Bài học Thực hành Tiếng Việt (Trang 92) dưới đây thuộc bộ sách mới - Kết nối tri thức sẽ giúp các em bước đầu nhận biết và vận dụng được từ đồng âm, từ đa nghĩa trong một văn bản cụ thể. Chúc các em học tập thật tốt nhé!
Tóm tắt bài
1.1. Nhận biết từ đồng âm
- Đọc câu sau và chú ý những từ đồng giống nhau về âm: Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.
- Từ chín thứ nhất chỉ tính chất còn còn từ chín thứ hai chỉ số lượng. Nghĩa của hai từ này hoàn toàn khác nhau, không có mối liên hệ nào với nhau. Nghĩa của hai từ đồng âm này được xác định nhờ sự kết hợp của chúng với các từ khác trong câu.
=> Từ đồng âm là những từ có âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau, không có mối liên hệ nào với nhau.
1.2. Nhận biết từ đa nghĩa
- Nếu từ đồng âm là các từ có âm giống nhau nhưng khác nghĩa nhau, không liên quan với nhau thì với trường hợp từ đa nghĩa, các nghĩa khác nhau của một từ lại có liên quan với nhau.
- Ví dụ:
(1) Tôi ăn cơm.
(2) Xe này ăn xăng nhiều.
-> Từ ăn trong ăn cơm có nghĩa là "tự cho vào cơ thể thức nuôi sống", còn trong ăn xăng có nghĩa là "tiếp nhận cái cần thiết cho sự hoạt động". Có thể thấy rõ hai nghĩa này liên quan với nhau. Như vậy một từ ăn kết hợp từ đa nghĩa với những từ khác trong câu, người đọc (người nghe) có thể nhận biết nghĩa nào của từ đa nghĩa được sử dụng.
=> Từ đa nghĩa là từ có hai hoặc nhiều hơn hai nghĩa, các nghĩa này có liên quan với nhau.
Bài tập minh họa
Bài tập 1: Xác định các trường hợp sau là từ đồng âm hay đa nghĩa?
a. Tai
(1) Chú mèo có một đôi tai nhỏ bé.
(2) Cái tai cốc được làm bằng nhôm.
b. Sai
(1) Cậu làm bài toán này sai rồi.
(2) Mẹ sai em đi mua trứng gà.
c. Sâu
(1) Cây mía này đã bị sâu.
(2) Chiếc giếng này rất sâu.
Hướng dẫn giải:
- Xem lại lý thuyết về từ đồng âm và từ đa nghĩa để giải bài tập này.
Lời giải chi tiết:
a. Tai
- Tai (1): Cơ quan ở đầu người hay động vật dùng để nghe.
- Tai (2): Bộ phận ở một số vật, có hình dáng chìa ra giống như cái tai.
=> Từ đa nghĩa
b. Sai
- Sai (1): Không giống, không phù hợp với cái hoặc điều có thật
- Sai (2): Bảo người dưới làm việc gì đó cho mình
=> Từ đồng âm
c. Sâu
- Sâu (1): Bị sâu ăn, hay bị hư hỏng tựa như sâu ăn
- Sâu (2): Có khoảng cách bao nhiêu đó tính từ miệng hoặc bề mặt đến đáy.
=> Từ đồng âm
Bài tập 2:
a. Hướng dẫn giải:
- Xem lại lý thuyết về từ đồng âm để giải bài tập này.
- Đoạn văn sử dụng từ đồng âm, ví dụ: Ăn, hay, sâu,...
b. Lời giải chi tiết:
Tôi và Nghi là đôi bạn chung trường. Chúng tôi ngồi cùng bàn và chơi thân nhau từ học cấp một, đến nay đã vào cấp hai. Nghi thông minh, không những học giỏi mà bạn còn ca hay, múa dẻo. Trái lại, tôi rất tối dạ lại hát chẳng hay. Nghi thường động viên tôi phải biết cách học đi đôi với hành và hát hay không bằng hay hát. Nhờ sự cổ vũ của Nghi, tôi học ngày càng tiến bộ. Bố mẹ tôi vui lòng khen tôi biết chọn bạn mà chơi. Đúng là gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
- Từ đồng âm: "Hay"
+ Từ "hát hay" -> chỉ lời khen.
+ Từ "hay hát" -> chỉ việc làm thường xuyên.
Lời kết
- Học xong bài này, các em cần nắm:
+ Nhận biết được từ đồng âm, từ đa nghĩa.
+ Biết phân tích và vận dụng từ đồng âm, từ đa nghĩa trong một văn bản cụ thể.
Soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Trang 92)
Bài học Thực hành Tiếng Việt (Trang 92) nhằm giúp các em làm phong phú thêm kiến thức tiếng Việt của bản thân. Các em có thể tham khảo bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:
Hỏi đáp bài Thực hành Tiếng Việt (Trang 92) Ngữ văn 6
Khi có vấn đề khó hiểu trong bài học này cần giải đáp, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247