YOMEDIA

Soạn bài Chùm ca dao về quê hương đất nước tóm tắt - Kết nối tri thức Ngữ văn 6

 
NONE

Bài soạn Chùm ca dao về quê hương đất nước tóm tắt - Kết nối tri thức Ngữ văn 6 dưới đây nhằm giúp các em bước đầu biết cách phân tích một bài ca dao. Hy vọng rằng bài soạn này sẽ hữu ích với các em. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

ADSENSE

1. Khái quát chung

1.1. Bố cục bài học

- Bài ca dao số 1: Bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà là một bức tranh tuyệt đẹp về cảnh mùa thu vào buổi sáng sớm nơi kinh thành Thăng Long.

- Bài ca dao số 2: Bài ca dao là bức tranh thiên nhiên xứ Lạng vừa hùng vĩ vừa thơ mộng.

- Bài ca dao số 3: Bài ca dao là bức tranh thiên nhiên đẹp thơ mộng, nặng tình nơi xứ Huế.

1.2. Nghệ thuật

- Thể thơ lục bát gần gũi, trữ tình.

- Hình ảnh ví von, so sánh quen thuộc, dễ liên tưởng.

- Ngôn ngữ không theo hình thức đối đáp mà chỉ là lời nhắn nhủ, tâm tình.

2. Hướng dẫn soạn bài Chùm ca dao về quê hương đất nước

2.1. Trước khi đọc

Câu 1. Với em nơi đâu là quê hương yêu dấu? Nếu có thể nói về những ấn tượng đẹp đẽ và sâu sắc nhất về quê hương, em sẽ nói điều gì?

Gợi ý:

- Gia đình em sinh sống ở Hà Nội nhưng quê gốc của cha mẹ em là một vùng biển Thanh Hóa thân yêu.

- Đối với em, quê hương là một điều thiêng liêng và đẹp đẽ. Đó là nơi có nguồn cội, có tổ tiên, ông bà và là mảnh đất đã gìn giữ cuống rốn khi em vừa cất tiếng khóc chào đời.

Câu 2. Em thích bài thơ nào viết về quê hương? Hãy đọc diễn cảm một vài câu trong bài thơ đó. 

Gợi ý:

- Bài thơ thích nhất về quê hương: Quê hương (Đỗ Trung Quân).

2.2. Sau khi đọc

Câu 1. Đọc các bài ca dao 1,2 và cho biết: Mỗi bài ca dao có mấy dòng? Cách phân bổ số tiếng trong mỗi dòng cho thấy đặc điểm gì của thơ lục bát?

Gợi ý:

- Trong bài thơ 1 và 2, mỗi bài ca dao có 4 dòng.

- Cách phân bổ số tiếng:

+ Thơ lục bát là một thể loại của thơ dân tộc Việt Nam, gồm các cặp câu thơ kết thành một bài.

+ Thường thì câu đầu là 6 chữ, câu sau là 8 chữ, cứ nối tiếp cho tới hết bài.

Câu 2. Đối chiếu với những điều được nêu trong mục Tri thức ngữ văn ở đầu bài học, hãy xác định cách gieo vần, ngắt nhịp và phối hợp thanh điệu trong các bài ca dao 1, 2.

Gợi ý:

- Bài ca dao 1:

+ Cách gieo vần: tiếng "canh gà" vần với tiếng "la đà"; tiếng "ngàn sương" vần với tiếng "mặt gương".

+ Thanh điệu: tiếng "đà", "Xương", "sương", "Hồ" là thanh bằng; tiếng "trúc", "Võ", "tỏa", "Thái" là thanh trắc. 

+ Nhịp thơ: 2/2/2

- Bài ca dao 2:

+ Cách gieo vần: tiếng "bao xa" vần với tiếng "ba quãng đồng"; tiếng "mà trông" vần với "kìa sông".

+ Nhịp thơ: 4/4. 

+ Thanh điệu: tiếng "xa", "đồng", "trông", "Cờ" là thanh bằng; tiếng "Lạng", "núi", "lại" là thanh trắc.

Câu 3. So với hai bài ca dao đầu, bài ca dao 3 là bài lục bát biến thể. Hãy chỉ ra tính chất biến thể của thơ lục bát trong bài ca dao này trên các phương diện: số tiếng trong mỗi dòng, cách gieo vần, cách phối hợp thanh điệu,...

Gợi ý:

Tính chất biến thể ở bài 3:

- Hai dòng đầu có số tiếng là 8.

- Vần gieo không đúng

- Tiếng thứ 6 dòng 8 thứ hai thanh trắc: ngã.

Câu 4. Trong cụm từ mặt gương Tây Hồ, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. 

Gợi ý:

- Cụm từ mặt gương Tây Hồ sử dụng biện pháp ẩn dụ, chỉ mặt nước tróng lành có thể soi được gương của Tây Hồ, làm nên vẻ đẹp nên thơ nơi đây.

Câu 5. Nêu cảm nhận của em về tình cảm tác giả dân gian gửi gắm trong lời nhắn gửi: Ai ơi đứng lại mà trông. Hãy tìm một số câu ca dao, tục ngữ có sử dụng từ ai hoặc có lời nhắn ai ơi.

Gợi ý:

- Hai tiếng “ai ơi” như tiếng gọi, như nói với một ai đó, nó không cụ thể là đối tượng nào mà câu thơ muốn nhắc đến mà nó chỉ một cách chung chung. Đó là tất cả những con người Việt Nam ta.

- Một số câu ca dao, tục ngữ có sử dụng từ ai hoặc có lời nhắn ai ơi:                                                  

Ai ơi đứng lại mà trông

Kìa vạc nấu dó, kìa sông đãi bìa

Kìa giấy Yên Thái như kia

Giếng sâu chín trượng nước thì trong xanh.

Câu 6. Bài ca dao 3 đã sử dụng những từ ngữ, hình ảnh nào để miêu tả thiên nhiên xứ Huế? Những từ ngữ, hình ảnh đó giúp em hình dung như thế nào về cảnh sông nước nơi đây.

Gợi ý:

- Huế là một miền đất có một cảnh quan thơ mộng, xinh đẹp. Mỗi địa danh (Chợ Đông Ba, Đập Đá, Vĩ Dạ, ngã ba Sình), tất cả đều có một giòng chảy của ca dao. Cách miêu tả đã làm cho khung ảnh Huế trở nên sinh động, nên thơ, đậm đà hơn bao giờ hết (Lờ đờ bóng ngả chăng nghênh), và nó đi vào trong tâm thức của con người.

Câu 7. Các bài ca dao trữ tình thường bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của con người. Qua chùm ca dao trên, em cảm nhận được gì về tình cảm của tác giả nhân dân đối với quê hương đất nước.

Gợi ý:

- Qua chùm ca dao trên, em thấy được tình cảm yêu thương, trân trọng, tự hào về vẻ đẹp quê hương đất nước.

Câu 8. Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) nêu cảm nghĩ của em về một danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước.

Gợi ý:

Em thích nhất hình ảnh ngôi chùa Một Cột nhô lên khỏi mặt nước, khiến cho ta nghĩ đến hình tượng bông sen. Đó là một bông sen vươn thẳng lên khỏi ao hình vuông, xung quanh bao bọc bằng hàng lan can làm men những viên gạch sành tráng men xanh. Trong chiếc hồ nhỏ bao quanh chùa có trồng rất nhiều hoa sen. Vào những dịp xuân về những bông sen đua nhau nở hoa, toả hương thơm ngát, làm tăng thêm vẻ đẹp trang nghiêm cho chùa. Kiến trúc đơn giản mà tinh tế ấy đã tạo cho chùa Một Cột nét đẹp giản dị, tao nhã; nó thể hiện cái hồn cốt thanh cao của văn hóa Hà Nội nghìn năm văn hiến.

Trên đây là bài Soạn văn 6 Chùm ca dao về quê hương đất nước tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Chùm ca dao về quê hương đất nước.

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF