YOMEDIA
NONE

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 80 - Ngữ văn 10 Tập 1 Cánh Diều

HOC247 mời các em cùng tham khảo bài soạn Thực hành tiếng Việt trang 80 thuộc sách Cánh Diều dưới đây để nhận biết và phân tích một số lỗi dùng từ trong bài tập cụ thể. Từ đó tự tin hơn trong việc viết văn của mình. Chúc các em có nhiều kiến thức thật bổ ích!

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Ôn tập về lỗi dùng từ

Để giao tiếp có hiệu quả, người nói và người viết phải dùng từ đúng, dùng từ hay. Để dùng từ đúng, dùng từ hay, trước hết cần khác phục các lỗi dùng từ như sau:

- Dùng từ không đúng hình thức ngũ âm, chính tả do người sử dụng không nắm chắc hình thức ngữ âm, chính tả của từ, lẫn lộn các âm gần nhau.

- Dùng từ không đúng nghĩa do người sử dụng không nắm vững ý nghĩa của từ.

Mỗi khi dùng một từ mà các em chưa hiểu thật rõ nghĩa thì nên tra từ điển, đọc kĩ các nghĩa và các ví dụ về cách dùng của từ đó.

1.2. Một số lỗi dùng từ thường gặp

Ngoài các lỗi dùng từ không đúng hình thức ngữ âm, chính tả; không đúng ý nghĩa (như đã học ở Bài 1), người viết, người nói còn phải chú ý khắc phục những lỗi sau:

- Dùng từ sai quy tắc ngữ pháp. Biểu hiện thường gặp của lỗi này là người nói, người viết sắp xếp trật tự từ không đúng: nói, viết thiếu hư từ hoặc dùng hư từ không đúng.

- Dùng từ không hợp với phong cách ngôn ngữ: Lỗi này do người viết, người nói chọn từ không phù hợp với văn cảnh, hoàn cảnh giao tiếp hoặc thể loại văn bản.

- Dùng lặp từ, lặp nghĩa. Lặp từ là dùng nhiều lần một từ trong câu hoặc trong những cầu liên kế nhau khiến cho cầu văn, đoạn văn trở nên nặng nề.

2. Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 80 - Ngữ văn 10 tập 1 Cánh Diều

Câu 1: Phát hiện lỗi và sửa lỗi dùng từ sai quy tắc ngữ pháp trong các câu sau.

a) Ở lớp tôi, bạn ấy là người hoạt động rất là năng lực.

b) Trong truyện ngắn, nhà văn đã xây dựng nên nhiều hình tượng đặc sắc với những phẩm chất cao quý và tốt đẹp của nhân văn.

c) Lớp trẻ của chúng ta là niềm hi vọng đất nước Việt Nam hàng ngàn năm văn hiến.

d) Qua các vở tuồng, chèo trong bài học này, chúng ta thấy các người phụ nữ trong mỗi câu chuyện đều có những số phận riêng.

Trả lời:

a) Sửa lỗi: năng lực → năng nổ

b) Sửa lỗi: nhân văn → nhân vật

c) Sửa lỗi: hàng ngàn năm văn hiến → ngàn băn văn hiến

d) Sửa lỗi: các người phụ nữ → hình ảnh những người phụ nữ

Câu 2: Phân tích các lỗi lặp từ, lặp nghĩa, lỗi dùng từ không hợp với phong cách ngôn ngữ trong các câu sau và sửa lại cho đúng:

a) Vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến là một trong những tác phẩm tuyệt tác.

b) Mắc mưu Thị Hến, con đường hoạn lộ làm quan của Huyện Trìa thế là liệu có chấm hết?

c) Bạn ấy đại diện thay mặt cho những người có thành tích học tập xuất sắc nhất.

d) Đó là bức tối hậu thư cuối cùng mà cảnh sát đưa ra cho nhóm tội phạm đang lẫn trốn.

Trả lời: 

a) Dùng từ lặp nghĩa: tác phẩm và tuyệt tác → dùng một trong hai từ

b) Từ lặp nghĩa: dùng một trong hai từ thế là hoặc liệu

c) Từ lặp nghĩa: đại diện và thay mặt → dùng một trong hai từ

d) Từ lặp nghĩa: tối hậu thư và thư cuối cùng → dùng một trong hai từ

Câu 3: Kết hợp nào sau đây bị xem là sai hoặc dư thừa?

- còn nhiều tồn tại/ còn nhiều vấn đề tồn tại.

- cảnh đẹp / thắng cảnh / thắng cảnh đẹp

- đề cập đến vấn đề / đề cập vấn đề

- công bố / công bố công khai

Trả lời:

Kết hợp sau đây bị xem là sai hoặc dư thừa:

- Còn nhiều vấn đề tồn tại

- Thắng cảnh đẹp

- Đề cập vấn đề

- Công bố công khai

Câu 4: Tìm các từ Hán Việt chỉ người trong văn bản Thị Mầu lên chùa và từ thuần Việt đồng nghĩa với mỗi từ Hán Việt ấy. Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) nhận xét về cách sử dụng từ Hán Việt trong các trường hợp đó.

Trả lời:

- Tiểu, vãi già: chỉ sư trên chùa

- Nhà phú ông: người đàn ông giàu có

- Thiếp: vợ

- Tri âm: bạn thân

Cách sử dụng từ Hán Việt trong các trường hợp trên trong văn bản tạo cảm giác về sự cổ kính, trang trọng nơi cửa Phật của những người nói. Đồng thời, nó cũng nhấn mạnh hoàn cảnh của vở kịch thuộc thời cổ xa xưa. Sự vận dụng sáng tạo, đúng hoàn cảnh của các từ Hán Việt nhằm tạo sự dễ hiểu, gần gũi cho người đọc, người nghe.

Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm:

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: Chỉ ra các lỗi dùng từ trong những câu dưới đây. Chữa lại các lỗi sai về dùng từ trong các câu đó.

a. Nghe phong phanh hình như hôm nay được nghỉ.

b. Anh ấy là một người kiên cố.

c. Anh ấy rất cao ráo.

Trả lời:

- Lỗi dùng từ trong:

    + Câu a: phong phanh

    + Câu b: kiên cố

    + Câu c: cao ráo

- Chữa lại các câu đã cho như sau:

    + Câu a: Nghe phong thanh hình như hôm nay được nghỉ

    + Câu b: Anh ấy là một người rất kiên cường

    + Câu c: Anh ấy rất cao

4. Hỏi đáp về bài Thực hành tiếng Việt trang 80 Ngữ văn 10 tập 1 Cánh Diều

Khi có vấn đề khó hiểu về bài soạn này cần giải đáp, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF