YOMEDIA
NONE

Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát - Ngữ văn 6 Tập 1 Kết nối tri thức


Bài học Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát thuộc sách Kết nối tri thức nhằm giúp các em học sinh lớp 6 có thêm tài liệu tham khảo để chuẩn bị bài học trước khi đến lớp thật tốt. Bên cạnh đó, bài học này sẽ giúp các em trau dồi thêm vốn từ phong phú cho bản thân. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Yêu cầu chung đối với đoạn văn

Yêu cầu đối với đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát:

- Giới thiệu được bài thơ, tác giả (nếu có)

- Nêu được cảm xúc về nội dung chính hoặc một khía cạnh nội dung của bài thơ.

- Thể hiện được cảm nhận về một số yếu tố hình thức nghệ thuật của bài thơ (thể thơ, từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,...)

1.2. Phân tích bài viết tham khảo

Phân tích: Nét đẹp của bài ca dao "Anh đi anh nhớ quê nhà..." theo những ý chính như sau:

- Giới thiệu bài ca dao.

- Nêu cảm xúc về nội dung chính của bài ca dao.

- Nêu cảm nhận về một số yếu tố hình thức nghệ thuật của bài ca dao.

1.3. Thực hành viết theo các bước

* Trước khi viết:

- Lựa chọn bài thơ

+ Nhớ lại những bài thơ lục bát mà em đã học, đã đọc hoặc tìm đọc một bài thơ lục bát mới.

+ Bài thơ được chọn có thể là một bài ca dao (khuyết danh) hoặc là sáng tác của một nhà thơ.

- Tìm ý:

+ Đọc bài thơ nhiều lần. Khi lời thơ vang lên, hãy lắng nghe những cảm xúc, suy nghĩ của em và ghi lại điều đó. Nên viết nhanh ra giấy các ý tưởng nảy sinh bằng những cụm từ ngắn gọn.

+ Có thể tìm ý  bằng cách tự đặt ra và trả lời các câu hỏi. Cảm nhận chung khi đọc bài thơ là gì? Bài thơ biểu hiện những điều gì? Bài thơ có những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ... nào nổi bật?

- Lập dàn ý:

+ Mở đoạn: Giới thiệu ngắn gọn về bài thơ, tác giả (nếu có)

+ Thân đoạn: Trình bày cảm xúc về bài thơ:

  • Nêu cảm xúc về nội dung chính của bài thơ
  • Nêu ý nghĩa, chủ đề của bài thơ.
  • Nêu cảm nhận về một số yếu tô, hình thức nghệ thuật của bài thơ.

+ Kết đoạn: Khái quát lại những ấn tượng, cảm xúc về bài thơ.

* Viết bài:

Khi viết bài, cần lưu ý:

- Bám sát dàn ý, chú trọng những yếu tố đã khơi gợi cảm xúc của em như nhan đề bài thơ, thể thơ lục bát, nhịp thơ, vần thơ, từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ...

- Lựa chọn từ ngữ để diễn tả cảm xúc của em về bài thơ. Kết nối các ý thành đoạn văn. Mỗi ý nên diễn đạt thành hai, ba câu.

- Bảo đảm cách trình bày của một đoạn văn: Lùi đầu dòng ở chỗ mở đầu đoạn, chữ đầu viết hoa và có dấu chấm câu kết thúc đoạn. Bố cục đoạn văn bao gồm ba phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Nội dung các câu trong đoạn cần hướng về một chủ đề chung.

* Chỉnh sửa bài viết:

- Nếu bài thơ có nhan đề và tác giả mà bài viết chưa nêu được thì cần bổ sung

- Nếu cần thì bổ sung các ý cụ thể để người đọc hiểu rõ nội dung bài thơ

- Rà soát những ý trong bài viết nêu cảm nhận về từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ... nổi bật của bài thơ. Hãy chỉnh sửa, bổ sung nếu thấy còn thiếu.

- Rà soát lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,... và chỉnh sửa nếu phát hiện có lỗi.

Bài tập minh họa

Bài tập: Hãy ghi lại cảm nhận của em về một bài thơ hoặc đoạn thơ lục bát mà em yêu thích bằng một đoạn văn ngắn.

a. Hướng dẫn giải:

- Chọn bài thơ lục bát em hiểu rõ nội dung nhất.

- Cảm nhận của em có thể là: Vui, buồn, cảm phục,...

b. Lời giải chi tiết:

Bài thơ Việt Bắc được viết để nói về sự kiện thắng lợi Điện Biên Phủ của nhân dân ta. Chiến sĩ bộ đội phải chia tay với đồng bào Việt Bắc để trở về Hà Nội. Bấy nhiêu thời gian sinh sống và sinh hoạt cùng nhau tình quân dân gắn kết khiến cho cuộc chia ly bịn rịn.

Bài thơ mở đầu bằng mùa đông. Không phải tự nhiên nhà thơ lại chọn mùa đông mở đầu cho bức tranh ấy, theo lẽ thường thì xuân hạ thu rồi mới đến đông. Thế nhưng ở đây nhà thơ chọn mùa đông trước vì đây chính là khoảng thời gian mà người cách mạng đến với Việt Bắc:

Ta về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Người cách mạng tự hỏi khi mình về liệu người dân Việt Bắc có nhớ đến mình không. Cách xưng hô mình ta được nhà thơ kế thừa từ trong ca dao dân ca thể hiện sự thân thiết, gần gũi. Người cách mạng trở về xuôi sẽ nhớ cả cảnh và người Việt Bắc. Bức tranh thiên nhiên mùa đông được tô điểm bằng hình ảnh của những bông hoa chuối rừng. Trên nền rừng xanh ngát những bông chuối màu đỏ tươi nở rộ như tô thắm cả một cánh rừng. Nói đến mùa đông người ta thường nghĩ đến những khung cảnh ảm đạm, lạnh lẽo, cây lá rụng cành lìa gốc mà rơi vậy mà ở xưa Việt Bắc này màu sắc lại tươi đẹp đến thế. Trên nền cảnh tươi sáng ấy con người xuất hiện với hình ảnh lao động. Trên đèo cao ánh nắng ban chiếu vào con dao gài ở thắt lưng người Việt Bắc khiến cho con dao sáng lên. Đèo cao đấy, con người nhỏ bé thật đấy nhưng con người vẫn cao hơn đèo. Ở đây ta có thể thấy sự làm chủ thiên nhiên, sự chủ động của người Việt Bắc.

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Viết được đoạn văn nêu cảm xúc về một bài thơ lục bát.

+ Trau dồi thêm vốn từ cho bản thân.

+ Rèn luyện và nâng cao kĩ năng viết văn.

Soạn bài Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát

Bài học Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát này nhằm giúp các em nâng cao kĩ năng viết đoạn văn nêu lên cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về một bài thơ lục bát. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:

Hỏi đáp bài Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát

Khi gặp bất cứ khó khăn gì trong việc tìm hiểu bài học này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF