của tạo vật, với cả niềm tự hào dân tộc về đất mẹ quê cha.

Bài ca dao còn mang một hàm nghĩa, một ẩn ý sâu sắc, đẹp đẽ. Lời thơ được cấu trúc bằng biện pháp tương phản: “gần bùn” - “mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Bùn vốn có mùi hôi tanh. Và sen lại mọc từ nơi hôi tanh của bùn mà vẫn rực rỡ, thơm ngát thế. Câu ca dao đã đưa ta đến một liên tưởng thú vị. Cuộc đời của nhân dân ta ngày xưa, dưới ách thống trị của bọn vua quan, địa chủ, cường hào, sưu thuế nặng nề, phải trải qua nhiều khó nhọc, thiếu thốn.

Ta yêu thêm vẻ đẹp đồng quê, yêu thêm tâm hồn, vẻ đẹp tâm thế của con người Việt Nam:

“Rủ nhau ra tắm hồ sen,
Tước trong bóng mát, hương chen cạnh mình
Cứ chi vườn ngọc, ao quỳnh,
Thôn quê vẫn thú hữu tình xưa nay”

Lời kết

- Học xong bài Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen - Trần Tiến Tựu, các em cần:

+ Phân tích hình ảnh hoa sen trong bài ca dao

+ Tóm lại vấn đề của văn bản nghị luận

Soạn bài Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen - Trần Tiến Tựu Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Qua bài Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen - Trần Tiến Tựu người đọc hiểu hơn về ý nghĩa của hình ảnh hoa sen trong bài ca dao quen thuộc. Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen - Trần Tiến Tựu Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen - Trần Tiến Tựu Ngữ văn 7 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Văn bản Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen - Trần Tiến Tựu giúp các em có thêm kiến thức về cách viết bài văn nghị luận văn học. Đồng thời mở rộng kiến thức về ý nghĩa các câu ca dao Việt Nam. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

--------------------(Đang cập nhật)----------------------

-- Mod Ngữ văn 7 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON