Nếu các em có những thắc mắc đến tác giả, tác phẩm, nội dung và nghệ thuật cũng như các vấn đề khác có liên quan đến các tác phẩm đã học, vui lòng đặt câu hỏi. Cộng đồng VĂN HỌC 247 sẽ sớm giải đáp cho các em.
Danh sách hỏi đáp (33 câu):
-
Thuy Kim Cách đây 6 năm
Câu 2. Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ sau: (Văn cảm thụ) CÁC BẠN CHỈ CẦN VIẾT HƠN 1 CHỤC DÒNG THÔI
Bầm ơi có rét không bầm
Heo heo gió núi lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non
Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu02/10/2018 | 3 Trả lời
Theo dõi (0) -
Choco Choco Cách đây 6 năm
Giải giúp e phần I với ạ
--------------------------------------------------
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:
Nước Đức trở thành một đống hoang tàn sau Thế chiến thứ hai. Khi ấy, có hai người Mĩ đến hỏi chuyện một người dân Đức vẫn đang sống dưới hầm trú đạn. Sau khi đi khỏi, hai người đã có cuộc trò chuyện với nhau trên đường.
Một người hỏi:
-Anh nghĩ người Đức có thể tái thiết đất nước hay không?
Người kia trả lời:
-Họ hoàn toàn có thể.
-Sao anh có thể khẳng định như thế?
Thay vì câu trả lời, bạn anh hỏi ngược lại:
-Anh có nhìn thấy họ đặt thứ gì trên bàn dưới tầng hầm u tối đó không?
-Một bình hoa.
Phải, trong hoàn cảnh khốn khó mà vẫn không quên hoa tươi, tôi tin chắc họ có thể xây dựng lại đất nước từ đống hoang tàn.
Còn giữ lấy một bông hoa trong ngục tối tức là còn nuôi dưỡng chút niềm tin vào cuộc sống tươi đẹp. Ngỡ là hão huyền nhưng trong lúc khó khăn nguy cấp nhất, đó chính là động lực để thúc đẩy con người vượt qua sự nghiệt ngã của đời sống. Chỉ cần không nhụt chí, vẫn giữ được tinh thần lạc quan cởi mở, thì ta có thể trèo lên khỏi vực thẳm. Thái độ tích cực chính là dòng suối mát lành và ánh sáng hi vọng.
(Trích Hạt giống tâm hồn - nghệ thuật sáng tạo cuộc sống, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2014, tr. 136)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Tại sao từ chiếc bình hoa dưới tầng hầm, một trong hai người Mĩ lại tin rằng người Đức có thể tái thiết đất nước sau chiến tranh?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu: Thái độ tích cực chính là dòng suối mát lành và ánh sáng hi vọng.
Câu 4. Qua câu chuyện trên, anh/chị rút ra bài học gì về thái độ ứng xử trước những khó khăn, thử thách?PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ hình ảnh bình hoa trong câu chuyện phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trả lời cho câu hỏi: Cuộc sống sẽ ra sao nếu thiếu tinh thần lạc quan?
Câu 2. (5,0 điểm)
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa.
(Trích Việt Bắc, Tố Hữu)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, liên hệ với bài thơ Từ ấy (Tố Hữu) để bình luận về nhận định sau: Hồn thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái ta chung...(Ngữ văn 12, Tập một, tr.97, NXB Giáo dục – 2009)16/11/2018 | 2 Trả lời
Theo dõi (0)2Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Gửi câu trả lời HủyNguyễn Trung Thành Cách đây 6 nămPhân tích hình ảnh chiếc thuyền trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.
13/10/2018 | 2 Trả lời
Theo dõi (0)Tra xanh Cách đây 6 nămĐọc đoạn trích:
Hãy đánh thức dậy, đất đai!
cho áo em tôi không còn vá vai
cho phần gạo mỗi nhà không còn thay bằng ngô, khoai, sắn,…
xin bắt đầu từ cơm no, áo ấm
rồi thì đi xa hơn – đẹp, và giàu, và sung sướng hơn
Khoáng sản tiềm tàng trong ruột núi non
châu báu vô biên dưới thềm lục địa
rừng đại ngàn bạc vàng là thế
phù sa muôn đời như sữa mẹ
sông giàu đằng sông và bể giàu đằng bể
còn mặt đất hôm nay thì em nghĩ thế nào?
lòng đất giàu, mặt đất cứ nghèo sao?
***
Lúc này ta làm thơ cho nhau
đưa đấy mà chỉ mấy lời ngọt lạt
ta ca hát quá nhiều về tiềm lực
tiềm lực còn ngủ yên…
Tp. Hồ Chí Minh 1980 – 1982
(Trích “Đánh thức tiềm lực”, Ánh trăng – Cát trắng – Mẹ và em,
Nguyễn Duy, NXB Hội Nhà văn, 2015, tr. 289 – 290)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?
Câu 2: Trong đoạn trích, tác giả đã nhắc đến những yếu tố nào thuộc về tiềm lực tự nhiên của đất nước?
Câu 3: Nêu hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi tu từ trong đoạn trích.
Câu 4: Theo anh (chị) quan điểm của tác giả trong hai dòng thơ: ta ca hát quá nhiều về tiềm lực / tiềm lực còn ngủ yên có còn phù hợp với thực tiễn ngày nay không? Vì sao?
(Đề thi THPT Quốc gia 2018 môn Ngữ văn)
16/11/2018 | 2 Trả lời
Theo dõi (0)can chu Cách đây 6 nămHãy nêu một số bài thơ có nội dung: "Bác Hồ với giáo dục"
16/11/2018 | 4 Trả lời
Theo dõi (0)Nguyễn Tiểu Ly Cách đây 6 nămhãy nói ngắn gọn nội dung của một quyển sách mà em yêu thích
16/11/2018 | 3 Trả lời
Theo dõi (0)Nguyễn Thủy Cách đây 6 nămChỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu sau:
"Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có thuyền mới biết
Biển đi đâu, về đâu."
14/11/2018 | 1 Trả lời
Theo dõi (0)Nguyễn Ngọc Linh Chi Cách đây 7 nămHãy đóng vai Quang Trung kể lại cuộc hành binh thần tốc. Mọi người giúp em với ạ em có bài kiểm tra mà mới viết được có xíu không nghĩ được.. Em cảm ơn ạ..
25/09/2017 | 2 Trả lời
Theo dõi (0)
XEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 12