Đoạn Thị Mầu lên chùa khắc hoạ thành công hai hình tượng nhân vật đối lập là Thị Mầu và Thị Kính. Tuy nhiên họ lại có điểm chung là những người phụ nữ bị xã hội phong kiến với những hủ tục đè nặng không thể tự tìm được hạnh phúc cho bản thân. HOC247 mời các em cùng tham khảo bài soạn Thị Mầu lên chùa thuộc bộ sách Cánh Diều dưới đây để có thêm nhiều kiến thức về tác phẩm. Chúc các em học tập vui vẻ!
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Nội dung
Đoạn trích thể hiện thành công hình ảnh Thị Mầu với tính cách lẳng lơ, buông thả, cho thấy đặc trưng của nhân vật này qua lời nói, cử chỉ và hành động đối với tiểu Kính Tâm. Qua đó cho thấy niềm cảm thông, thương cảm với thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ và ngợi ca trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của họ.
1.2. Nghệ thuật
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình
- Tình huống truyện đặc sắc lôi cuốn hấp dẫn
2. Soạn bài Thị Mầu lên chùa Ngữ văn 10 tập 1 Cánh Diều
2.1. Chuẩn bị đọc
Câu hỏi: Hình ảnh Thị Mầu lên chùa trong bức ảnh trên gợi cho em ấn tượng như thế nào?
Trả lời:
- Hình ảnh Thị Mầu lên chùa gợi cho em cảm nhận về một người phụ nữ có phần lẳng lơ, phóng khoáng, có vài phần tư sắc và mang theo màu sắc truyền thống.
2.2. Trải nghiệm cùng văn bản
Câu 1: Chú ý ngôn ngữ, hành động của các nhân vật và chỉ dẫn sân khấu.
Trả lời:
- Ngôn ngữ: phóng túng, tự do, không chút kiêng dè
+ Chưa chồng đấy thầy tiểu ơi
+ Người đâu mà đẹp như sao băng thế kia
+ Cổ cao ba ngấn, lông mày nét ngang
+ Thầy như táo rụng sân đình/ Em như gái rở, đi rình của chua
+…
- Chỉ dẫn sân khấu: đế, hát ghẹo tiểu, xưng danh, hát, ra nói, nấp. xông ra, nắm tay Tiểu Kính.
Câu 2:
- Thị Mầu lên chùa có gì khác với lẽ thường?
- Chú ý các con số trong lời nói và câu hát của Thị Mầu.
Trả lời:
- Thị Mầu lên chùa để vẽ vãn Tiểu Kính khác với lẽ thường người ta lên chùa để lễ Phật, cầu phúc
- Các con số trong lời nói của Thị Mầu: tiểu mười ba, sư mười bốn, vãi già mười lăm, một tháng đôi rằm, lên chùa từ mười ba.
Câu 3: Trong lời giới thiệu với chú tiểu, Thị Mầu đặc biệt nhấn mạnh thông tin gì?
Trả lời:
Trong lời giới thiệu với chú tiểu, Thị Mầu đặc biệt nhấn mạnh thông tin là thị chưa có chồng.
Câu 4:
- Thị Mầu có quan tâm đến việc vào lễ Phật không?
- Chú ý hành động, ngôn ngữ bày tỏ tình cảm của Thị Mầu?
Trả lời:
- Thị Mầu không hề quan tâm đến việc lễ Phật
- Hành động, ngôn từ bày tỏ tình cảm của Thị Mầu là:
+ Người đâu mà đẹp như sao băng thế kia
+ Người đâu đến ở chùa này/ Cổ cao ba ngấn, lông mày nét ngang
+ Thầy như táo rụng sân đình/ Em như gái rở, đi rình của chua.
Câu 5: Phép so sánh trong lời của Thị Mầu có gì độc đáo?
Trả lời:
Phép so sánh của Thị Mầu rất độc đáo: Tiểu Kính – táo rụng sân đình, Thị Mầu – gái rở, đi rình của chua. Hình ảnh giản dị, gần gũi, ngắn gọn, dễ hiểu nhưng vẫn tạo tiếng cười cho người nghe. Đồng thời, nó làm nổi bật sự mến ngộ, lẳng lơ của nhân vật Thị Mầu.
Câu 6:
- Những câu hát trong phần này đều tập trung thể hiện điều gì?
- Câu “Trúc xinh […] chẳng xinh!” có gì khác với ca dao?
Trả lời:
- Những câu hát trong phần này tập trung nhấn mạnh duyên của Thị Mầu và Tiểu Kính là trời định, vậy nên chớ có trốn tránh hay bỏ lỡ.
- Câu “Trúc xinh[…] chẳng xinh!” khác với ca dao ở một vài chỗ bởi tác giả đã thay đổi nội dung chính của câu, câu ca dao phải là “Trúc xinh trúc mọc sân đình/ Em xinh em đứng một mình càng xinh!”
Câu 7: Đoạn trích có những chỉ dẫn sân khấu nào? Tác dụng của các chỉ dẫn đó với người đọc là gì?
Trả lời:
- Những chỉ dẫn sân khấu: hát, nói, nấp, xông ra, nắm tay Tiểu Kính, đế, hát ghẹo tiểu, xưng danh.
- Tác dụng: giúp người đọc dễ dàng hình dung, tưởng tượng ra tình huống tương ứng và đồng thời giúp người đọc hiểu rõ hơn về nhân vật trong vở chèo.
2.3. Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1: Thị Mầu đã sử dụng ngôn ngữ, hành động như thế nào để bày tỏ tình cảm với chú tiểu? Tiếng gọi “thầy tiểu ơi!" lặp lại nhiều lần có tác dụng gì trong việc biểu lộ nỗi lòng Thị Mầu? Em thấy ấn tượng nhất với lời bày tỏ tình cảm nào của Thị Mầu? Vì sao?
Trả lời:
- Những hành động, ngôn ngữ bày tỏ tình cảm của Thị Mầu với chú tiểu là: Thị khen chú tiểu xinh đẹp động lòng người, hết lòng khen ngợi, xông ra nắm lấy tay Tiểu Kính. Hay so sánh mình với gái rở tìm của chua và Tiểu Kính là táo rụng sân đình. Mỗi lời ca, câu hát đều thể hiện rõ sự ngưỡng mộ, cảm mến đầy táo bạo, mãnh liệt của Thị Mầu dành cho Tiểu Kính cho dù Tiểu Kính có khước từ lại.
- Tiếng gọi “thầy tiểu ơi!" lặp lại nhiều lần tạo cảm giác đây như tiếng gọi của sự yêu thương, cảm mến sâu sắc của Thị Mầu dành cho Tiểu Kính.
- Em ấn tượng với lời tỏ tình “Một cành tre, năm cành tre/ Phải duyên thời lấy, chớ nghe họ hàng”. Đó là một lời tỏ tình đầy táo bạo, thể hiện sự nhất quyết vượt qua lễ nghi phong kiến thông thường. Bởi thường thì gái lớn gả chồng là phải có sự đồng ý của cha mẹ và lời của bà mai mối. Nhưng ở đây, Thị Mầu nói “chớ nghe họ hàng” thể hiện một sự dứt khoát muốn vượt qua lễ nghi này, tự quyết định tương lai của chính mình.
Câu 2: Qua ngôn ngữ và hành động của nhân vật Tiểu Kính trong đoạn trích, em có nhận xét gì về nhân vật này?
Trả lời:
Qua ngôn ngữ và hành động của nhân vật Tiểu Kính trong đoạn trích, em có nhận xét về nhân vật này là một người hiểu lễ nghi, trọng phép tắc và kính Phật. Bởi nàng biết bước vào cửa Phật phải vượt qua sự ràng buộc của tình cảm trần thế, mà nay lại bị hiểu lầm của Thị Mầu khiến Tiểu Kính thấy khó xử. Nàng luôn niệm Phật, gõ mõ như một cách nhằm tĩnh tâm, bình tĩnh tránh bị ảnh hưởng bởi những lời quấy nhiễu của Thị Mầu.
Câu 3: Dưới đây là một số trích dẫn ngôn ngữ của tác giả dân gian (được thể hiện qua tiếng đế) và nhân vật Thị Mầu:
Tiếng đế |
Lời đáp của Thị Mầu |
- Ai lại đi khen chú tiểu thế, cô Mầu ơi! - Có ai như mày không? - Dơ lắm! Mầu ơi! - Sao lẳng lơ thế, cô Mầu ơi! |
- Đẹp thì người ta khen chứ sao! - [...] chỉ có mình tao là chín chắn nhất đấy. - Kệ tao. - Lẳng lơ đây cũng chẳng mòn / Chính chuyên cũng chẳng sơn son để thời! |
Em có đồng tình với cách đánh giá trên đây của tác giả dân gian (qua tiếng đế) về Thị Mầu và thái độ, suy nghĩ của Thị Mầu không? Vì sao?
Trả lời:
Đặt trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, em đồng ý với cách đánh giá trên của tác giả dân gian. Bởi theo lễ nghi của phong kiến, trong quan hệ tình cảm thường rất trọng lễ nghi và phong tục, đặc biệt là ở lời nói. Nhưng ở đây Thị Mầu đều vượt qua tất cả, nàng không ngại mà khen chú Tiểu, không ngại mà nói thích, không hề kiêng dè, để ý đến lời nói ngoài kia. Qua những lời đế, ta phần nào hiểu được sự khắc nghiệt của những hủ tục xưa kia trong quan hệ tình cảm cảm của con người và đồng thời ta cũng thấy rõ được sự táo bạo, đầy bản lĩnh và có chút lẳng lơ của Thị Mầu.
Câu 4: Theo em, nhân vật Thị Mầu là người như thế nào? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nêu lên nhận xét của mình về nhân vật này.
Trả lời:
Đoạn văn tham khảo
Theo em, nhân vật Thị Mầu là một người phụ nữ táo bạo, mạnh dạn và đầy mãnh liệt trong việc thể hiện tình yêu của chính mình. Mặc cho sự khắt khe của các hủ tục phong kiến, Thị mạnh dạn nói lên tình cảm, những điều mình suy nghĩ thành lời, cho mọi người cùng thấy, cùng nghe và không có chút gì gọi là xấu hổ hay miễn cưỡng. Đó là cách thể hiện tình yêu đầy chân thật, phóng khoáng nhưng cũng có chút hơi quá của Thị Mầu. Nhưng nhờ những chi tiết đó ta thấy được mức độ ái mộ của Thị Mầu đối với Tiểu Kính là lớn đến đâu, nhiều như thế nào.
Câu 5: Em biết những tác phẩm văn học nào lấy cảm hứng từ hình tượng nhân vật Thị Mầu trong vở chèo Quan Âm Thị Kính.
Trả lời:
Những tác phẩm văn học nào lấy cảm hứng từ hình tượng nhân vật Thị Mầu trong vở chèo Quan Âm Thị Kính:
- Này em Thị Mầu (Ngân Vịnh)
- Thị Mầu (Hoàn Nguyễn)
- Xuân khúc Thị Mầu (Huy Trụ)
Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm:
3. Hướng dẫn luyện tập
Câu hỏi: Lời thoại của Thị Mầu cho thấy nhân vật quan niệm như thế nào về tình yêu và hạnh phúc?
Trả lời:
Qua lời thoại của Thị Mầu, có thể thấy nhân vật này khá phóng khoáng, tự do suy nghĩ về tình yêu. Thị Mầu nghĩ rằng chỉ cần là mfnh nhơ, tương tư về người ta là mình có thể tư do đến bên người đó, không ngại quy giáo, lễ nghĩa. Là duyên thì mình đén ''Phải duyên thời lấy/ Chớ nghe họ hàng''
4. Hỏi đáp về bài Thị Mầu lên chùa Ngữ văn 10 tập 1 Cánh Diều
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
5. Một số văn mẫu bài Thị Mầu lên chùa Ngữ văn 10 tập 1 Cánh Diều
Tác phẩm Thị Mầu lên chùa đã tái hiện bức tranh về xã hội phong kiến đương thời thu nhỏ với nhân vật Thị Mầu đại diện cho bao nỗi khát vọng của người phụ nữ xưa. Để cảm nhận được một cách sâu sắc về vấn đề này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây: