YOMEDIA
NONE

Thực hành Tiếng Việt (Trang 99) - Ngữ văn 6 Tập 1 Kết nối tri thức


Bài học Thực hành Tiếng Việt (Trang 99) dưới đây nhằm giúp các em học sinh dễ dàng hơn khi tiếp cận một bài học trong chương trình mới - Kết nối tri thức. Với bài học này, các em sẽ bước đầu nắm được những đặc điểm về biện pháp tu từ hoán dụ. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Khái niệm và các kiểu hoán dụ

- Khái niệm: Hoán dụ là biện pháp tu từ dùng từ ngữ vốn chỉ sự vật, hiện tượng này để gọi tên sự vật, hiện tượng khác có mối quan hệ tương cận (gần nhau) nhằm tăng khả năng gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Các kiểu hoán dụ:

+ Chỉ lấy một bộ phận để gọi toàn thể.

+ Lấy vật chứa đựng gọi vật bị chứa đựng.

+ Lấy dấu hiệu sự vật để gọi các sự vật.

+ Lấy những cái cụ thể để nói về cái trừu tượng.

1.2. Nhận biết hoán dụ

Đọc hai dòng thơ sau, chú ý nghĩa của áo chàm:

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.

(Tố Hữu, Việt Bắc)

- Ở đây, áo chàm được dùng với nghĩa hoán dụ, chỉ những người dân Việt Bắc với trang phục đặc trưng là áo chàm.

- Quan hệ giữa trang phục với người mang trang phục đó được coi là quan hệ tương cận (gần nhau). Ngoài ra, quan hệ tương cận có thể là quan hệ toàn thể - bộ phận, vật chứa - vật được chứa, sự vật - chất liệu…

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Giải thích nghĩa của các từ sau: Hoài niệm, thuyền chài, mãnh liệt, nhũn nhặn, chinh phục.

Hướng dẫn giải:

- Giải thích nghĩa từng từ.

- Có thể tra từ điển tiếng Việt để giải bài tập này.

Hướng dẫn giải:

- Hoài niệm: Tưởng nhớ về những gì đã qua từ lâu.

- Thuyền chài: Thuyền nhỏ dùng để đánh cá chủ yếu bằng chài.

- Mãnh liệt: Mạnh mẽ, dữ dội.

- Nhũn nhặn: Thái độ khiêm tốn, nhún nhường.

- Chinh phục: Dùng sức mạnh để bắt phải phục tùng.

Bài tập 2: Xác định biện pháp tu từ trong các câu sau:

a.

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Một người chín nhớ mười mong một người

(Tương tư, Nguyễn Bính)

b.

Mai sau,

Mai sau,

Mai sau…

Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh

(Tre Việt Nam, Nguyễn Duy)

c.

Ông trời

Mặc áo giáp đen

(Mưa, Trần Đăng Khoa)

d.

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

(Ca dao)

 

Hướng dẫn giải:

- Đọc kĩ từng ngữ liệu để xác định đúng biện pháp tu từ.

- Các biện pháp tu từ như: Hoán dụ, điệp ngữ, nhân hóa,...

Lời giải chi tiết:

a. Hoán dụ

b. Điệp ngữ

c. Nhân hóa

d. So sánh

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Nhận biết được phép tu từ hoán dụ.

+ Biết phân tích và vận dụng hoán dụ trong một văn bản cụ thể.

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Trang 99)

Bài học Thực hành Tiếng Việt (Trang 99) nhằm giúp các em dễ dàng hơn khi tiến hành phân tích và vận dụng biện pháp tu từ hoán dụ trong một văn bản cụ thể. Các em có thể tham khảo bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:

Hỏi đáp bài Thực hành Tiếng Việt (Trang 99) Ngữ văn 6

Khi có vấn đề khó hiểu trong bài học này cần giải đáp, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON