Trong trích đoạn Xuý Vân giả dại tác giả đã xây dựng hình tượng người con gái thôn quê bình với khát vọng có một gia đình hạnh phúc nhưng vì những hủ tục phong kiến mà ước mơ ấy mãi chẳng thành hiện thực. HOC247 mời các em cùng tham khảo bài soạn Xúy Vân giả dại thuộc bộ sách Cánh Diều dưới đây để có thêm nhiều kiến thức về tác phẩm. Đồng thời biết cảm thông cho số phận người phụ nữ trong xã hội lúc bấy giờ. Chúc các em học tập vui vẻ!
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Nội dung
Đoạn trích đã khắc họa thành công hình hóa điên của nhân vật Xúy Vân qua những câu từ, lời lẽ và hành động của nhân vật giúp người đọc hình dung được hoàn cảnh và thân phận của người phụ nữ xưa cùng những thiệt thòi của họ khi sống trong xã hội nam quyền, đồng thời thể hiện niềm cảm thông đối với người phụ nữ trong xã hội xưa.
1.2. Nghệ thuật
- Thể hiện được những đặc trưng của thể loại chèo ở nhiều khía cạnh như cách xưng danh, sự tương tác giữa người xem và người diễn,...
- Ngôn từ được thể hiện đa dạng theo nhiều cách như nói lệch, vỉa, hát quá giang, đế, điệu con gà rừng, điệu sử rầu, hát sắp, hát ngược
- Giàu tính bi kịch
2. Soạn bài Xúy Vân giả dại Ngữ văn 10 tập 1 Cánh Diều
2.1. Chuẩn bị đọc
Câu hỏi: Nhan đề đoạn trích và hình ảnh vai diễn trên gọi cho em ấn tượng ban đầu như thể nào về nhân vật Xuý Vân?
Trả lời:
Nhan đề đoạn trích và hình ảnh vai diển trên gợi cho em ấn tượng ban đầu về hình ảnh một người phụ nữ có vài phần nhan sắc đang giả điên giả dại giữa chốn đông người.
2.2. Trải nghiệm cùng văn bản
Câu 1: Chú ý các chỉ dẫn sân khấu (in nghiêng trong ngoặc đơn) và ngôn ngữ của nhân vật để hình dung hành động, cảm xúc, tâm trạng của Xúy Vân.
Trả lời:
Các chỉ dẫn sân khấu:
+ nói lệch
+ vía
+ hát quá giang
+ đế
+…
Câu 2: Cách dùng từ ngữ trong lời bài hát của Xúy Vân ở đoạn này có gì độc đáo?
Trả lời:
- Cách dùng từ ngữ trong lời bài hát của Xúy Vân độc đáo ở chỗ:
+ Lặp từ “lụy” 3 lần
+ Hình ảnh ẩn dụ: đò, con sông, cô bán hàng, gió trăng.
Câu 3: Trong lời xưng danh, Xúy Vân kể điều gì về bản thân?
Trả lời:
Trong lời xưng danh, Xúy Vân kể về họ tên mình, phẩm chất, tài năng và hoàn cảnh của mình.
Câu 4: Chú ý hình ảnh thể hiện tình cảm, mơ ước và tâm trạng của Xúy Vân.
Trả lời:
- Các hình ảnh thể hiện tình cảm: Con gà rừng, con gà rừng ăn lẫn với con công/ Đắng cay chẳng có chịu được ức
- Các hình ảnh thể hiện mơ ước: Để anh đi gặt, để nàng mang cơm
- Các hình ảnh thể hiện tâm trạng: ức bởi xuân huyên
Câu 5: Hình dung điệu múa, lời hát của Xúy Vân trên sân khấu.
Trả lời:
Điệu múa, lời hát của Xúy Vân trên sân khấu thể hiện Xúy Vân là một người khéo léo, đảm đang trong việc nhà “điệu múa bắt nhện, xe tơ, dệt cửi…” đó đều được coi là công việc thể hiện sự đảm đang tháo vát của người phụ nữ xưa kia. Kết hợp với tâm trạng vốn đang đầy ngổn ngang, bi kịch của nàng khiến cho người nhìn có phần cảm thấy nàng như đang giả điên giả dại.
Câu 6: Xúy Vân than về điều gì? Chú ý biện pháp ẩn dụ trong đoạn hát sắp.
Trả lời:
- Xúy Vân than về nỗi nhớ người yêu của mình
- Biện pháp ẩn dụ: con cá rô nằm trong vũng trâu, năm bảy cần câu châu vào.
→ Hình ảnh đó thể hiện một trạng thái cùng cực, phẫn uất của của người phụ nữ trong một tình cảnh đầy bế tắc, bị mọi người nói ra nói vào, làm nổi bật bất hạnh của nhân vật Xúy Vân.
Câu 7: Chú ý những điều ngược đời, phi thực tế trong câu hát của Xúy Vân.
Trả lời:
Những điều ngược đời, phi thực tế trong câu hát của Xúy Vân:
- Trống cơm – vỗ nên bông
- Cô gái lội sông té bèo
- Chuột đậu cảnh rào – muỗi ấp cánh dơi
- Ông bụt bẻ cổ con nai
- Trứng gà – tha quạ
- Con vâm ấp trứng ba ba
- Cưỡi gà đi đánh giặc
2.3. Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1: Tác giả dân gian đã sử dụng các lối nói, làn điệu, vũ điệu, chỉ dẫn sân khấu nào để kể lại sự việc “Xuý Vân giả dại"?
Trả lời:
- Lối nói: vỉa, nói lệch, nói điệu sử rầu
- Làn điệu: điệu sa lệch, hát quá giang, hát ngược, hát điệu con gà rừng.
- Vũ điệu: điệu bắt nhện, xe tơ, dệt cửi…
- Chỉ dẫn sân khấu: đế
Câu 2: Chỉ ra những lời nói, câu hát, chỉ dẫn sân khấu chủ yếu thể hiện:
a) Sự "nhập vai" là người bị điên dại của Xuý Vân.
b) Ước mơ về cuộc sống gia đình của nàng.
c) Thực tế cuộc sống của nàng trong gia đình chồng.
Trả lời:
a) Lời nói, câu hát, chỉ dẫn sân khấu thể hiện sự “nhập vai” là người bị điên dại của Xúy Vân:
- Lời nói: Tôi chắp tay lạy bạn đừng cười/ Tôi không trăng gió gặp người trăng gió/ Ai ơi giữ lấy đạo hằng chớ quên
- Câu hát: Chiếc trống cơm, ai khéo vỗ nên bông/ Một đàn các cô gái lội té bèo/ Chuột đậu cành rào, mỗi ấp cánh dơi… Cưỡi con gà mà đi đánh giặc”
- Chỉ dẫn sân khấu: đế, Xúy Vân vào, vừa đi vừa cười.
b) Lời nói, câu hát, chỉ dẫn sân khấu thể hiện ước mơ về cuộc sống gia đình của nàng là:
- Lời nói, câu hát: Chờ cho bông lúa chín vàng/ Để anh đi gặt, để nàng mang cơm
- Chỉ dẫn sân khấu: Xúy Vân múa điệu bắt nhện, xe tơ, dệt cửi.
c) Lời nói, câu hát, chỉ dẫn sân khấu thể hiện thực tế cuộc sống của nàng trong gia đình chồng
- Câu hát: Con gà rừng ăn lẫn với con công/ Đắng cay chẳng có chịu được, Xa xa lắc, xa xa líu/ Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên.
- Chỉ dẫn sân khấu: hát điệu sa lệch
Câu 3: Tâm trạng của Xuý Vân được thể hiện như thế nào qua tiếng gọi chờ đò, trong lời hát điệu con gà rừng, trong lời than, lời hát ngược?
Trả lời:
Tâm trạng của Xúy Vân được khắc họa rõ nét qua tiếng gọi đò, trong lời hát điệu con gà rừng, trong lời than, lời hát ngược. Đó là sự day dứt về tình cảnh của mình, là sự chờ đợi đằng đẵng hết cả tuổi xuân qua tiếng gọi chờ đò. Hay tình cảnh khốn khổ, chứa đựng đầy bi kịch của bản thân trong điệu hát con gà rừng. Tiếp đến là sự bi kịch trong tình yêu khi vừa thương chồng, vừa nhớ người tình của mình, nỗi sầu tương tư khiến nàng thức trắng đêm. Nhưng với nàng giờ đây, chồng nàng đã là mỗi tình cũ, là người xưa. Cuối cùng là tâm trạng ngổn ngang chứa đầy sự phi lí, chán trường của Xúy Vân được thể hiện rõ nét trong lời hát ngược.
Câu 4: Phân tích tác dụng của một yếu tố nghệ thuật trong văn bản mà em thấy thể hiện rõ đặc trưng của sân khấu chèo.
Trả lời:
Yếu tố nghệ thuật được sử dụng thể hiện rõ đặc trưng của sân khấu chèo là nghệ thuật diễn tả nhân vật. Nó bao gồm diễn tả nội tâm, tâm trạng phức tạp của nhân vật qua lời than, câu hát hay cử chỉ, hành động. Đan xem với đó là lối nói, chỉ dẫn sân khấu đa dạng nhằm làm nổi bật sự thay đổi trong tâm trạng, cảm xúc của nhân vật được thể hiện theo một trình tự hợp lí, phù hợp với hoàn cảnh bi kịch của nhân vật.
Câu 5: Theo em, nhân vật Xuý Vân đáng thương hay đáng trách? Vì sao?
Trả lời:
Theo em, nhân vật Xúy Vân vừa đáng thương nhưng cũng vừa đáng trách. Đáng thương ở chỗ, cuộc sống của nàng, tình duyên của nàng lận đận, lấy chồng nhưng lại phải chịu cảnh chăn đơn gối chiếc, chịu sự khổ đau, tủi nhục ở nhà chồng khi chồng không có nhà. Dù vậy, nhưng nàng vẫn có phần đáng trách bởi sự không chung thủy của mình. Nàng còn nghe lời người tình, giả điên để chồng bỏ mình, trả lại cho mình cuộc sống tự do để bản thân đi theo nhân tình. Như chúng ta đã biết, Xúy Vân cũng chỉ muốn theo đuổi khát khao được hạnh phúc, được thỏa mãn tình yêu lứa đôi, được sống bên nhau trọn đời. Nhưng nàng đã chọn cách phản bội chồng mình, đi theo nhân tình – tiếng gọi của tình yêu mà đánh mất bản tính vốn có của người phụ nữ, thủy chung, nghĩa tình.
Câu 6: Nếu nhân vật Xuý Vân trong vở chèo Kim Nham sống ở thời hiện đại, theo em, nàng có thể chọn cách giải thoát bi kịch của bản thân như thế nào?
Trả lời:
Theo em, nếu nhân vật Xuý Vân trong vở chèo Kim Nham sống ở thời hiện đại, nàng có thể giải bày tình cảnh, suy nghĩ, tâm tư của mình với Kim Nham. ởi xã hội hiện đại, con người đều bình đẳng và vợ chồng sẽ đều phải tôn trong quyết định của nhau. Vậy nên, thay vì giả điên, giả ngốc, nàng nên thổ lộ tấm lòng của mình với Kim Nham, nói rõ mong muốn của bản thân với chồng và kết thúc cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc này trong êm đẹp. Đồng thời, nàng cũng cần tìm hiểu rõ con người của Trần Phương, không nên yêu một cách mù quáng để cuối cùng bị lừa. Từ đó, đưa ra được quyết định đúng đắn là nên tiếp tục, hay dừng lại, suy tính kĩ cho cuộc sống tương lai của chính mình.
Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm:
3. Hướng dẫn luyện tập
Câu hỏi: Nêu một số đặc điểm của ngôn ngữ chèo mà bạn nhận biết được qua đoạn trích Xúy Vân giả dại, SGK Ngữ văn 10 tập 1 Cánh Diều.
Trả lời:
- Có sự đan xen, phối hợp nhuần nhuyễn giữa nói và hát: xuyên suốt đoạn trích, lời thoại của Xúy Vân được thể hiện qua nhiều điệu như nói lệch, vỉa, hát quá giang, đế, điệu con gà rừng, hát sắp, nói, hát ngược.
- Ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa: “Bông bông dắt, bông bông díu/ Xa xa lắc, xa xa líu”
- Cách nói ví von giàu tính tự sự trữ tình: “Tôi không trăng gió lại gặp người gió trăng”, “chờ cho bông lúa chín vàng”, “con cá rô nằm vũng chân trâu/ để cho năm bảy cần câu châu vào”,…
4. Hỏi đáp về bài Xúy Vân giả dại Ngữ văn 10 tập 1 Cánh Diều
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
5. Một số văn mẫu bài Xúy Vân giả dại Ngữ văn 10 tập 1 Cánh Diều
Tác phẩm Xúy Vân giả dại đã khắc hoạ hoàn cảnh và thân phận của người phụ nữ xưa cùng những thiệt thòi của họ khi sống trong xã hội nam quyền, đồng thời thể hiện niềm cảm thông đối với họ. Để cảm nhận được một cách sâu sắc về vấn đề này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây: