YOMEDIA
NONE

Chùm ca dao về quê hương đất nước - Ngữ văn 6 Tập 1 Kết nối tri thức


Bài học Chùm ca dao về quê hương đất nước nằm trong sách Kết nối tri thức, bài học này sẽ mang đến cho các em hiểu hơn về những bài ca dao về quê hương, đất nước, những bài ca dao ấy biểu hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của người bình dân. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Trước khi đọc

(1) Với em nơi đâu là quê hương yêu dấu? Nếu có thể nói về những ấn tượng đẹp đẽ và sâu sắc nhất về quê hương, em sẽ nói điều gì?

Gợi ý:

Với em nơi quê hương yêu dấu là mảnh đất “chôn rau cắt rốn” của mình, đó là nơi nuôi em lớn, quê hương gắn liền với tuổi thơ từ mái nhà, cây cỏ, con đường.  Ấn tượng đẹp đẽ và sâu sắc nhất về Đà Nẵng quê hương em là một thành phố thuộc dải đất miền trung, với điều kiện không thuận lợi, đất xen lẫn cát, việc canh tác gặp nhiều trở ngại, thời tiết cực đoan với 4 mùa không rõ rệt, trong đó khắc nghiệt nhất là mùa hè với cái nắng đổ lửa đặc trưng kéo dài tận mấy tháng trời. Nhưng bỏ qua tất cả những khó khăn, thì Đà Nẵng thực sự là một nơi rất đẹp, rất đáng sống, nơi đây được mệnh danh là thành phố của những cây cầu nổi tiếng và độc đáo. Cho đến giờ phút này em đã đi qua 12 cây cầu của Đà Nẵng, trong đó ấn tượng nhất là những cái tên như Cầu Rồng, cầu Sông Hàn, cầu Trần Thị Lý, cầu Thuận Phước và có cả cầu vượt Ngã Ba Huế, với quy mô và tầm cỡ khu vực.

(2) Em thích bài thơ nào viết về quê hương? Hãy đọc diễn cảm một vài câu trong bài thơ đó.

Gợi ý:

Trong các bài thơ viết về quê hương, em thích bài Nhớ con sông quê hương (nhà thơ Tế Hanh).

Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng

Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng

Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?

Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!

Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ

Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ

Sông của miền Nam nước Việt thân yêu.

1.2. Đọc văn bản

a. Bài ca dao số 1:

Gió đưa cành trúc la đà,

Tiếng chuông Trấn Võ canh gà Thọ Xương.

Mịt mờ khói toả ngàn sương,

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

- Nội dung:

+ Thời gian: canh gà. 

→ Đơn vị tính thời gian ban đêm của ngời xưa.

+ Không gian: nhẹ nhàng, trong trẻo, thơ mộng.

  • Gió đưa cành trúc la đà.
  • Mịt mù khói tỏa ngàn hương.
  • Mặt gương.

+ Âm thanh: thủ pháp lấy động tả tĩnh.

  • Tiếng chuông.
  • Nhịp chày.

+ Màu sắc:

  • Màu xanh của cành trúc, mặt nước Hồ Tây.
  • Sắc trắng của gió, khói.

+ Các địa danh: Trấn Vũ, Thọ Xương, Yên Thái, Tây Hồ.

- Nghệ thuật:

+ Cách gieo vần: tiếng "canh gà" vần với tiếng "la đà"; tiếng "ngàn sương" vần với tiếng "mặt gương".

+ Thanh điệu: tiếng "đà", "Xương", "sương", "Hồ" là thanh bằng; tiếng "trúc", "Võ", "tỏa", "Thái" là thanh trắc. 

+ Nhịp thơ: 2/2/2.

+ Ẩn dụ: Mặt gương Tây Hồ.

=> Bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà là một bức tranh tuyệt đẹp về cảnh mùa thu vào buổi sáng sớm nơi kinh thành Thăng Long.

b. Bài ca dao số 2:

Ðường lên xứ Lạng bao xa?

Cách ba quả núi với ba quãng đồng.

Ai ơi đứng lại mà trông,

Kìa núi thành Lạng kìa sông Tam Cờ.

- Nội dung: 

+ Câu hỏi tu từ "Đường lên xứ Lạng bao xa?".

+ Hình ảnh thiên nhiên: một trái núi, ba quãng đồng.

+ Lời gọi tha thiết "Ai ơi" mang tâm tình, tha thiết.

+ Địa danh: núi thành Lạng, sông Tam Cờ.

- Nghệ thuật:

+ Cách gieo vần: tiếng "bao xa" vần với tiếng "ba quãng đồng"; tiếng "mà trông" vần với "kìa sông".

+ Nhịp thơ: 4/4. 

+ Thanh điệu: tiếng "xa", "đồng", "trông", Cờ" là thanh bằng; tiếng "Lạng", "núi", "lại" là thanh trắc. 

+ Câu hỏi tu từ.

+ Điệp từ, điệp cấu trúc: "Kìa...".

=> Bài ca dao là bức tranh thiên nhiên xứ Lạng vừa hùng vĩ vừa thơ mộng.

c. Bài ca dao số 3:

Đò từ Đông Ba, đò qua Đập Đá,

Đò về Vĩ Dạ, thẳng ngã ba Sình.

Lờ đờ bóng ngả trăng chênh,

Tiếng hò xa vọng, nặng tình nước non.

- Nội dung:

+ Không gian sông nước gắn với con đò.

+ Thời gian: bóng ngả trăng chênh → Đêm.

+ Ánh sáng: trăng chênh.

+ Âm thanh: tiếng hò vang vọng. 

+ Địa danh: Đông Ba, Đập Đá, Vĩ Dạ, ngã ba Sình.

- Nghệ thuật:

+ Số tiếng trong mỗi dòng: Bài thơ có tất cả 4 dòng. Số tiếng trong mỗi dòng lần lượt là: 8/8/6/8.

+ Cách gieo vần: tiếng "Ba" vần với tiếng "Đá"; tiếng "Dạ" vần với tiếng "ba".

+ Cách phối hợp thanh điệu: Tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám: "qua", "Sình", "chênh". "tình" là thanh bằng; tiếng "Dạ", "ngả", "vọng" là thanh trắc, tuy nhiên tiếng "Ba" lại là thanh ngang. 

+ Điệp từ, điệp cấu trúc "Đò...".

+ Từ láy: lờ đờ, nước non.

=> Bài ca dao là bức tranh thiên nhiên đẹp thơ mộng, nặng tình nơi xứ Huế.

1.3. Sau khi đọc

- Thơ lục bát (6-8) là thể thơ mà các dòng thơ được sắp xếp thành từng cặp, một dòng sấu tiếng và một dòng tám tiếng.

- Vần trong thơ lục bát: Tiếng cuối của dòng sáu vần với tiếng sáu của dòng tám, tiếng cuối của dòng tám lại vần với tiếng cuối của dòng sau tiếp theo.

- Thanh điệu trong thơ lục bát: Trong dòng sáu và dòng tám, các tiếng thứ sáu, thứ tám là thanh bằng còn tiếng thứ tư là thanh trắc. Riêng trong dòng tám, mặc dù tiếng thứ sáu và thứ tám đều là thanh bằng nhưng nếu tiếng thứ sáu là thanh huyền thì tiếng thứ tám là thanh ngang và ngược lại.

- Nhịp thơ lục bát: Thơ lục bát thường ngắt nhịp chẵn (2/2/2, 2/4, 4/4…)

Bài tập minh họa

Bài tập: Em hãy viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về một danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước.

a. Hướng dẫn giải:

- Chọn danh lam thắng cảnh em nắm rõ nhất về nguồn gốc, đặc điểm,...

- Cảm nghĩ: Tự hào, yêu mến,...

b. Lời giải chi tiết:

Hồ Hoàn Kiếm là một thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội. Quanh hồ trồng nhiều loại hoa và cây cảnh. Đó là những hàng liễu rủ thướt tha, những nhành lộc vừng nghiêng nghiêng đổ hoa soi bóng dưới lòng hồ. Giữa hồ có tháp Rùa, cạnh hồ có đền Ngọc Sơn có “Đài Nghiên Tháp Bút chưa sờn”… Hình ảnh hồ Gươm lung linh giống như một tấm gương xinh đẹp giữa lòng thành phố đã đi vào lòng nhiều người dân Hà Nội. Người dân Hà Nội sống ở khu vực quanh hồ có thói quen ra đây tập thể dục vào sáng sớm, đặc biệt là vào mùa hè. Họ gọi các khu phố nằm quanh hồ là Bờ Hồ. Không phải là hồ nước lớn nhất trong Thủ đô, song với nguồn gốc đặc biệt, hồ Hoàn Kiếm đã gắn liền với cuộc sống và tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ chật hẹp, đã mở ra một khoảng không đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ có nhiều cảnh đẹp. Và hơn thế, hồ gắn với huyền sử, là biểu tượng khát khao hòa bình (trả gươm cầm bút), đức văn tài võ trị của dân tộc (thanh kiếm thiêng nơi đáy hồ và tháp bút viết lên trời xanh). Do vậy, nhiều nhà văn, nhà thơ đã lấy hình ảnh Hồ Gươm làm nền tảng cho các tác phẩm của mình. Hồ Gươm sẽ mãi sống trong tiềm thức mỗi người dân Thủ đô nói riêng và người dân cả nước nói chung như một biểu tượng thiêng liêng về lịch sử và truyền thống văn hóa dân tộc.

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Bước đầu hiểu hơn về thể thơ lục bát.

+ Hiểu được nội dung, ý nghĩa của những bài ca dao về quê hương đất nước.

+ Có thái độ yêu mến thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của đất nước.

Soạn bài Chùm ca dao về quê hương đất nước

Ngôn ngữ ca dao giản dị, trong sáng, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân lao động. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:

Hỏi đáp bài Chùm ca dao về quê hương đất nước Ngữ văn 6

Các em học sinh thân mến khi gặp những vấn đề khó khăn trong việc tìm hiểu bài học này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

Một số bài văn mẫu về văn bản Chùm ca dao về quê hương đất nước

Văn bản Chùm ca dao về quê hương đất nước sẽ giúp các em cảm nhận được những vẻ đẹp của thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của đất nước. Để cảm nhận được điều này, các em có thể tham khảo thêm bài văn mẫu Chùm ca dao về quê hương đất nước dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON