Để giúp các em chuẩn bị bài tốt hơn, Học 247 xin giới thiệu đến các em bài soạn Vận nước. Bài soạn sẽ giúp các em trả lời những câu hỏi cần thiết trong SGK, đồng thời gợi mở những vấn đề trọng tâm của bài học. Chúc các em có thêm một bài soạn hay để tham khảo và thêm một tiết học tích cực trên lớp.
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Nội dung
- Cái nhìn sâu sắc và niềm tin lạc quan vào tương lai của đất nước, c
- Khát vọng hoà bình và truyền thống yêu chuộng hoà bình của dân tộc Việt Nam
1.2. Nghệ thuật:
- Lời thơ ngắn gọn, ý thơ hàm súc trong việc khẳng định chân lí
- Câu thơ: có nội dung và hình thức như châm ngôn
- Một số từ ngữ nhà phật
2. Soạn bài Vận nước chương trình chuẩn
2.1. Soạn bài tóm tắt
Câu 1: Tác giả so sánh “Vận nước như dây leo quấn quýt” nhằm diễn tả điều gì? (Sự vững bền, Sự lâu dài, Sự phát triển thịnh vượng?)
- Tác giả so sánh “Vận nước như dây mây quấn quýt” ý nói sự bền chắc, thịnh vượng của nước nhà.
Câu 2: Qua hai câu thơ đầu, nêu cảm nhận của anh (chị) về:
Hoàn cảnh đất nước:
- Sau khi vua Đại Hành địch thân cầm quân chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước toàn thắng. Vua muốn xây dựng lại đất nước, đem lại bình yên cho muôn dân. Bài thơ thể hiện sự thống nhất trên dưới một lòng của chủ tướng với quân dân.
Tâm trạng tác giả:
- Rất tin tưởng vào tương lai của đất nước. Hai câu thơ cho thấy tâm trạng của tác giả: vui tươi, lạc quan và tự hào.
Câu 3: Đọc tiểu dẫn để hiểu nội dung hai chữ “vô vi”, sau đó thử giải thích vì sao tác giả lại khẳng định “Vô vi trên điện các – Chốn chốn dứt đao binh”
- “Vô vi” theo Lão Tử là thuận theo tự nhiên, không làm gì trái với quy luật của tự nhiên.
- Hai câu cuối, tác giả lại khẳng định như vậy là vì người trị quốc nếu biết dùng trí và đức của mình mà trị vì đất nước, làm cho nhân dân cảm phục, mến mộ thì quốc gia ấy sẽ thái bình thịnh trị.
Câu 4: Theo anh (chị), hai câu thơ cuối phản ánh truyền thống tốt đẹp gì của dân tộc Việt Nam?
- Hai câu thơ cuối thể hiện truyền thống yêu chuộng hòa binh, chống lại chiến tranh của dân tộc Việt Nam ta.
2.2. Soạn bài chi tiết
Câu 1: Tác giả so sánh "Vận nước như dây mây leo quấn quýt" nhằm diễn tả điều gì? (Sự vững bền, Sự lâu dài, Sự phát triển thịnh vượng?)
- Tác giả so sánh "Vận nước như dây mây leo quấn quýt" nhằm diễn tả: sự bền chặt, thịnh vượng của đất nước. → Câu thơ vừa khẳng định tình đoàn kết toàn dân, đồng thời nói lên niềm tin của tác giả vào vận nước.
Câu 2: Qua hai câu thơ đầu, nêu cảm nhận của anh (chị) về:
- Hoàn cảnh đất nước
- Sau nhiều năm chiến tranh loạn lạc (loạn mười hai sứ quân và sự xâm lược của nhà Tống năm 981) đất nước ta bắt đầu bước vào thời kì ổn định. Nhà vua (Lê Đại Hành) muốn xây dựng một vương triều phong kiến vững mạnh, một quốc gia hùng cường. Trong khí thế đi lên của dân tộc, mọt vận hội mới như đang mở ra trước mắt.
- Tâm trạng tác giả
- Rất tin tưởng vào tương lai của đất nước. Hai câu thơ phản ánh một tâm trạng phơi phới vui tươi, đầy lạc quan và tự hào.
Câu 3: Đọc tiểu dẫn để hiểu nội dung hai chữ vô vi, sau đó thử giải thích vì sao tác giả lại khẳng định "Vô vi trên điện các - Chốn chốn dứt đao binh"
- Tác giả lại khẳng định "Vô vi trên điện các - Chốn chốn dứt đao binh" là vì:
- Hai câu cuối nói về đường lối trị nước. Tất cả cô đọng lại trong hai chữ “vô vi”. Vô vi theo Lão Tử là thuận theo tự nhiên, không làm gì trái với quy luật của tự nhiên. Vô vi trong bài này được hiểu là : người trị quốc phải dùng cái đức của mình để cảm hoá nhân dân khiến cho dân tin phục. Khi dân tin phục thì đất nước sẽ tự đạt được thái bình. Trị nước như thế nghĩa là lấy đức mà trị quốc. Hai câu thơ cuối là một lời khẳng định bởi chỉ có lấy đức mà trị quốc mới là kế sách lâu bền để xây dựng một quốc gia thái bình thịnh trị.
Câu 4: Theo anh (chị), hai câu thơ cuối phản ánh truyền thống tốt đẹp gì của dân tộc Việt Nam
- Hai câu thơ cuối phản ánh một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta: truyền thống yêu chuộng hoà bình.
3. Soạn bài Vận nước chương trình nâng cao
Câu 1: Anh (chị) hãy cho biết bài thơ Vận nước ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Bài thơ Vận nước được làm sau năm 981-982, khi vua Lê Hoàn đích thân cầm quân chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước và toàn thắng.
Câu 2: Phân tích ý nghĩa của hình ảnh “dây mây kết nối” trong lời đáp lại câu hỏi của vua Lê Hoàn: ‘Vận nước ngắn dài thế nào?”
- Hình ảnh “dây mây kết nối” nhằm diễn tả sự bền chặt, thịnh vượng của đất nước. Câu thơ là lời khẳng định của tác giả về niềm tin vào tình đoàn kết của toàn dân.
Câu 3: Giải thích vì sao nói nhà vua dùng đường lối “vô vi” thì khắp nơi trong nước lại có thể dứt được nạn đao binh.
- Vô vi trong bài này được hiểu là : người trị quốc phải dùng cái đức của mình để cảm hoá nhân dân khiến cho dân tin phục. Khi dân tin phục thì đất nước sẽ tự đạt được thái bình. Trị nước như thế nghĩa là lấy đức mà trị quốc.
4. Một số bài văn mẫu bài thơ Vận nước
Nguyễn Pháp Thuận là nhà thơ nổi tiếng, tác phẩm ông viết ra đã mang những dấu ấn rất sâu sắc và nó có tầm ảnh hưởng rất lớn lao đến sự nghiệp văn chương và công cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước của Tổ quốc. Tiêu biểu trong những tác phẩm đó là bài Quốc Tộ (Vận nước). Để có thể phân tích được tác phẩm này, mời các em cùng tham khảo bài văn mẫu sau: