YOMEDIA
NONE

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 51 - Ngữ văn 10 Tập 1 Cánh Diều

Cách sắp xếp các từ ngữ trong câu thích hợp sẽ tạo nên sự logic, mạch lạc về nội dung. HOC247 mời các em cùng tham khảo bài soạn Thực hành tiếng Việt trang 51 thuộc sách Cánh Diều dưới đây để nhận biết và sửa một số lỗi về trật tự từ thường gặp, từ đó tự tin hơn trong việc giải bài tập và viết văn của mình. Chúc các em có nhiều kiến thức thật bổ ích!

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Trật tự từ

- Trật tự từ được hiểu là thứ tự sắp xếp của từ ngữ trong câu.

- Việc sắp xếp các từ ngữ trong câu phải tuân theo quy tắc cấu tạo cụm từ, cấu tạo câu.

- Mục đích nhằm thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hoạt động, đặc điểm; nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng; liên kết cấu với những câu khác trong văn bản.

1.2. Một số lỗi thường gặp về trật tự từ

1.2.1. Sắp xếp từ ngữ không phù hợp với quy tắc cấu tạo cụm từ, cấu tạo câu

Ví dụ: “Lớp em rất có nhiều bạn không những học giỏi mà còn chơi thể thao giỏi.”

- Câu này mắc lỗi sắp xếp các yếu tố trong cụm từ không phù hợp khi từ “rất” được đặt ngay trước động từ “có”. “Rất” là phó từ, dùng trước tính từ, biểu thị ý nghĩa mức độ cao trên hẳn mức bình thường.

- Sửa lại bằng cách để “rất” trước tính từ “nhiều”: “Lớp em có rất nhiều bạn không những học giỏi mà còn chơi thể thao giỏi.”

1.2.2. Sắp xếp từ ngữ không phù hợp với yêu cầu diễn đạt

Ví dụ: “Liên hoan phim quốc tế Bu-san 2021 ở Việt Nam không được giới thiệu một cách rộng rãi.”

- Câu này sắp xếp vị trí trạng ngữ không phù hợp, gây hiểu lầm là Liên hoan phim quốc tế Bu-san 2021 diễn ra ở Việt Nam.

- Sửa lại bằng cách đưa trạng ngữ “ở Việt Nam” lên đầu câu: “Ở Việt Nam, Liên hoan phim quốc tế Bu-san 2021 không được giới thiệu một cách rộng rãi.”

2. Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 51 - Ngữ văn 10 tập 1 Cánh Diều

Câu 1: Trật tự từ trong mỗi cặp câu dưới đây thể hiện những khác biệt về nghĩa như thế nào?

a1) Mồng 8 tháng Ba là ngày phụ nữ Quốc tế.

a2) Mồng 8 tháng Ba là ngày Quốc tế phụ nữ.

b1) Đỗ Phủ là nhà thơ Trung Quốc nổi tiếng.

b2) Đỗ Phủ là nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc.

c1) Bài thơ đã nói lên sự cảm thông sâu sắc với những người lính của ông.

c2) Bài thơ đã nói lên sự cảm thông sâu sắc của ông với những người lính.

Trả lời:

Câu a1 biểu thị ngày Quốc tế phụ nữ bình thường như những ngày trong tuần còn câu a2 biểu thị đây là một ngày riêng biệt, khác với những ngày khác.

Câu b1 biểu thị Đỗ Phủ là một nhà thơ người Trung Quốc rất nổi tiếng, câu b2 biệu thị đây là nhà thơ nổi tiếng khắp Trung Quốc

Câu c1 có thể hiểu là những người lính của tác giả, còn câu c2 có thể hiểu là bài thơ nói lên sự cảm thông sâu sắc của tác giả củ tác giả.

Câu 2: Phân tích và sửa lỗi về trật tự từ trong các trường hợp sau:

a) Tự tình (bài 2) là một trong những bài thơ cất lên tiếng nói quyết liệt đấu tranh cho nữ quyền của Hồ Xuân Hương.

b) Câu cả mùa thu, Vịnh mùa thu, Uống rượu mùa thu là chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến nổi tiếng.

c) Đến năm 2000, phải thanh toán hết các trang thiết bị cũ kĩ, lạc hậu, phải đầu tư một số dụng cụ chuyên khoa cần thiết cho các trạm y tế xã như răng, mắt

d) Họ úp cái nón lên mặt, năm xuống ngủ một giấc cho đến chiều.

Trả lời: 

a) Tự tình (bài 2) là một trong những bài thơ cất lên tiếng nói đấu tranh quyết liệt cho nữ quyền của Hồ Xuân Hương.

b) Câu cả mùa thu, Vịnh mùa thu, Uống rượu mùa thu là chùm thơ thu nổi tiếng của  Nguyễn Khuyến.

c) Đến năm 2000, phải thanh toán hết các trang thiết bị cũ kĩ, lạc hậu, phải đầu tư một số dụng cụ chuyên khoa cần thiết như răng, mắt cho các trạm y tế xã.

d) Họ năm xuống, úp cái nón lên mặt ngủ một giấc cho đến chiều.

Câu 3: Trật tự từ trong các câu thơ Đường luật sau có gì khác trật tự từ thông thường? Phân tích tác dụng tu từ của hiện tượng đảo trật tự từ mà tác giả đã lựa chọn.

a)

Đêm khuya vắng vắng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.

(Hồ Xuân Hương)

b)

Lom khom dưới núi tiểu vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

(Bà Huyện Thanh Quan)

 c)

Lao xao chợ cá làng ngư phủ,

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương,

(Nguyễn Trãi)

d)

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông

(Trần Tế Xương)

Trả lời:

a. Đảo ngữ: trơ

Tác dụng: nhấn mạnh vào sự tủi hổ, cô đơn, lẻ loi của nhân vật trữ tình trước tình cảnh khốn đốn, bất hạnh của mình.

b. Đảo ngữ: lom khom

Tác dụng: nhấn mạnh sự nhỏ bé, thưa thớt của con người trước không gian núi rừng rộng lớn, hoang vu của Đèo Ngang.

c. Đảo cú pháp: lao xao chợ cá/ dắng dỏi cầm ve

Tác dụng: làm nổi bật sự tấp nập của con người bằng hoạt động của chợ cá cùng với âm thanh rộn rã của tiếng ve gợi lên khung cảnh của một cuộc sống thanh bình, ấm no và hạnh phúc.

d. Đảo ngữ: lặn lội, eo xèo

Tác dụng: nhấn mạnh sự vất vả, khó khăn và sự lam lũ vì con vì chồng của bà Tú – hình ảnh một người phụ nữ tần tảo, hiền lành hết lòng vì gia đình.

Câu 4: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) với câu chủ đề Mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến luôn mang một nỗi buồn man mác như chính nỗi niềm của tác gia về đất nước, từ thời cuộc. Giải thích cách sắp xếp trật tự từ ở một câu trong đoạn văn mà em đã viết.

Trả lời:

Đoạn văn tham khảo

Với tấm lòng của một con người được mệnh danh là Tam Nguyên Yên đổ, Nguyễn Khuyến đã làm quan mấy năm dưới triều Nguyễn nên ông đã có trong mình cái nhìn toàn cảnh về thời cuộc bấy giờ. Nào là thời buổi rối ren, nào là bách tính cực khổ, tất cả đều hiện ra trước mắt. Vì vậy, ngay cả khi đã về hưu, sống cuộc sống ẩn dật, an nhàn về thể chất nhưng tinh thần, tâm hồn ông vẫn mang nặng một nỗi lòng với quê hương, đất nước mà bốn bề chẳng yên. Ông buồn trước tình cảnh rối loạn của đất nước, thương cho nhân dân biết bao giờ mới có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nỗi niềm canh cánh đó thể hiện rõ tinh thần yêu nước, thương dân của một vị quan luôn hết lòng vì dân, vì triều đình.

Câu được gạch chân trên sử dụng biện pháp đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ, viết đúng phải là: Tất cả đều hiện ra trước mắt nào là thời buổi rối ren, nào là bách tính cực khổ.

Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm:

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu hỏi: So sánh tác dụng của những cách sắp xếp trật tự từ trong các bộ phận câu in đậm dưới đây:

a) Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người.

(Thép Mới, Cây tre Việt Nam)

b) Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, giữ làng, giữ nước. Tre hi sinh để bảo vệ con người.

c) Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, giữ nước. Tre hi sinh để bảo vệ con người.

Trả lời:

a. Cách sắp xếp này tạo âm hưởng ngân vang, du dương.

b. Cách sắp xếp này không tạo được dư âm cho câu văn

c. Cách sắp xếp này không tạo được nhạc tính cho đoạn văn.

4. Hỏi đáp về bài Thực hành tiếng Việt trang 51 Ngữ văn 10 tập 1 Cánh Diều

Khi có vấn đề khó hiểu về bài soạn này cần giải đáp, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON