YOMEDIA
NONE

Soạn bài Hứng trở về của Nguyễn Trung Ngạn- Ngữ văn 10

Nhằm giúp các em chuẩn bị bài tốt hơn, có thêm một tiết học tích cực trên lớp, Học 247 xin giới thiệu đến các em bài soạn Hứng trở về. Mong rằng bài soạn sẽ là một gợi ý hay cho các em cho câu trả lời những câu hỏi trong SGK. 

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung 

  • Bài thơ là một niềm mong ước khao khát được về nhà.
  • Nỗi nhớ da diết làm cho tác giả dù có sung sướng đến đâu vẫn muốn trở về nơi quê nhà hơn là đươc ở nơi ăn sung mặc sướng.

1.2. Nghệ thuật:

  • Sử dụng những hình ảnh thơ gợi cảm....
  • Biện pháp so sánh tài tình giữa câu 3 và câu 4....

2. Soạn bài Hứng trở về chương trình chuẩn

2.1. Soạn bài tóm tắt

Câu 1: Nỗi nhớ quê hương hai câu thơ đầu có gì đặc sắc? (Lưu ý: Bài thơ sử dụng những hình ảnh dân dã, quen thuộc nhưng hàm xúc cô đọng lòng người; lí giải vì sao)

  • Nỗi nhớ quê nhà được gợi lên từ những hình ảnh dân dã: cây dâu già lá rụng, nong tằm vừa chín, lúa trổ bông với hương thơm ngào ngạt, cua đang lúc béo.
  • Cuộc sống ở đất khách quê người dù có sung túc nhưng vẫn không làm lòng tác giả nguôi ngoai nhớ về vùng quê nghèo. Bởi tất cả những gì đã gắn bó máu thịt với tác giả không thể nào thay thế được. Đây là tiếng lòng của nhà thơ được bộc lộ ra một cách tự nhiên và chân thành nhất.

Câu 2: Phân tích nét riêng của lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc trong bài thơ qua những hình tượng thơ độc đáo.

  • Bài thơ được mở đầu bằng những hình tượng thơ dân dã với cây dâu già, nong tằm chín, bông lúa thơm, và cua béo ngậy, gợi lên nỗi nhớ quê hương da diết. Dẫu rằng ở nơi đất khách kia có sung sướng có vui vầy thì cũng không bằng bước chân về trên mảnh đất quê hương nghèo khó mà đượm tình người.

2.2. Soạn bài chi tiết

Câu 1: Nỗi nhớ quê hương ở hai câu thơ đầu có gì đặc sắc? (Lưu ý: Bài thơ sử dụng những hình ảnh dân dã, quen thuộc nhưng hàm xúc cô đọng lòng người; lí giải vì sao)

  • Nỗi nhớ quê hương ở hai câu thơ đầu có điểm đặc sắc:
    • Những hình ảnh dân dã, quen thuộc về quê hương như cây dâu già lá rụng, nong tằm vừa chín, lúa trổ bông sớm thoảng hương thơm, cua đang lúc béo… gợi lên nỗi nhớ tha  thiết nhất.
    • Cuộc sống sung sướng ở đất Giang Nam không làm tác giả quên đi hình ảnh quê hương. Ngược lại chính cuộc sống nơi phồn hoa càng làm nhà thơ nhớ thương nơi quê nhà nghèo khó.
  • Lí giải: Tất cả những hình ảnh này đều rất giàu sức gợi bởi nó gắn bó máu thịt với cuộc đời cuộc sống của mỗi con ng­ười, nhất là với những ai sinh ra và lớn lên ở nông thôn. Cho nên tiếng lòng của tác giả bộc ra  qua từng hình ảnh một cách tự nhiên và chân thành nhất.

Câu 2: Phân tích nét riêng của lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc trong bài thơ qua những hình tượng thơ độc đáo.

  • Nét riêng của lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc trong bài thơ qua những hình tượng thơ độc đáo:
  • Bài thơ mở đầu bằng nỗi nhớ quê da diết của ngư­ời li khách. Nh­ưng nó không được nói bằng những ngôn từ trực tiếp mà là bằng những hình ảnh dân dã quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Xa quê có ai không xúc động khi nghĩ về nong tằm, ruộng dâu, nghĩ về những ruộng lúa với những bông lúa mới trổ hoa h­ương đư­a thoang thoảng hay nghĩ về một bữa canh cua giản dị mà ngon ngọt đến khó phai.
  • Tình yêu quê hương của tác giả không chỉ biểu hiện qua nỗi nhớ mà còn thể hiện qua cái khát khao được quay về. Sống sung s­ướng nơi đất khách, mà vẫn luôn nhớ đến quê hương (vùng quê tuy nghèo như­ng không bao giờ thiếu tình yêu thương, lòng vị tha nhân hậu và sự chân tình). Sự độc đáo của bài thơ chính là ở chỗ, những tình cảm lớn lao (lòng yêu nư­ớc, niềm tự hào dân tộc) lại được thể hiện bằng những hình ảnh thơ giản dị, chân thực, mộc mạc và rất đỗi đời th­ường.

3. Soạn bài Hứng trở về chương trình nâng cao

Câu 1: Các chi tiết ở câu thơ 1 – 2 gợi nhớ hương vị gì khiến người đi xa nóng lòng muốn trở về ngay? Điều ấy nói lên tình cảm của tác giả đối với quê hương như thế nào?

  • Các chi tiết ở hai câu thơ đầu gợi nhớ đến những hình ảnh, hương vị quen thuộc của cây dâu già đang rụng lá, nong tằm vừa chín, bông lúa vừa trổ với hương thơm thoang thoảng cùng với những con cua đang béo tốt.
  • Thông qua những chi tiết ấy ta thấy được tác giả là một người gắn bó máu thịt với vùng quê nông thôn. Dù cho giờ đây ở nơi đất khách có vui tươi, sung sướng thì vẫn không bằng được về nhà, về quê hương đã nuôi lớn mình.

Câu 2: Các cụm từ “nghe nói”, “nghèo vẫn tốt”; “tuy vui / chẳng bằng về” trong hai câu cuối đã thể hiện được thái độ, sự lựa chọn như thế nào của nhà thơ? Cách diễn đạt ở câu 3 và 4 có gì khác nhau.

  • Cách nói tế nhị ngầm so sánh hai sự việc.
  • Cách diễn đạt ở hai câu đêu là sự so sánh song có sự khác nhau:
    • Câu 3: thể hiện cuộc sống an bần nhưng vẫn vui, vẫn tốt.
    • Câu 4: so sánh cuộc sống vui vẻ về tinh thần với cái thú ở nhà
  • Và nhà thơ đã lựa chọn sự thanh đạm của quê nhà.

4. Một số bài văn mẫu về bài thơ Hứng trở về

Hứng trở về (Quy hứng) được Nguyễn Trung Ngạn sáng tác khi đi sứ nhà Nguyên. Bài thơ là những tình cảm nhớ quê và mong muốn được trở về ngay với cảnh nghèo mà chứa chan tình người. Để cảm nhận được những cảm xúc này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu sau:

 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON