YOMEDIA
NONE

Thực hành tiếng Việt trang 44 - Ngữ văn 10 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo


Trong giao tiếp và tạo lập văn bản, chúng ta sử dụng nhiều từ Hán Việt, tuy nhiên việc chưa hiểu rõ nghĩa hoặc dùng từ không phù hợp với khả năng kết hợp sẽ gây mơ hồ về nghĩa. Bài giảng Thực hành tiếng Việt trang 44 thuộc bộ sách Chân Trời Sáng Tạo dưới đây được HOC247 biên soạn và tổng hợp nhằm giúp các em nhận diện và biết cách sửa một số lỗi về cách dùng từ Hán Việt. Từ đó, áp dụng vào giải các bài tập cụ thể và tự tin hơn trong quá trình viết văn của mình. Chúc các em học tập vui vẻ!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Ôn tập về từ Hán Việt

- Trong tiếng Việt có số lượng lớn các từ Hán Việt. Tiếng cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt

- Phần lớn các yếu tố Hán Việt được kết hợp tạo thành từ ghép, cũng có một số trường hợp được dùng độc lập như một từ

- Cũng như từ ghép thuần Việt, từ ghép Hán Việt có hai loại chính: từ ghép đẳng lập và chính phụ

- Trật tự của các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán Việt:

+ Có trường hợp giống với trật tự từ ghép thuần Việt: yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau

+ Có trường hợp khác với trật tự từ ghép thuần Việt: yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau

1.2. Lỗi dùng từ Hán Việt và cách sửa

- Dùng từ không đúng hình thức ngữ âm

Ví dụ: Ông ấy là một đọc giả khó tính.

+ Cách sửa: Nên dùng từ độc giả hoặc từ ngữ thuần Việt người đọc.

- Dùng từ ngữ không đúng nghĩa

Ví dụ: Tự ti là một trong những yếu điểm của anh ấy

+ Ở câu này, người viết dùng sai từ yếu điểm (điểm quan trọng).

+ Cách sửa: Thay từ yếu điểm bằng từ nhược điểm hoặc điểm yếu.

- Dùng từ không phù hợp với khả năng kết hợp

Ví dụ: Những văn nhân và người làm thơ thời trung đại thường chuộng dùng điển cố.

+ Ở câu này, việc kết hợp văn nhân (từ Hán Việt) và người làm thơ (cụm từ thuần Việt) không phù hợp.

+ Cách sửa: Nên dùng cả hai từ ngữ Hán Việt là văn nhân và thi sĩ hoặc cả hai từ thuần Việt là người viết văn và người làm thơ.

- Dùng từ không phù hợp với phong cách

Ví dụ: Dạo này sức khỏe thân mẫu bạn như nào?

+ Đây là câu hỏi giao tiếp thông thường giữa hai người bạn nên cần giản dị, gần gũi hơn là trang trọng, kiểu cách; do đó việc dùng từ Hán Việt là không cần thiết.

+ Cách sửa: Dùng từ thuần Việt mẹ thay cho từ Hán Việt thân mẫu.

Bài tập minh họa

Bài tập: Phân biệt nghĩa và cách dùng các cặp từ ngữ Hán Việt sau:

a. cố chủ tịch – cựu chủ tịch

b. cương quyết – kiên quyết

Hướng dẫn giải:

- Tách các yêu tố Hán Việt để phân tích nghĩa của từ ngữ

- Có thể sử dụng điển Hán Việt để hiểu thêm nghĩa của các từ đã cho

Lời giải chi tiết:

a. cố chủ tịch - cựu chủ tịch

- ''Cố'' có nghĩa là chỉ người đã qua đời nhưng vẫn còn lưu lại tron kí ức và từ này chỉ dùng cho những người có danh phận hoặc địa danh nổi tiếng.

- ''Cựu'' có nghĩa là cũ nhưng là người vẫn còn sống nên từ cựu chủ tịch có nghĩa là nói đến một người từng làm chủ tịch đã hết nhiệm kì mà vẫn còn sống.

b. cương quyết - kiên quyết

- ''Cương'' có nghĩa là cứng, cứng rắn ; còn ''quyết'' là quyết tâm nên từ cương quyết có nghĩa là dù thế nào cũng giữ vững ý định cho dù gặp khó khăn gì cũng không thay đổi.

- '' Kiên '' có nghĩa là kiên trì, bền bỉ ; còn '' quyết '' là quyết tâm nên từ kiên quyết có nghĩa là kiên trì, quyết tâm làm được điều đã định, dù khó khăn đến mấy cũng không thay đổi.

Lời kết

- Học xong bài Thực hành tiếng Việt trang 44, các em cần nắm:

+ Khái quát và nhận biết một số lỗi về cách dùng từ Hán Việt

+ Áp dụng vào giải các bài tập về từ Hán Việt cụ thể

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 44 Ngữ văn 10 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Bài học Thực hành tiếng Việt trang 44 sẽ giúp các em nhận diện và phân tích một số loại lỗi khi dùng từ Hán Việt, qua đó vận dụng kiến thức vào giải các bài tập cụ thể. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn dưới đây:

Hỏi đáp bài Thực hành tiếng Việt trang 44 Ngữ văn 10 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 10 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON